Thi trắc nghiệm môn sinh

ngan trang

New member
Thi trắc nghiệm môn sinh




Bí quyết “nạp” kiến thức
Trước tiên, do đặc thù môn học và cách thi mới mà các bạn cần nắm bắt kiến thức cẩn thận, vừa bao quát vừa chi tiết. Đặc biệt, cần hiểu các cụm từ khái niệm sinh học và nhớ thật chính xác.

Để tránh nhầm lẫn giữa các khái niệm sinh học, bạn hãy dùng phương pháp “so sánh” để tìm hiểu sự khác nhau giữa các khái niệm.

Ví dụ như sự khác nhau giữa đột biến nhiễm sắc thể với đột biến Gen, so sánh giữa biến dị tổ hợp và đột biến. Hay nắm chắc chức năng “Bộ NST 2n” sẽ giúp bạn tìm ra bộ NST của 1 số loài sinh vật.

Các kỹ năng tính toán trong các dạng toán Sinh học các bạn cũng cần rèn luyện thường xuyên. Công thức tính toán cần hiểu và ứng dụng một cách chính xác.

Đặc biệt là đối với các dạng toán lai, do tính quy luật rất rõ nên không khó để các bạn có thể nắm được các phương pháp tính nhanh chóng tần suất hoán vị gen, xác định được quan hệ, các gen dự đoán tần số gen, số vòng xoắn của gen và số nucleotit…

Điều đó giúp các bạn giải quyết được các câu trắc nghiệm liên quan đến chủ đề này.

Phân loại kiến thức bằng việc lập cho mình một bản tóm tắt, bản sơ đồ cho từng vấn đề của bài học. Việc này sẽ giúp bạn ôn tập nhanh hơn, nắm bắt vấn đề tốt hơn cũng như hình dung được mối liên quan giữa các sự kiện, vấn đề. Tránh tình trạng học thuộc bài lơ mơ, không chính xác. Lập bản tóm tắt còn giúp bạn thông hiểu các kiến thức và giải thích được kiến thức đó. Mỗi lần giải thích được một vấn đề sẽ giúp bạn hiểu hết được ý nghĩa của khái niệm, hiện tượng quan trọng.

Ngoài việc phải học đầy đủ các kiến thức theo chương trình quy định, tránh nhất là việc học tủ, học vẹt, kiểu đoán mò. Hãy làm quen với các bài trắc nghiệm sinh vì như thế bạn không chỉ quen với hình thức này mà còn giúp bạn nắm chắc kiến thức mình đã học hơn.

Tuy nhiên, các bạn không nên xem câu hỏi trắc nghiệm là khuôn mẫu để căn cứ vào đó mà ôn tập.

3 “mẹo” khi làm bài

Khi làm bài thi trắc nghiệm có một phương pháp làm bài phổ biến là phương pháp “xoay vòng”, và trắc nghiệm môn sinh học cũng vậy, tuy nhiên, bạn nên chú ý đến 3 “mẹo nhỏ” hay chính là một số kỹ năng sau khi làm bài sinh học.

1. Bạn nên chú ý đến những câu có thông tin mang tính chủ đề, chủ điểm mà bạn được học. Lúc này nên vận dụng khả năng nhận xét thì sẽ có lợi thế hơn, vì những câu hỏi này thường đơn giản, và mang tính đo lường trí nhớ.

2. Đọc kỹ câu hỏi và liên hệ với kiến thức học được để giải thích hiện tượng đó. Giải thích chứng tỏ bạn hiểu rõ và không học vẹt. Có thể giải thích bằng ý nghĩa của khái niệm, hiện tượng quan trọng, hay mối liên hệ giữa những gì đã học và đã nhớ.

Ví dụ: Noãn cầu bình thường của một hạt kín có 12 nhiễm sắc thể (NST). Hợp tử chính ở noãn đã thụ tinh ở cây này là 28 NST. Bộ nhiễm sắc thể của bộ đó thuộc dạng đột biến nào? A: 2n+1; B: 2n+1+1; C: 2n+2; D: 2n +2+2.

Nếu liên hệ được hiện tượng thụ tinh kép, học sinh sẽ biết noãn cầu chứa n=12 NST để suy ra được 2n =24+4 thì nhận ra được đáp án đúng là D: 2n+2+2.

3. Tư duy vận dụng để giải quyết những vấn đề mới và giải thích, tình huống mới. Đây thường là những câu hỏi khó của bài thi, cần đòi hỏi độ tư duy tương xứng. Học sinh phải biết dự đoán có căn cứ hệ quả của việc áp dụng.

Đây chính là kỹ năng giải quyết vấn đề mà bạn cần ôn tập nhiều bằng việc làm bài tập thường xuyên.

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top