Thi tốt nghiệp THPT 2010: Những điểm lưu ý

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Sáng nay 11-4, Bộ GD-ĐT ban hành tài liệu hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2010, trong đó có nhiều điểm hướng dẫn cụ thể đối với thí sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi năm nay.

ImageView.aspx


Giờ ôn thi tốt nghiệp THPT môn văn của học sinh lớp 12A12 Trường THPT Mạc Đỉnh Chi (Q.6, TP.HCM).

Các học sinh này phải đăng ký dự thi trước 7-5 - Ảnh: Như Hùng Theo quy định của Bộ GD-ĐT, từ ngày 25-4, các trường phổ thông bắt đầu thu phiếu đăng ký dự thi, hồ sơ đăng ký dự thi và nhập dữ liệu của thí sinh theo lớp (đối với học sinh học lớp 12 năm nay) vào máy tính.

Không đăng ký ở trường khác

Ngày 7-5 là hạn chót để thí sinh đăng lý dự thi. Chậm nhất vào 10-5 các trường phổ thông phải hoàn tất công việc kiểm tra, rà soát, chỉnh sửa sai sót để bàn giao danh sách thí sinh cho sở GD-ĐT.

Thí sinh phải đăng ký dự thi tại nơi học lớp 12, không được đăng ký thi ở cơ sở giáo dục khác. Học sinh học lớp 12 năm học 2009- 2010 không được đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục thường xuyên.
Để thuận lợi cho thí sinh tự do trong việc hoàn tất điều kiện đăng lý dự thi, Bộ GD-ĐT hướng dẫn: Những thí sinh tự do bị xếp loại kém học lực lớp 12 phải đăng ký dự kỳ kiểm tra cuối năm tại trường THPT- nơi học lớp 12, hoặc đăng ký dự thi một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 để đủ điều kiện về học lực theo quy định.

Những thí sinh tự do không đủ điều kiện dự thi năm trước do nghỉ quá 45 buổi học nếu vẫn đủ điều kiện về học lực thì không cần xác nhận kiểm tra học lực. Thí sinh tự do không đủ điểu kiện dự thi năm trước do bị xếp loại yếu hạnh kiểm ở lớp 12 phải có xác nhận của chính quyền cấp xã (phường) về phẩm chất đạo đức và việc chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định về an ninh, trật tự của địa phương nơi cư trú.

Những thí sinh tự do của giáo dục THPT được phép đăng ký dự thi tốt nghiệp giáo dục thường xuyên năm nay, nhưng không được bảo lưu điểm thi như thí sinh tự do của hệ giáo dục thường xuyên.

Theo ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục thì các cơ sở tiếp nhận hồ sơ và thí sinh tự do cần phải nắm đầy đủ thông tin trên tránh trường hợp đáng tiếc như ở các kỳ thi trước, có những thí sinh tự do nhầm tưởng được bảo lưu điểm đã tự ý bỏ bớt một số môn thi trong số 6 môn thi quy định, ảnh hưởng đến kết quả thi.

Những điều cần ghi nhớ

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, thí sinh cần ghi nhớ: Chỉ mang vào phòng thi giấy nháp, bút mực, bút chỉ, compa, thước kẻ, máy tính (không chứa thẻ nhớ, không có chức năng soạn thảo văn bản), atlat Địa lý VN (trong môn thi Địa lý), thí sinh không mang vào phòng thi những vật dụng khác.

Những thí sinh mang điện thoại di động, máy có chức năng ghi âm vào phòng thi, dù trong tình trạng tắt hay mở đều sẽ bị xử lý kỷ luật ở mức cao nhất là đình chỉ thi. Bài thi tự luận chỉ được viết bằng một loại mực (không phải mực đỏ), ngoài phần điền các dữ liệu của thí sinh theo quy định và phần bài thi, thí sinh không được để lại dấu vết khác trên bài thi.

Riêng đối với các môn thi trắc nghiệm, Bộ GD-ĐT quy định: Đề thi nhận từ giám thị phải để dưới tờ phiếu trả lời trắc nghiệm, không được đọc, trước khi có sự cho phép của giám thi. Thí sinh phải kiểm tra đề thi để đảm bảo đủ số trang, số lượng câu trắc nghiệm, nội dung rõ ràng, không thiếu chữ, mất nét, các trang đều ghi cùng một mã đề thi.

Nếu phát hiện có sự bất thường ở đề thi, thí sinh phải thông báo ngay cho giám thị. Thí sinh cần nhớ ghi tên, số báo danh của mình vào vị trí tương ứng trong đề thi, ghi mã đề thi theo quy định.

Trên phiếu trả lời trắc nghiệm thí sinh chỉ được viết một thứ mực (không phải mực đỏ) vào 10 mục cần ghi và tô chì đen vào ô trả lời, không được tô bất kì ô nào trên phiếu bằng bút mực, bút bi. Ngoài ra, thí sinh không được viết gì thêm hoặc để lại dấu hiệu riêng trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Bài thi không chấp hành đúng quy định trên sẽ bị coi là phạm quy, không được chấm điểm.

Thí sinh lưu ý phải giữ phiếu trả lời trắc nghiệm phẳng, không được gập, làm nhàu, bẩn. Thí sinh làm xong bài phải ngồi yên tại chỗ, không được nộp bài khi chưa hết giờ làm bài. Khi có hiệu lệnh thu bài, thí sinh nộp bài theo hướng dẫn của giám thị và phải ký tên vào hai phiếu thu bài thi. Thí sinh chỉ rời chỗ khi giám thị đã kiểm đủ số phiếu trả lời trắc nghiệm của các phòng thi.

Phúc khảo: cần làm gì?

Những thí sinh có điểm bài thi thấp hơn điểm trung bình của môn học đó ở lớp 12 từ 1,0 điểm trở nên, nếu có nguyện vọng đều có quyền xin phúc khảo bài thi. Thí sinh muốn phúc khảo bài thi sẽ phải nộp đơn xin phúc khảo trong thời hạn 7 ngày, kể từ khi niêm yết công khai kết quả thi.
Thí sinh có thể xin phúc khảo bài thi của một môn hoặc của tất cả sáu môn thi. Sở GD-ĐT sở tại sẽ có trách nhiệm chuyển các bài thi trắc nghiệm xin phúc khảo đến hội đồi chấm phúc khảo của tỉnh mình và chuyển các bài thi tự luận xin phúc khảo đến hội đồng chấm phúc khảo của tỉnh đã chấm bài tự luận.


Theo TTO.

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top