Đã gần một năm nay, hơn 250 học sinh và giáo viên Trường Tiểu học Mà Cooih (huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) luôn sống trong nỗi sợ hãi vì lo… trường sập! Ngôi trường xuất hiện nhiều vết nứt, vỡ có thể sập bất cứ lúc nào… Tình cảnh ấy đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học của Trường Tiểu học Mà Cooih thuộc điểm trường trong khu tái định cư thủy điện Avương Pachepalanh.
Đưa chúng tôi đi tìm hiểu tại một số điểm cơ sở bị thiệt hại nặng nề trong đợt bão lũ vừa qua, một đồng nghiệp ở Đài Truyền thanh huyện Đông Giang nói với chúng tôi như một lời trăn trở: “Ở huyện ni có một ngôi trường mà học sinh và thầy cô giáo luôn sống trong lo sợ vì… trường sập. Không biết đến khi mô mới có lại ngôi trường mới cho các em đây?”.
Để chứng minh cho lời nói của mình, người đồng nghiệp kia đã đưa tôi đi thực tế tại điểm trường Tiểu học Mà Cooih thuộc khu tái định cư thủy điện Avương Pachepalanh. Ở đây có hơn 250 em học sinh và thầy cô giáo đang sống, học tập và giảng dạy trong nỗi lo âu vì ngôi trường đã bị hư hỏng nặng từ nhiều năm nay, có nguy cơ bị sập đổ.
Thầy giáo Arất Pới, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mà Cooih, kể lại: “Năm 2005, trường Tiểu học Mà Cooih được Ban quản lý Dự án thủy điện Avương đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng. Ngôi trường được xây dựng với mục đích chung là đào tạo nơi ăn học của con em đồng bào Cơtu ở khu tái định cư Pachepalanh. Ngày ấy, ngôi trường khang trang và đẹp nhất nhì vùng, ai nhìn thấy cũng vui mừng cho con em đồng bào có chỗ học hành đàng hoàng. Nhưng sau hơn 2 năm, những vết nứt xuất hiện. Phần mái hiên trước sắp sập, nên trường phải đóng cửa và đặt biển báo cấm học sinh đến khu vực đã hơn 2 năm nay…”.
Theo thầy giáo Arất Pới, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên là do các hạng mục công trình xây dựng trường học quá kém chất lượng. Cụ thể, sau gần 2 năm đưa vào sử dụng, ngôi trường đã xuất hiện nhiều vết nứt dài, la phông bị đổ. Đặc biệt, trên mái xối còn có hiện tượng ứ đọng nước, khiến cho các phòng học bị ướt dột, ảnh hưởng đến chuyện học của con em. Hiện nhà trường đã đóng cửa 2 phòng học có nguy cơ sập đổ nhằm tránh gây những rủi ro, thiệt hại tạm thời về tính mạng cho thầy cô và học sinh của trường.
Vừa học vừa run
Hôm chúng tôi đến thăm trường, hàng chục em học sinh ở 3 ca học chiều đang ngồi học trên lớp. Thầy Arất Pới đưa chúng tôi vào phòng học của các em lớp 2 mà phân trần: “Do xuất hiện nhiều vết nứt lớn ở nhiều phòng học nên nhà trường đã cho đóng cửa 2 phòng học ở dãy cuối. Đóng phòng học thì phải bố trí lại các buổi học phù hợp cho các em nhằm tránh tình trạng học chậm theo giáo trình chung. Chuyện trường học bị hư hại nặng nhà trường đã báo cáo cụ thể lên các cấp thẩm quyền có liên quan nhưng cho đến nay vẫn chưa có kế hoạch cụ thể về việc cho tu bổ hoặc xây mới lại ngôi trường”.
Trước cảnh các em học sinh vừa học vừa run vì lo sợ trường sập, thầy cô và lãnh đạo chính quyền địa phương không yên tâm. Ông Alăng Bang - Bí thư Đảng ủy xã Mà Cooih cho biết: “Khi hay tin trường học bị hư hại nặng, về phần chính quyền xã chúng tôi đã đến an ủi tinh thần cho thầy cô giáo và các em học sinh, đồng thời phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường động viên các em học sinh và phụ huynh tiếp tục đưa con em đến lớp. Chúng tôi cũng ghi nhận những kế hoạch hết sức phù hợp và đúng đắn của Ban giám hiệu nhà trường trong việc khắc phục sự cố tạm thời và duy trì chuyện dạy học cho con em”.
