Thảo luận Thế nào là bán hàng?

Chien Tong

New member
Xu
33
Hỏi một trăm người bán hàng trong công ty, " bán hàng là gì?" bạn sẽ có cơ hội nghe hàng trăm các định nghĩa khác nhau :" Bán hàng là giải quyết vấn đề" ... hoặc " bán hàng là đáp ứng nhu cầu của con người" hoặc các định nghĩa mang tính lý thuyết hơn như " bán hàng bao hàm cả việc truyền đạt thông tin có sức thuyết phục để đàm phán những hợp đồng 2 bên cùng có lợi" etc...

phuong_thuc_thanh_toan.jpg

Bán hàng 3.0 hiện đại

Việc thiếu tính nhất quán này đã gây ra nhiều phiền hà vì những gì ta nghĩ thường quyết địn đến cách ta làm. Khi không có định nghĩa duy nhất về Bán Hàng, thì người bán hàng sẽ làm việc theo những cách khác nhau theo định nghĩa của mình. Điều đó sẽ không tốt cho đội ngũ bán hàng và chắc chắn sẽ không tốt cho cả công ty.
Người bán hàng tin rằng nếu muốn bán được hàng thì họ cần phải thúc ép( mà hầu hết chúng ta lại ko muốn bị ai thúc ép).

Họ nghĩ rằng phải gây áp lực hay lôi kéo bằng cách nào đó. Hầu hết chúng ta ai cũng muốn tránh bị dính líu. Thật thú vị, để trở thành công trong lĩnh vực bán hàng bạn không cần phải trở thành con người mà bạn không muốn trở thành, nhưng bạn rất cần có niềm đam mê, sự tận tâm và tính hiếu kì. Thật là dễ dàng có được những thứ đó nếu bạn định nghĩa đúng bán hàng và những kim chỉ nam đó là điều hướng cho cách ứng xử của bạn.

Bạn thì sao?
 
Bán hàng giáo huấn là như thế nào ạ, em thấy nhiều người nói nhưng không hiểu lắm
Giáo huấn ở đây không phải là dạy dỗ ai về bất cứ điều gì mà bạn dùng những cách tự nhiên nhất để dẫn dụ vào tiềm thức những giá trị cốt lõi của thương hiệu bạn, giống như việc chiếc IPhone dầu tiên ra đời, chẳng ai biết sự tồn tại của một loại đt có tính năng như thế , trước khi đc giới thiệu, trải nghiệm sử dụng để biết được tính năng công dụng của chúng.

Thứ hai thực sự tìm ra cái họ cần và giúp họ có đc những thứ ấy - nói thì dễ hơn làm. Nên nhớ rằng người ta mua thứ người ta thích chứ không nhất thiết phải là thứ mà người ta cần (2 cái có thể trùng nhau ).Liệu người mua có biết cái thực sự họ cần là gì ko?.
Hầu hết mọi người không thấy rõ hoặc ko hoàn toàn được tình trạng của mình.Họ nghĩ mìn cần thứ này nhưng thực tế nhu cầu của họ là thứ khác.

Ví dụ như khách hàng muốn mua một chiếc máy tính chỉ để làm việc văn phòng nhưng lại chọn một chiệc máy có cấu hình cao và giá cả đắt đỏ, trong quá trình mua hàng bạn có thể khéo léo để tìm hiểu nhu cầu thực sự của khách hàng để tư vấn sp phù hợp nhất.

Bạn sẽ cho người mua cảm nhận được sự tử tế từ người bán hàng, bạn giúp họ mua được thứ họ cần chứ không phải sp họ tưởng rằng họ muốn có nó. Đơn giản mà hiệu quả.
 
Chúng ta không bán hàng mà chúng ta giúp khách hàng mua. Công việc hàng ngày của bạn là tìm xem( từng bước một và cùng với khách hàng của mìn) liệu sp và dịch vụ của mình có phù hợp với những gì khách hàng muốn, khách hàng cần hay không, và làm cách để thực hiện điều đó.

Bạn không cần phải nói" hôm nay tôi đến là để bán hàng, hôm nay tôi phải bán được điều gì đó". Việc của người bán hàng là tìm hiểu xem những khách hàng muốn có hoặc cần thứ gid mà cty có thể cung cấp.
Chỉ thế thôi...khi điều đó xảy ra những người bán hàng không cần phải Bán nữa mà khách hàng sẽ tự Mua...điều này còn tốt hơn bất cứ kĩ năng bán hàng của người tài giỏi nào. Sự tín nhiệm của khách hàng là yếu tố tạo nên sự thành công của việc bán hàng..
Nhớ nhé đừng bán hàng, hãy giúp khách hàng Mua hàng....
 
[Trade Marketing]

3 CẦN CÓ KHI BẮT ĐẦU LÀM TRADE MARKETING

Để bắt đầu cho hành trình trở thành trade marketers, việc đầu tiên cần làm đó là nghiên cứu và hiểu rõ những “đối tượng” này:

1. Người tiêu dùng (consumers)

Khi bạn muốn tán đổ crush, bạn cần phải hiểu rất rõ về crush của bạn. Từ tuổi tác, tính cách, sở thích, những điều họ quan tâm,... Khi hiểu rõ crush, bạn sẽ dễ dàng tạo ra những sự đồng cảm, sự hạnh phúc với những điều bạn mang lại. Cũng như vậy, khi muốn “chinh phục” được khách hàng, điều đầu tiên là phải hiểu về khách hàng. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp biết mình cần làm gì, cải tiến sản phẩm thế nào, cung cấp sản phẩm ở đâu để khách hàng dễ dàng tiếp cận. Việc nghiên cứu về người tiêu dùng được gọi là research consumer insight.

2. Người mua hàng (shoppers)

Người mua hàng chưa chắc đã là người tiêu dùng sản phẩm. Có thể xem shoppers là nhân tố rất quan trọng giúp tăng doanh thu của công ty. Phần lớn quyết định mua hàng diễn ra ngay tại điểm bán. Chính vì vậy, thấu hiểu người mua hàng sẽ giúp tạo ra những điểm chạm mua sắm. Nghiên cứu shoppers insight có thể trả lời được 5W 1H.
- How: shoppers mua hàng như thế nào, ấn tượng điều gì…
- What: Mua cái gì, mua hàng dung tích bao nhiêu,...
- Where: shopper thích mua hàng ở đâu,...
- When: thường mua vào thời gian nào,...
- Why: tại sao lại mua sản phẩm này mà không phải sản phẩm khác,...

3. Kênh phân phối (channel)

- Hiểu về kênh phân phối sẽ giúp bạn biết nên đặt hàng hóa ở vị trí nào để có nhiều khách hàng tiềm năng nhất, giúp shoppers dễ ra quyết định mua hàng nhất,...
- Về hệ thống phân phối bạn sẽ biết được llàm thế nào để đại lý chịu đặt hàng, đặt hàng số lượng lớn, và chủ đại lý giới thiệu sản phẩm của bạn đến shoppers,...
- Về hoạt động xúc tiến, bạn sẽ lựa chọn được những địa điểm làm sampling tốt nhất, mang lại traffic tốt nhất và đúng tệp khách hàng mà bạn mong muốn.

#kieuthanviet
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top