TT - Tự dưng con thèm gọi tiếng ba, nhất là khi sắp tới Ngày của cha. Con biết dẫu ba có thế nào thì ba cũng có trong con, bắt đầu từ tế bào đầu tiên cho con được có hình hài.
Ba ạ, từ lâu con cứ thầm ước mong ba sẽ trở lại ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên chân đèo Le (Quế Sơn, Quảng Nam), nơi ba từng đến, ở đó rồi đi. Đến để thấy hình ảnh hai mẹ con con vật lộn với tiếng đời, với những khó khăn của cuộc sống. Nhất là hồi con học cấp I, đọc truyện cổ tích rồi con mơ mình được Bụt cho một điều ước, con sẽ ước ba quay về. Rồi đến khi học cấp II, mấy đứa bạn được ba đưa đi học trong những khi nước lũ, mùa mưa con lại khao khát được ngồi sau lưng một người là ba, ôm chặt lưng ba để vững tin bước qua không chỉ gió mưa của trời mà còn là của đời. Những ước mơ bé dại ấy cứ đến và đi trong chờ mong, rồi con quên mất...
Cho đến khi con thi đậu đại học. Mẹ bệnh, nhà không có một đồng để nhập học. Thế là con lại ước, một ước mơ cháy bỏng rằng: ba xuất hiện và đưa cho con một số tiền đủ để con đóng học phí, đi học xa nhà. Nhưng rồi ba vẫn không đến, con lại học chấp nhận không có ba để một mình bươn chải, tự làm, tự học nơi Sài thành. Có lúc con tưởng như mình nghỉ ngang giữa chừng, lúc đó con lại nhớ tới ba, một bóng hình mờ nhạt, xa xăm trong tưởng tượng, rằng “ba con làm công trình, dáng người thấp, con giống ba lắm, ba con đàn hay...”.
Con ra trường và đi làm, quên mất khái niệm ba còn sống, bởi nếu sống thì lẽ nào ba không nhớ tới con, đứa con lạc loài giữa những ngã rẽ cuộc đời ba đã đi qua?
Bỗng một ngày tháng năm, con nhận được cuộc điện thoại, đầu dây bên kia những giọng nói xa lạ, nhận là bác Ba, cô Chín, chú Út - những người-thân-của-con. Bỗng dưng ba xuất hiện, cùng hàng chục mối quan hệ mà lần đầu con có. Rồi thì con cũng đối mặt với sự thật này, con vẫn còn thèm gọi tiếng ba, trực diện gọi và nhìn kỹ mặt ba - người đã sinh ra mình, nhưng thực lòng con cần phải thích nghi, ba à... Hãy cho con thời gian!
Sưu tầm
Ba ạ, từ lâu con cứ thầm ước mong ba sẽ trở lại ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên chân đèo Le (Quế Sơn, Quảng Nam), nơi ba từng đến, ở đó rồi đi. Đến để thấy hình ảnh hai mẹ con con vật lộn với tiếng đời, với những khó khăn của cuộc sống. Nhất là hồi con học cấp I, đọc truyện cổ tích rồi con mơ mình được Bụt cho một điều ước, con sẽ ước ba quay về. Rồi đến khi học cấp II, mấy đứa bạn được ba đưa đi học trong những khi nước lũ, mùa mưa con lại khao khát được ngồi sau lưng một người là ba, ôm chặt lưng ba để vững tin bước qua không chỉ gió mưa của trời mà còn là của đời. Những ước mơ bé dại ấy cứ đến và đi trong chờ mong, rồi con quên mất...
Cho đến khi con thi đậu đại học. Mẹ bệnh, nhà không có một đồng để nhập học. Thế là con lại ước, một ước mơ cháy bỏng rằng: ba xuất hiện và đưa cho con một số tiền đủ để con đóng học phí, đi học xa nhà. Nhưng rồi ba vẫn không đến, con lại học chấp nhận không có ba để một mình bươn chải, tự làm, tự học nơi Sài thành. Có lúc con tưởng như mình nghỉ ngang giữa chừng, lúc đó con lại nhớ tới ba, một bóng hình mờ nhạt, xa xăm trong tưởng tượng, rằng “ba con làm công trình, dáng người thấp, con giống ba lắm, ba con đàn hay...”.
Con ra trường và đi làm, quên mất khái niệm ba còn sống, bởi nếu sống thì lẽ nào ba không nhớ tới con, đứa con lạc loài giữa những ngã rẽ cuộc đời ba đã đi qua?
Bỗng một ngày tháng năm, con nhận được cuộc điện thoại, đầu dây bên kia những giọng nói xa lạ, nhận là bác Ba, cô Chín, chú Út - những người-thân-của-con. Bỗng dưng ba xuất hiện, cùng hàng chục mối quan hệ mà lần đầu con có. Rồi thì con cũng đối mặt với sự thật này, con vẫn còn thèm gọi tiếng ba, trực diện gọi và nhìn kỹ mặt ba - người đã sinh ra mình, nhưng thực lòng con cần phải thích nghi, ba à... Hãy cho con thời gian!
Sưu tầm