Việc các dãy phòng học tại trường bị hư hại nặng đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học của nhà trường. Đồng thời cũng gây khó khăn cho công việc riêng của một số giáo viên. Theo thầy giáo Arất Pới, một số giáo viên đang giảng dạy tại trường hiện đang có con nhỏ. Có thời điểm phải dạy tới chiều tối mới xong chương trình, vậy nên sẽ rất khó khăn trong chuyện sinh hoạt gia đình, chồng con, bởi khoảng cách từ nhà đến trường khá xa. Cô giáo Hà Thị Thanh Thúy - Giáo viên chủ nhiệm lớp 1/1 tâm sự: “Mình dạy ở đây đã được 4-5 năm ni rồi nên hiểu được tâm lý của các em học sinh nơi đây. Chừ để đảm bảo cho tính mạng của thầy cô và các em học sinh, nhà trường đã cho đóng cửa 2 phòng học. Do đó đã dồn các em học chung theo 2 buổi sáng chiều. Như vậy, sẽ bất tiện cho việc dạy học cũng như không còn đủ thời gian để bố trí cho việc dạy phù đạo cho các em. Qua đó, cũng ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy cho các em”.
Em Blúp Gươnh, học sinh lớp 4/2 nói trong sự hồn nhiên: “Mấy lần trời mưa cháu nghỉ học miết, thầy cô cứ đến nhà bắt đến trường đi học. Cháu nghỉ học cũng vì sợ trường sập thôi…”. Thầy giáo Phạm Bằng, quyền Hiệu trưởng trường Tiểu học Mà Cooih ngậm ngùi: “Trời yên, gió lặng thì thầy và trò còn tạm yên tâm mà ngồi học. Nhưng mỗi khi thấy trời chuyển mưa, có chút gió là cả thầy và trò vừa học vừa run. Bởi không biết trường đổ sập lúc nào…”.
Chia tay thầy cô giáo và các em học sinh của trường Tiểu học Mà Cooih, chúng tôi ra về mà lòng thấy ngổn ngang lo âu. Không biết rồi đây, khi ngôi trường này chưa được đầu tư tu sửa, xây dựng lại thì chuyện học của con em đồng bào Cơtu nơi đây sẽ ra sao? Và liệu chất lượng dạy học sẽ đi đến đâu khi mà tính mạng của thầy cô và các em học sinh luôn trong tình trạng bị đe dọa? Câu trả lời xin được nhường cho nhà đầu tư xây dựng.
Nhiều vết nứt xuất hiện gây lo lắng cho thầy trò Trường Tiểu học Mà Cooih.
Trường xây kém chất lượngĐưa chúng tôi đi tìm hiểu tại một số điểm cơ sở bị thiệt hại nặng nề trong đợt bão lũ vừa qua, một đồng nghiệp ở Đài Truyền thanh huyện Đông Giang nói với chúng tôi như một lời trăn trở: “Ở huyện ni có một ngôi trường mà học sinh và thầy cô giáo luôn sống trong lo sợ vì… trường sập. Không biết đến khi mô mới có lại ngôi trường mới cho các em đây?”.
Để chứng minh cho lời nói của mình, người đồng nghiệp kia đã đưa tôi đi thực tế tại điểm trường Tiểu học Mà Cooih thuộc khu tái định cư thủy điện Avương Pachepalanh. Ở đây có hơn 250 em học sinh và thầy cô giáo đang sống, học tập và giảng dạy trong nỗi lo âu vì ngôi trường đã bị hư hỏng nặng từ nhiều năm nay, có nguy cơ bị sập đổ.
Thầy giáo Arất Pới, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mà Cooih, kể lại: “Năm 2005, trường Tiểu học Mà Cooih được Ban quản lý Dự án thủy điện Avương đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng. Ngôi trường được xây dựng với mục đích chung là đào tạo nơi ăn học của con em đồng bào Cơtu ở khu tái định cư Pachepalanh. Ngày ấy, ngôi trường khang trang và đẹp nhất nhì vùng, ai nhìn thấy cũng vui mừng cho con em đồng bào có chỗ học hành đàng hoàng. Nhưng sau hơn 2 năm, những vết nứt xuất hiện. Phần mái hiên trước sắp sập, nên trường phải đóng cửa và đặt biển báo cấm học sinh đến khu vực đã hơn 2 năm nay…”.
Bảng ghi: “Khu vực nguy hiểm, cấm vào”.
Theo thầy giáo Arất Pới, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên là do các hạng mục công trình xây dựng trường học quá kém chất lượng. Cụ thể, sau gần 2 năm đưa vào sử dụng, ngôi trường đã xuất hiện nhiều vết nứt dài, la phông bị đổ. Đặc biệt, trên mái xối còn có hiện tượng ứ đọng nước, khiến cho các phòng học bị ướt dột, ảnh hưởng đến chuyện học của con em. Hiện nhà trường đã đóng cửa 2 phòng học có nguy cơ sập đổ nhằm tránh gây những rủi ro, thiệt hại tạm thời về tính mạng cho thầy cô và học sinh của trường.
Hai phòng học này đóng cửa từ gần 1 năm nay.
