Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Văn học dân gian là một mảng quan trọng trong nền văn học Việt . Nó là cơ sở, là tiền đề cho sự hình thành và phát triển của văn học viết. Nhiều nhà văn, nhà thơ đã để lại những tác phẩm bất hủ cho đời như Nguyễn Du, Nguyễn Bính,... chính là nhờ được tắm mình trong dòng suối dân gian ngọt ngào, vô tận. Đưa văn học dân gian vào chương trình giảng dạy trong nhà trường là một chủ trương đúng đắn, cần được ủng hộ. Tuy nhiên, việc soạn thảo tài liệu để giảng dạy (mà cụ thể ở đây là sách giáo khoa, giáo trình) cũng như việc điều phối chương trình đó như thế nào cho phù hợp để phát huy được hiệu quả thì đang có nhiều bất cập, lâu nay người ta đang phải bàn cãi và đưa ra nhiều mô hình thử nghiệm. Do vậy “đánh giá chương trình và kiến thức văn học dân gian trong sách giáo khoa phổ thông và trong giáo trình đại học” là một việc làm cần thiết, có tính thời sự cập nhật. Đây là một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, do Viện Nghiên cứu văn hoá chủ trì, được tiến hành trong 18 tháng (từ tháng 7 năm 2004 đến 31 tháng 12 năm 2005).
Công trình tập thể này do GS.TS. Nguyễn Xuân Kính làm chủ nhiệm, các tác giả khác là: PGS.TS. Nguyễn Xuân Đức (Ban Tư tưởng – Văn hoá trung ương); PGS.TS. Nguyễn Bích Hà; ThS. Nguyễn Việt Hùng (đều công tác ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) và cử nhân Vũ Quang Dũng (Viện Nghiên cứu văn hoá).
Ngoài lời nói đầu, nhận xét chung và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, công trình gồm sáu chương như sau:
Chương I: Chương trình và nội dung phần văn học dân gian trong sách giáo khoa dùng trong trường trung học cơ sở
Chương II: Chương trình và nội dung phần văn học dân gian trong sách giáo khoa dùng trong trường trung học phổ thông.
Chương III: Về bốn tác phẩm văn học dân gian được dạy và học trong trường trung học thu hút nhiều sự chú ý.
Chương IV: Giáo trình đại học về văn học dân gian
Chương V: Sáu vấn đề lí luận về văn học dân gian cần thảo luận
Chương VI:Về việc đánh giá các khuynh hướng, các tác giả sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian.
Chương I bàn về chương trình và nội dung phần văn học dân gian giảng dạy trong các trường trung học cơ sở. ở chương này, ThS. Nguyễn Việt Hùng đề cập đến ba vấn đề chính là nhận xét về chương trình, nhận xét về nội dung, khảo sát thực trạng của việc dạy và học văn học dân gian ở trường trung học cơ sở trong thời gian qua. Qua việc phân tích, so sánh cấu trúc và phân phối chương trình, tác giả cho rằng: Tuy còn có những bất cập, nhưng chương trình mới đã chú ý đến văn học dân gian nhiều hơn, vị trí của văn học dân gian trong nhà trường ngày càng được khẳng định.
Về kiến thức văn học dân gian được thể hiện trong sách giáo khoa thì tác giả có nhiều băn khoăn. Bên cạnh những cái được, còn có nhiều cái chưa được (thậm chí là giảm sút so với sách giáo khoa cũ) cụ thể là ở việc chọn lựa văn bản, việc nêu xuất xứ của văn bản và việc trình bày các khái niệm về thể loại.
Về thực trạng của việc học và dạy văn học dân gian trong các trường trung học cơ sở đã được tác giả khảo sát khá kĩ trên địa bàn sáu tỉnh là Nam Định, Hà Tây, Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Yên với rất nhiều câu hỏi, nhiều gợi ý thiết thực để sau đó lập bảng thống kê so sánh và rút ra những nhận xét giàu tính thực tiễn. Hầu như ở trường nào cũng vậy, việc học văn học dân gian là cần thiết nhưng còn nhiều chuyện phải bàn.
