Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
"Thế Lữ là tác giả của những tập văn xuôi với những truyện mang chất trinh thám và liêu trai được viết bằng một ngòi bút hiện đại đến bất ngờ. Ông tạo được khung cảnh cho những câu truyện của mình để khêu gợi trí tò mò và dẫn dụ được người đọc. Nhưng với tôi, Thế Lữ là nhà văn nhất ở truyện ngắn “Câu chuyện trên tàu" (in trong tập Bên đường thiên lôi, 1936)".
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, bằng ví dụ về truyện ngắn "Câu chuyện trên tàu", đã chứng minh tài năng của Thế Lữ.
Truyện trong truyện cực ngắn
Chuyện chỉ là một kinh nghiệm cay đắng, một bài học nhớ đời của một tay móc túi chuyên nghiệp tên là Hai Nhiêu. Chuyện chỉ ngắn có mấy trang. Nhưng nó cho thấy khả năng nghệ thuật truyện ngắn của Thế Lữ. Đó là truyện trong truyện.
Nhân vật “tôi” nghe chuyện từ một người đàn ông trạc năm mươi tuổi, dáng vẻ như ông ký về hưu cùng đi trong toa hạng ba chuyến tàu chạy Hòn Gai với mình. Câu chuyện “ông ký” này kể lại cho “tôi” lại là được nghe chính từ miệng Hai Nhiêu. Trước đó, “ông ký” đã giới thiệu Hai Nhiêu là bậc “quân tử trong phường kẻ cắp”, nghĩa là không lấy của người nghèo và coi việc ăn cắp là một nghệ thuật, nghĩa là càng khó lấy càng thích, càng được dịp trổ tài.
Phần chính của truyện là “câu chuyện trên tàu thủy” như sau: Hai Nhiêu đang đi kiếm ăn ở Hải Phòng thì được tin vợ ốm phải xuôi Nam về quê thăm. Xuống tàu thủy, bác ta quan sát xem có món “sộp” nào không nhưng liếc con mắt nhà nghề nhìn qua, bác ta thấy thất vọng không kiếm chác được gì.
Đang khi đó thì trên tàu xảy ra cảnh lộn xộn: Một người nhà quê “chỉ có một cái lồng gà rỗng, với trong đó một gói mo chừng đựng cơm nắm, và hai cái nồi đất mới, miệng bưng bằng giấy nhật trình” đang bị người nhà tàu la lối, đòi đuổi xuống vì thiếu một hào tiền vé.
Thấy cảnh khốn khổ và trái tai trái mắt đó, Hai Nhiêu nổi máu anh hùng liền bỏ tiền ra mua vé cho người nhà quê kia. Khi tàu cập bờ, người nhà quê chèo kéo Hai Nhiêu vào quán, gọi cơm đãi, khiến bậc quân tử kẻ cắp phải lấy làm nghi hoặc, không biết có phải vị khách kiếm thêm của mình bữa cơm không.
Nhưng không, bí mật được tiết lộ: Người nhà quê mang theo ngót năm trăm bạc, giắt theo trong người thì sợ nguy hiểm mất cắp, nên mới bày ra cái kế “cái lồng gà với mấy cái nồi, mà lại của một ông nhà quê không có lấy một hào để trả tiền tàu... ông tính, còn kẻ cắp nào để ý đến nữa”. Hai Nhiêu nghe thấy sự thật đó thì choáng người đi vì tiếc của.
Chuyện chỉ có thế nhưng truyện không chỉ có thế
Tác giả đã khéo cho thấy cả tâm lý của hai hạng người: Cái ranh mãnh của người nhà quê và sự cảm động thức dậy trong người làm một nghề xấu xa. Người nhà quê hồn nhiên không biết trước mặt mình là một tay bợm già, mà chỉ thấy đó là “một người quý hóa” đã ra tay giúp mình, dù là trong một màn kịch do mình dựng ra. Hai Nhiêu thì thấy cái việc mình mua vé cho người nhà quê kia tự dưng khiến cho “trái tim kẻ cắp của bác hơi cảm động”.
Vì sao? “Không phải vì bác đã làm được một điều thiện - thiện với chẳng thiện thì Nhiêu có cần gì? - nhưng vì thấy cái cảm giác đầu tiên được những người hiền lành kia tin bác một cách chân thực”.
Thế Lữ chỉ phác qua tâm lý nhân vật chút ít thế thôi nhưng đã làm sâu thêm truyện ngắn, làm cho câu chuyện trên tàu thủy không hẳn là chuyện ăn cắp. Mà biết đâu cái người đàn ông dáng vẻ ông ký kể lại chuyện được nghe kể về Hai Nhiêu cho nhân vật “tôi” nghe lại không phải là chính Hai Nhiêu? Hình thức truyện trong truyện có thể có một dụng ý đó. Mặc dù câu kết truyện khiến bật cười cho Hai Nhiêu mà răn được cho nhiều người: “Bác ta tìm hết tiếng độc địa để rủa cái trí khôn ngu ngốc của mình và tự hứa rằng lần sau đi tầu, không nên coi thường những cái lồng gà trong có hai cái nồi đất”. Tưởng như thấy được một nụ cười của nhà văn giễu nhân vật, giễu người đời.