Với những vết nứt kéo dài ở phái sau bức tường phía bên hông trái dãy phòng học cấp bốn, chỉ tay lên vết nứt, thầy Arất Pới cho biết: “Trước đây khu vực này được san bằng và lấp đất mới về. Phần phía sau trường học, đất mềm, rồi sụt lún qua các trận mưa rào nên dẫn đến hiện tượng tường bị sụt lún. Đây cũng là chỗ sai sót không đáng có của nhà đầu tư khi cho xây dựng công trình”.
Thầy Arất Pới chỉ tay lên khu vực nguy hiểm cấm học sinh vào.
Vừa học vừa run
Hôm chúng tôi đến thăm trường, hàng chục em học sinh ở 3 ca học chiều đang ngồi học trên lớp. Thầy Arất Pới đưa chúng tôi vào phòng học của các em lớp 2 mà phân trần: “Do xuất hiện nhiều vết nứt lớn ở nhiều phòng học nên nhà trường đã cho đóng cửa 2 phòng học ở dãy cuối. Đóng phòng học thì phải bố trí lại các buổi học phù hợp cho các em nhằm tránh tình trạng học chậm theo giáo trình chung. Chuyện trường học bị hư hại nặng nhà trường đã báo cáo cụ thể lên các cấp thẩm quyền có liên quan nhưng cho đến nay vẫn chưa có kế hoạch cụ thể về việc cho tu bổ hoặc xây mới lại ngôi trường”.
Trước cảnh các em học sinh vừa học vừa run vì lo sợ trường sập, thầy cô và lãnh đạo chính quyền địa phương không yên tâm. Ông Alăng Bang - Bí thư Đảng ủy xã Mà Cooih cho biết: “Khi hay tin trường học bị hư hại nặng, về phần chính quyền xã chúng tôi đã đến an ủi tinh thần cho thầy cô giáo và các em học sinh, đồng thời phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường động viên các em học sinh và phụ huynh tiếp tục đưa con em đến lớp. Chúng tôi cũng ghi nhận những kế hoạch hết sức phù hợp và đúng đắn của Ban giám hiệu nhà trường trong việc khắc phục sự cố tạm thời và duy trì chuyện dạy học cho con em”.
Việc các dãy phòng học tại trường bị hư hại nặng đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học của nhà trường. Đồng thời cũng gây khó khăn cho công việc riêng của một số giáo viên. Theo thầy giáo Arất Pới, một số giáo viên đang giảng dạy tại trường hiện đang có con nhỏ. Có thời điểm phải dạy tới chiều tối mới xong chương trình, vậy nên sẽ rất khó khăn trong chuyện sinh hoạt gia đình, chồng con, bởi khoảng cách từ nhà đến trường khá xa. Cô giáo Hà Thị Thanh Thúy - Giáo viên chủ nhiệm lớp 1/1 tâm sự: “Mình dạy ở đây đã được 4-5 năm ni rồi nên hiểu được tâm lý của các em học sinh nơi đây. Chừ để đảm bảo cho tính mạng của thầy cô và các em học sinh, nhà trường đã cho đóng cửa 2 phòng học. Do đó đã dồn các em học chung theo 2 buổi sáng chiều. Như vậy, sẽ bất tiện cho việc dạy học cũng như không còn đủ thời gian để bố trí cho việc dạy phù đạo cho các em. Qua đó, cũng ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy cho các em”.
Em Blúp Gươnh, học sinh lớp 4/2 nói trong sự hồn nhiên: “Mấy lần trời mưa cháu nghỉ học miết, thầy cô cứ đến nhà bắt đến trường đi học. Cháu nghỉ học cũng vì sợ trường sập thôi…”. Thầy giáo Phạm Bằng, quyền Hiệu trưởng trường Tiểu học Mà Cooih ngậm ngùi: “Trời yên, gió lặng thì thầy và trò còn tạm yên tâm mà ngồi học. Nhưng mỗi khi thấy trời chuyển mưa, có chút gió là cả thầy và trò vừa học vừa run. Bởi không biết trường đổ sập lúc nào…”.
Thầy và trò vừa lên lớp vừa… run không biết trường sập lúc nào.
Chia tay thầy cô giáo và các em học sinh của trường Tiểu học Mà Cooih, chúng tôi ra về mà lòng thấy ngổn ngang lo âu. Không biết rồi đây, khi ngôi trường này chưa được đầu tư tu sửa, xây dựng lại thì chuyện học của con em đồng bào Cơtu nơi đây sẽ ra sao? Và liệu chất lượng dạy học sẽ đi đến đâu khi mà tính mạng của thầy cô và các em học sinh luôn trong tình trạng bị đe dọa? Câu trả lời xin được nhường cho nhà đầu tư xây dựng.
Bài và ảnh: Alăng Ngước
Theo Dân Trí
Theo Dân Trí