- Chương II bàn về chương trình và nội dung phần văn học dân gian trong sách giáo khoa dùng trong trường trung học phổ thông. Cách triển khai nghiên cứu của tác giả chương này cũng có phần tương tự như phương pháp của tác giả chương I, chỉ khác là ở đây học sinh lớn tuổi hơn nên chương trình cũng như kiến thức văn học dân gian đưa vào giảng dạy phải phù hợp với nhận thức của các em mới có hiệu quả. Do đó cần phải có sự điều chỉnh nhất định. Về chương trình, theo PGS.TS. Nguyễn Bích Hà, bên cạnh những ưu điểm như nội dung giảng dạy phong phú hơn, học sinh được học cả văn học dân gian các dân tộc ít người...; lại vẫn có những sự bất hợp lí về sự nặng nề, quá tải của chương trình so với thời lượng cho phép và chưa chú ý đúng mức đến việc giảng dạy tác phẩm văn chương, bồi dưỡng năng lực cảm thụ của học sinh.
Về nội dung kiến thức, tác giả cho rằng: Tuy sách giáo khoa mới đã được nâng lên một bậc rõ rệt không những ở việc tuyển chọn bài học có giá trị mà còn cung cấp những kiến thức khoa học hiện đại, có định hướng rõ ràng. Tuy nhiên vẫn chưa có sự ổn định do chúng ta chưa có những kế hoạch dài hơi mang tầm chiến lược để xây dựng khung chương trình với những đơn vị kiến thức vừa đủ, vừa cập nhật, vừa ích dụng cho học sinh. Kiến thức văn học dân gian ở bậc trung học phổ thông chưa liên thông chặt chẽ với kiến thức văn học dân gian đã học ở cấp trung học cơ sở nên không có sự kế thừa lẫn nhau và thiếu tính đồng bộ.
Về mục thực trạng, tác giả cũng khảo sát điều tra trên bảy tỉnh, thành phố và có những nhận xét đáng tin cậy về những lúng túng, bất cập của việc giảng dạy và học tập văn học dân gian trong các trường Phổ thông trung học. Tác giả cũng rất công phu trong việc lập bảng biểu để so sánh, đối chiếu để từ đó rút ra những nhận xét có sức thuyết phục.
Chương III do GS. Nguyễn Xuân Kính và PGS. Nguyễn Xuân Đức chấp bút. Chương này tập trung bàn về bốn tác phẩm văn học dân gian được dạy và học trong trường trung học, đã và đang thu hút được nhiều sự chú ý của dư luận. Đó là truyện “Sơn Tinh - Thuỷ Tinh”, truyện “Chử Đồng Tử”, lời ca dao “Trèo lên cây bưởi hái hoa...” và lời ca dao “Hôm qua tát nước bên đình...”.
Chương IV viết về giáo trình đại học về văn học dân gian. ở chương này GS. Nguyễn Xuân Kính đã đề cập đến ba mục. Mục thứ nhất là giới thiệu các giáo trình đại học về văn học dân gian đã có ở nước ta. Mục thứ hai nhận xét về các giáo trình. Tác giả đã nêu lên những ưu điểm và những hạn chế của các giáo trình văn học dân gian ở bậc đại học một cách khá thận trọng.
Mục thời lượng và chương trình văn học dân gian ở đại học đã cung cấp nhiều thông tin cần thiết cho người đọc để có được một cái nhìn tổng thể.
Chương V thảo luận sáu vấn đề lí luận về văn học dân gian. Theo GS. Nguyễn Xuân Kính, trong lí luận về văn học dân gian có sáu vấn đề cần thảo luận để hiểu đúng hơn về văn học dân gian.
+ Vấn đề thứ nhất là tác giả của văn học dân gian.
+ Vấn đề thứ hai là mối quan hệ giữa thời gian được phản ánh và thời gian ra đời của tác phẩm.
+ Vấn đề thứ ba là tính nguyên hợp của văn học dân gian.
+ Vấn đề thứ tư là tính dị bản trong văn học dân gian
+ Vấn đề thứ năm là phân loại văn học dân gian.
+ Vấn đề thứ sáu là thuộc tính dân gian. GS. Nguyễn Xuân Kính không đồng tình với GS. Đặng Nghiêm Vạn khi GS. Vạn cho rằng dân gian là những cái gì còn thấp kém, khi GS. Vạn đưa sử thi vào văn học viết trong bộ Tổng tập Văn học Việt .
Chương VI bàn về việc đánh giá các khuynh hướng, các tác giả sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian. Tác giả Nguyễn Xuân Kính không chia sẻ với PGS. Đỗ Bình Trị về việc đánh giá các công trình của các tác giả khác; chưa đồng tình với những nhận xét của GS. Đinh Gia Khánh và PGS. Đỗ Bình Trị về Trương Tửu cũng như cuốn Kinh thi Việt . ở chương này, người đọc cũng bắt gặp một cách nhìn mới về trường hợp Phạm Quỳnh.
Những kiến nghị sau đã được các tác giả công trình Đánh giá chương trình và kiến thức văn học dân gian trong sách giáo khoa trung học và giáo trình đại học trình bày như một lời vĩ thanh:
1. Việc chấn hưng giáo dục là cả một hệ vấn đề, bao gồm vấn đề trình độ và phẩm chất của người thầy, vấn đề cơ sở vật chất của nhà trường, vấn đề chương trình sách giáo khoa,... Trong phạm vi chương trình và sách giáo khoa, giáo trình đại học về văn học dân gian, việc đánh giá, nhận xét cần căn cứ trên nhiều cơ sở: sự phản ánh của phụ huynh và học sinh, ý kiến phản hồi của sinh viên, kết quả so sánh với chương trình, sách giáo khoa của nước láng giềng và các nước tiên tiến. Khi bàn về bộ phận văn học dân gian, chúng ta không được tách nó ra khỏi tổng thể văn học dân tộc và không được đặt nó ra ngoài tổng thể chương trình giáo dục.
2. Chương trình sách giáo khoa phải đảm bảo tính liên thông giữa các cấp trong trường trung học, giữa giáo dục trung học và đào tạo đại học. Trong việc tham gia biên soạn chương trình cần có các chuyên gia chuyên ngành. Trong việc biên soạn sách giáo khoa, lúc đầu có thể tranh thủ sự đóng góp của nhiều tác giả, nhưng đến khi chấp bút lần cuối, mỗi tập sách chỉ nên có hai, ba vị. Như vậy sẽ đảm bảo tính thống nhất về văn phong trong một cuốn sách. Chương trình và sách giáo khoa phải được tham gia thẩm định, phản biện hoặc là của một tổ chức như các Hội chuyên ngành, hoặc là của một hội đồng thẩm định mà Hội đồng này không chỉ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập. Có như vậy mới đảm bảo tính khách quan, khoa học, tránh tình trạng vừa đá bóng, vừa thổi còi.
3. Việc luôn luôn thay đổi chương trình sách giáo khoa đã vượt khỏi thiện ý của Bộ Giáo dục và đào tạo, thiện ý muốn nâng cao chất lượng giáo dục. Việc làm đó gây khó khăn cho giáo viên và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng dạy và học môn văn, trong đó có phần văn học dân gian. Trước mắt, cần bình tĩnh xem xét, thẩm định một cách khách quan, khoa học đối với chương trình và sách giáo khoa. Sau khi đã đánh giá đúng những cái đã có và đang có, lúc đó sẽ quyết định sát đúng hơn.
4. Ở bậc đại học, việc xem xét số tiết dành cho môn văn học dân gian cần được đặt trong tổng thể chương trình, với cái nhìn khoa học, không quá đề cao và cũng không xem nhẹ văn học dân gian trong tổng thể nền văn học dân tộc. Một số vấn đề, tri thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong giáo trình đại học cần được bổ sung, điều chỉnh kịp thời. Thư viện nhà trường cần có đủ số lượng các bản giáo trình, sách tham khảo, cần đảm bảo đủ chỗ đọc sách với những phương tiện cần thiết tối thiểu để sinh viên đại học tự học ngày một tốt hơn.
TS. Lê Văn Kỳ (Viện Nghiên cứu văn hoá)
(Tạp chí Văn hoá dân gian, số 1(103) năm 2006)
Nguồn : Viện nghiên cứu Văn hóa Việt Nam.
Công trình tập thể này do GS.TS. Nguyễn Xuân Kính làm chủ nhiệm, các tác giả khác là: PGS.TS. Nguyễn Xuân Đức (Ban Tư tưởng – Văn hoá trung ương); PGS.TS. Nguyễn Bích Hà; ThS. Nguyễn Việt Hùng (đều công tác ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) và cử nhân Vũ Quang Dũng (Viện Nghiên cứu văn hoá).
Ngoài lời nói đầu, nhận xét chung và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, công trình gồm sáu chương như sau:
Chương I: Chương trình và nội dung phần văn học dân gian trong sách giáo khoa dùng trong trường trung học cơ sở
Chương II: Chương trình và nội dung phần văn học dân gian trong sách giáo khoa dùng trong trường trung học phổ thông.
Chương III: Về bốn tác phẩm văn học dân gian được dạy và học trong trường trung học thu hút nhiều sự chú ý.
Chương IV: Giáo trình đại học về văn học dân gian
Chương V: Sáu vấn đề lí luận về văn học dân gian cần thảo luận
Chương VI:Về việc đánh giá các khuynh hướng, các tác giả sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian.
Chương I bàn về chương trình và nội dung phần văn học dân gian giảng dạy trong các trường trung học cơ sở. ở chương này, ThS. Nguyễn Việt Hùng đề cập đến ba vấn đề chính là nhận xét về chương trình, nhận xét về nội dung, khảo sát thực trạng của việc dạy và học văn học dân gian ở trường trung học cơ sở trong thời gian qua. Qua việc phân tích, so sánh cấu trúc và phân phối chương trình, tác giả cho rằng: Tuy còn có những bất cập, nhưng chương trình mới đã chú ý đến văn học dân gian nhiều hơn, vị trí của văn học dân gian trong nhà trường ngày càng được khẳng định.
Về kiến thức văn học dân gian được thể hiện trong sách giáo khoa thì tác giả có nhiều băn khoăn. Bên cạnh những cái được, còn có nhiều cái chưa được (thậm chí là giảm sút so với sách giáo khoa cũ) cụ thể là ở việc chọn lựa văn bản, việc nêu xuất xứ của văn bản và việc trình bày các khái niệm về thể loại.
Về thực trạng của việc học và dạy văn học dân gian trong các trường trung học cơ sở đã được tác giả khảo sát khá kĩ trên địa bàn sáu tỉnh là Nam Định, Hà Tây, Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Yên với rất nhiều câu hỏi, nhiều gợi ý thiết thực để sau đó lập bảng thống kê so sánh và rút ra những nhận xét giàu tính thực tiễn. Hầu như ở trường nào cũng vậy, việc học văn học dân gian là cần thiết nhưng còn nhiều chuyện phải bàn.
- Chương II bàn về chương trình và nội dung phần văn học dân gian trong sách giáo khoa dùng trong trường trung học phổ thông. Cách triển khai nghiên cứu của tác giả chương này cũng có phần tương tự như phương pháp của tác giả chương I, chỉ khác là ở đây học sinh lớn tuổi hơn nên chương trình cũng như kiến thức văn học dân gian đưa vào giảng dạy phải phù hợp với nhận thức của các em mới có hiệu quả. Do đó cần phải có sự điều chỉnh nhất định. Về chương trình, theo PGS.TS. Nguyễn Bích Hà, bên cạnh những ưu điểm như nội dung giảng dạy phong phú hơn, học sinh được học cả văn học dân gian các dân tộc ít người...; lại vẫn có những sự bất hợp lí về sự nặng nề, quá tải của chương trình so với thời lượng cho phép và chưa chú ý đúng mức đến việc giảng dạy tác phẩm văn chương, bồi dưỡng năng lực cảm thụ của học sinh.
Về nội dung kiến thức, tác giả cho rằng: Tuy sách giáo khoa mới đã được nâng lên một bậc rõ rệt không những ở việc tuyển chọn bài học có giá trị mà còn cung cấp những kiến thức khoa học hiện đại, có định hướng rõ ràng. Tuy nhiên vẫn chưa có sự ổn định do chúng ta chưa có những kế hoạch dài hơi mang tầm chiến lược để xây dựng khung chương trình với những đơn vị kiến thức vừa đủ, vừa cập nhật, vừa ích dụng cho học sinh. Kiến thức văn học dân gian ở bậc trung học phổ thông chưa liên thông chặt chẽ với kiến thức văn học dân gian đã học ở cấp trung học cơ sở nên không có sự kế thừa lẫn nhau và thiếu tính đồng bộ.
Về mục thực trạng, tác giả cũng khảo sát điều tra trên bảy tỉnh, thành phố và có những nhận xét đáng tin cậy về những lúng túng, bất cập của việc giảng dạy và học tập văn học dân gian trong các trường Phổ thông trung học. Tác giả cũng rất công phu trong việc lập bảng biểu để so sánh, đối chiếu để từ đó rút ra những nhận xét có sức thuyết phục.
Chương III do GS. Nguyễn Xuân Kính và PGS. Nguyễn Xuân Đức chấp bút. Chương này tập trung bàn về bốn tác phẩm văn học dân gian được dạy và học trong trường trung học, đã và đang thu hút được nhiều sự chú ý của dư luận. Đó là truyện “Sơn Tinh - Thuỷ Tinh”, truyện “Chử Đồng Tử”, lời ca dao “Trèo lên cây bưởi hái hoa...” và lời ca dao “Hôm qua tát nước bên đình...”.
Chương IV viết về giáo trình đại học về văn học dân gian. ở chương này GS. Nguyễn Xuân Kính đã đề cập đến ba mục. Mục thứ nhất là giới thiệu các giáo trình đại học về văn học dân gian đã có ở nước ta. Mục thứ hai nhận xét về các giáo trình. Tác giả đã nêu lên những ưu điểm và những hạn chế của các giáo trình văn học dân gian ở bậc đại học một cách khá thận trọng.
Mục thời lượng và chương trình văn học dân gian ở đại học đã cung cấp nhiều thông tin cần thiết cho người đọc để có được một cái nhìn tổng thể.
Chương V thảo luận sáu vấn đề lí luận về văn học dân gian. Theo GS. Nguyễn Xuân Kính, trong lí luận về văn học dân gian có sáu vấn đề cần thảo luận để hiểu đúng hơn về văn học dân gian.
+ Vấn đề thứ nhất là tác giả của văn học dân gian.
+ Vấn đề thứ hai là mối quan hệ giữa thời gian được phản ánh và thời gian ra đời của tác phẩm.
+ Vấn đề thứ ba là tính nguyên hợp của văn học dân gian.
+ Vấn đề thứ tư là tính dị bản trong văn học dân gian
+ Vấn đề thứ năm là phân loại văn học dân gian.
+ Vấn đề thứ sáu là thuộc tính dân gian. GS. Nguyễn Xuân Kính không đồng tình với GS. Đặng Nghiêm Vạn khi GS. Vạn cho rằng dân gian là những cái gì còn thấp kém, khi GS. Vạn đưa sử thi vào văn học viết trong bộ Tổng tập Văn học Việt .