Truyện viết ngắn gọn, giản dị, có cao trào, có sự biến, tôi đọc bao lần rồi vẫn thấy bất ngờ, thích thú. Khi một câu chuyện mình đã biết hết tình tiết, sự kiện, nhưng mỗi lần đọc vẫn có khoái cảm thì hẳn là nội dung của truyện đã được thể hiện bằng một nghệ thuật bậc thầy có sức ám ảnh và ràng buộc. Trong văn xuôi Việt Nam, với tôi, kiểu truyện đọc được như vậy, sau “Câu chuyện trên tàu thủy” của Thế Lữ, là “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long.
Chúng ta có bất công với Thế Lữ không?
Đoạn đời nghệ thuật về sau của Thế Lữ dành hẳn cho sân khấu. Tôi chưa rõ lý do vì sao ông “đoạn tuyệt” văn thơ lạnh lùng đến thế. Trong trường hợp này, tôi thấy ông như cô lái đò trong thơ Nguyễn Bính “bỏ thuyền bỏ lái bỏ dòng trong”. Nói thật, sự đóng góp của Thế Lữ cho sân khấu Việt Nam là trên thực tế, mà nói vui nhưng cũng đúng thì đóng góp sân khấu lớn nhất của ông là đạo diễn Nguyễn Đình Nghi, con trai ông.
Vị trí và giá trị chính của Thế Lữ là ở văn học. Ông vụt đến thi đàn Việt Nam ở thời khắc quan trọng nhất khi nó chuyển mình từ truyền thống sang hiện đại. Và ông đã góp phần quan trọng mở đầu và thúc đẩy cho cuộc cách mạng thi ca có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc thắng lợi. Ông vững bước vào văn đàn Việt Nam ở thời điểm nó đang đi những bước mạnh mẽ, tự tin của một lối văn trong sáng, gãy gọn. Và ông đã để lại dấu ấn không thể quên. Xong việc, ông đi.
Thế Lữ theo cảm nhận của tôi là người biết việc mình làm và biết giá trị của mình để được sống theo kiểu của mình.
Nhưng chúng ta, những người đọc và những người tìm hiểu thơ văn ông, chúng ta có bất công với Thế Lữ không?
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, bằng ví dụ về truyện ngắn "Câu chuyện trên tàu", đã chứng minh tài năng của Thế Lữ.
Truyện trong truyện cực ngắn
Chuyện chỉ là một kinh nghiệm cay đắng, một bài học nhớ đời của một tay móc túi chuyên nghiệp tên là Hai Nhiêu. Chuyện chỉ ngắn có mấy trang. Nhưng nó cho thấy khả năng nghệ thuật truyện ngắn của Thế Lữ. Đó là truyện trong truyện.
Nhân vật “tôi” nghe chuyện từ một người đàn ông trạc năm mươi tuổi, dáng vẻ như ông ký về hưu cùng đi trong toa hạng ba chuyến tàu chạy Hòn Gai với mình. Câu chuyện “ông ký” này kể lại cho “tôi” lại là được nghe chính từ miệng Hai Nhiêu. Trước đó, “ông ký” đã giới thiệu Hai Nhiêu là bậc “quân tử trong phường kẻ cắp”, nghĩa là không lấy của người nghèo và coi việc ăn cắp là một nghệ thuật, nghĩa là càng khó lấy càng thích, càng được dịp trổ tài.
Phần chính của truyện là “câu chuyện trên tàu thủy” như sau: Hai Nhiêu đang đi kiếm ăn ở Hải Phòng thì được tin vợ ốm phải xuôi Nam về quê thăm. Xuống tàu thủy, bác ta quan sát xem có món “sộp” nào không nhưng liếc con mắt nhà nghề nhìn qua, bác ta thấy thất vọng không kiếm chác được gì.
Đang khi đó thì trên tàu xảy ra cảnh lộn xộn: Một người nhà quê “chỉ có một cái lồng gà rỗng, với trong đó một gói mo chừng đựng cơm nắm, và hai cái nồi đất mới, miệng bưng bằng giấy nhật trình” đang bị người nhà tàu la lối, đòi đuổi xuống vì thiếu một hào tiền vé.