Chương VI bàn về việc đánh giá các khuynh hướng, các tác giả sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian. Tác giả Nguyễn Xuân Kính không chia sẻ với PGS. Đỗ Bình Trị về việc đánh giá các công trình của các tác giả khác; chưa đồng tình với những nhận xét của GS. Đinh Gia Khánh và PGS. Đỗ Bình Trị về Trương Tửu cũng như cuốn Kinh thi Việt . ở chương này, người đọc cũng bắt gặp một cách nhìn mới về trường hợp Phạm Quỳnh.
Những kiến nghị sau đã được các tác giả công trình Đánh giá chương trình và kiến thức văn học dân gian trong sách giáo khoa trung học và giáo trình đại học trình bày như một lời vĩ thanh:
1. Việc chấn hưng giáo dục là cả một hệ vấn đề, bao gồm vấn đề trình độ và phẩm chất của người thầy, vấn đề cơ sở vật chất của nhà trường, vấn đề chương trình sách giáo khoa,... Trong phạm vi chương trình và sách giáo khoa, giáo trình đại học về văn học dân gian, việc đánh giá, nhận xét cần căn cứ trên nhiều cơ sở: sự phản ánh của phụ huynh và học sinh, ý kiến phản hồi của sinh viên, kết quả so sánh với chương trình, sách giáo khoa của nước láng giềng và các nước tiên tiến. Khi bàn về bộ phận văn học dân gian, chúng ta không được tách nó ra khỏi tổng thể văn học dân tộc và không được đặt nó ra ngoài tổng thể chương trình giáo dục.
2. Chương trình sách giáo khoa phải đảm bảo tính liên thông giữa các cấp trong trường trung học, giữa giáo dục trung học và đào tạo đại học. Trong việc tham gia biên soạn chương trình cần có các chuyên gia chuyên ngành. Trong việc biên soạn sách giáo khoa, lúc đầu có thể tranh thủ sự đóng góp của nhiều tác giả, nhưng đến khi chấp bút lần cuối, mỗi tập sách chỉ nên có hai, ba vị. Như vậy sẽ đảm bảo tính thống nhất về văn phong trong một cuốn sách. Chương trình và sách giáo khoa phải được tham gia thẩm định, phản biện hoặc là của một tổ chức như các Hội chuyên ngành, hoặc là của một hội đồng thẩm định mà Hội đồng này không chỉ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập. Có như vậy mới đảm bảo tính khách quan, khoa học, tránh tình trạng vừa đá bóng, vừa thổi còi.
3. Việc luôn luôn thay đổi chương trình sách giáo khoa đã vượt khỏi thiện ý của Bộ Giáo dục và đào tạo, thiện ý muốn nâng cao chất lượng giáo dục. Việc làm đó gây khó khăn cho giáo viên và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng dạy và học môn văn, trong đó có phần văn học dân gian. Trước mắt, cần bình tĩnh xem xét, thẩm định một cách khách quan, khoa học đối với chương trình và sách giáo khoa. Sau khi đã đánh giá đúng những cái đã có và đang có, lúc đó sẽ quyết định sát đúng hơn.
4. Ở bậc đại học, việc xem xét số tiết dành cho môn văn học dân gian cần được đặt trong tổng thể chương trình, với cái nhìn khoa học, không quá đề cao và cũng không xem nhẹ văn học dân gian trong tổng thể nền văn học dân tộc. Một số vấn đề, tri thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong giáo trình đại học cần được bổ sung, điều chỉnh kịp thời. Thư viện nhà trường cần có đủ số lượng các bản giáo trình, sách tham khảo, cần đảm bảo đủ chỗ đọc sách với những phương tiện cần thiết tối thiểu để sinh viên đại học tự học ngày một tốt hơn.
TS. Lê Văn Kỳ (Viện Nghiên cứu văn hoá)
(Tạp chí Văn hoá dân gian, số 1(103) năm 2006)
Nguồn : Viện nghiên cứu Văn hóa Việt Nam.