Thấy cảnh khốn khổ và trái tai trái mắt đó, Hai Nhiêu nổi máu anh hùng liền bỏ tiền ra mua vé cho người nhà quê kia. Khi tàu cập bờ, người nhà quê chèo kéo Hai Nhiêu vào quán, gọi cơm đãi, khiến bậc quân tử kẻ cắp phải lấy làm nghi hoặc, không biết có phải vị khách kiếm thêm của mình bữa cơm không.
Nhưng không, bí mật được tiết lộ: Người nhà quê mang theo ngót năm trăm bạc, giắt theo trong người thì sợ nguy hiểm mất cắp, nên mới bày ra cái kế “cái lồng gà với mấy cái nồi, mà lại của một ông nhà quê không có lấy một hào để trả tiền tàu... ông tính, còn kẻ cắp nào để ý đến nữa”. Hai Nhiêu nghe thấy sự thật đó thì choáng người đi vì tiếc của.
Chuyện chỉ có thế nhưng truyện không chỉ có thế
Tác giả đã khéo cho thấy cả tâm lý của hai hạng người: Cái ranh mãnh của người nhà quê và sự cảm động thức dậy trong người làm một nghề xấu xa. Người nhà quê hồn nhiên không biết trước mặt mình là một tay bợm già, mà chỉ thấy đó là “một người quý hóa” đã ra tay giúp mình, dù là trong một màn kịch do mình dựng ra. Hai Nhiêu thì thấy cái việc mình mua vé cho người nhà quê kia tự dưng khiến cho “trái tim kẻ cắp của bác hơi cảm động”.
Vì sao? “Không phải vì bác đã làm được một điều thiện - thiện với chẳng thiện thì Nhiêu có cần gì? - nhưng vì thấy cái cảm giác đầu tiên được những người hiền lành kia tin bác một cách chân thực”.
Thế Lữ chỉ phác qua tâm lý nhân vật chút ít thế thôi nhưng đã làm sâu thêm truyện ngắn, làm cho câu chuyện trên tàu thủy không hẳn là chuyện ăn cắp. Mà biết đâu cái người đàn ông dáng vẻ ông ký kể lại chuyện được nghe kể về Hai Nhiêu cho nhân vật “tôi” nghe lại không phải là chính Hai Nhiêu? Hình thức truyện trong truyện có thể có một dụng ý đó. Mặc dù câu kết truyện khiến bật cười cho Hai Nhiêu mà răn được cho nhiều người: “Bác ta tìm hết tiếng độc địa để rủa cái trí khôn ngu ngốc của mình và tự hứa rằng lần sau đi tầu, không nên coi thường những cái lồng gà trong có hai cái nồi đất”. Tưởng như thấy được một nụ cười của nhà văn giễu nhân vật, giễu người đời.
Truyện viết ngắn gọn, giản dị, có cao trào, có sự biến, tôi đọc bao lần rồi vẫn thấy bất ngờ, thích thú. Khi một câu chuyện mình đã biết hết tình tiết, sự kiện, nhưng mỗi lần đọc vẫn có khoái cảm thì hẳn là nội dung của truyện đã được thể hiện bằng một nghệ thuật bậc thầy có sức ám ảnh và ràng buộc. Trong văn xuôi Việt Nam, với tôi, kiểu truyện đọc được như vậy, sau “Câu chuyện trên tàu thủy” của Thế Lữ, là “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long.
Chúng ta có bất công với Thế Lữ không?
Đoạn đời nghệ thuật về sau của Thế Lữ dành hẳn cho sân khấu. Tôi chưa rõ lý do vì sao ông “đoạn tuyệt” văn thơ lạnh lùng đến thế. Trong trường hợp này, tôi thấy ông như cô lái đò trong thơ Nguyễn Bính “bỏ thuyền bỏ lái bỏ dòng trong”. Nói thật, sự đóng góp của Thế Lữ cho sân khấu Việt Nam là trên thực tế, mà nói vui nhưng cũng đúng thì đóng góp sân khấu lớn nhất của ông là đạo diễn Nguyễn Đình Nghi, con trai ông.
Vị trí và giá trị chính của Thế Lữ là ở văn học. Ông vụt đến thi đàn Việt Nam ở thời khắc quan trọng nhất khi nó chuyển mình từ truyền thống sang hiện đại. Và ông đã góp phần quan trọng mở đầu và thúc đẩy cho cuộc cách mạng thi ca có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc thắng lợi. Ông vững bước vào văn đàn Việt Nam ở thời điểm nó đang đi những bước mạnh mẽ, tự tin của một lối văn trong sáng, gãy gọn. Và ông đã để lại dấu ấn không thể quên. Xong việc, ông đi.
Thế Lữ theo cảm nhận của tôi là người biết việc mình làm và biết giá trị của mình để được sống theo kiểu của mình.
Nhưng chúng ta, những người đọc và những người tìm hiểu thơ văn ông, chúng ta có bất công với Thế Lữ không?
- Theo : Phạm Xuân Nguyên
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: