Thành bại nhất tri kỷ, Tồn vong lưỡng phụ nhân !

dragon9999

New member
Xu
0
Các vị tiền bối có thể bớt chút thòi gian bình luận dùm câu "Thành bại nhất tri kỷ, Tồn vong lưỡng phụ nhân" với ah
 
Hàn Tín người huyện Hoài âm, có tài trí, thích việc tranh đoạt, chinh chiến. Tuổi trẻ thường hay mang gươm đi giữa chợ, k0 chịu làm ruộng buôn bán như thường nhân. Có tên đồ tể ghét chửi Tín :
- Tín ! Mày thích mang gươm nhưng đếch dám giết người. Nếu giỏi mày dùng gươm giết tao đi. Nếu mày k0 dám thì hãy luồn trôn tao mà về nhà.
Hàn Tín lưỡng lự rồi cắp gươm luồn khố tên đồ tể. Cả chợ cười ầm, chê Tín nhát.
Nhà Tần loạn, tứ phương cát cứ, Tín theo phò Hạng Võ, làm chức nhỏ Chấp kích. Tín rất bất mãn. Trương Lương xui Tín vào Hán Trung theo Lưu Bang mưu lập thân. Tín nghe lời bỏ Sở về Hán. Tài dụng binh của Tín thì khỏi chê, đây chỉ bàn về sở đoản của Tín có liên quan đến sự nghiệp cá nhân Tín và thế cuộc Trung hoa thời đó.
"Thục đạo gian nan" cuộc trốn chạy xuyên núi khiến Tín lạc đường, may nhờ lão tiều phu ân cần chỉ lối mà Tín thoát thân. Thế nhưng Tín nhẫn tâm giết lão tiều phu để giữ bí mật con đường cho ngày sau. Lo tương lai xa mà vô hậu. Khi làm Phá Sở Đại nguyên soái vì tham công mà đánh Tề khi Tề đã nhận hàng Hán khiến Lịch Sinh bị Tề luộc vì bị cho là phản gián (Lịch Sinh là sứ của Lưu Bang đi dụ Tề hàng Hán). Vì lợi mà quá phận, lại bội tín với thiên hạ. khi Hán thống nhất thiên hạ, thân là Tề vương mà khi Chung Ly Mạt, vong tướng bị Hán truy sát về nương nhờ thì sợ uy vua mà chém đầu bạn thưở chiến chinh nạp vua Hán. Thân làm đến Đại nguyên soái mà hèn nhát, bất nghĩa vậy sao. Vinh quang tột đỉnh còn tìm tên đồ tể ngày trước tiếng là tặng 100 lạng vàng cám ơn nhưng thực ra nhấm nháp hương vị trả thù oán luồn trôn giữa chợ. Sao mà Nguyên nhung phá Sở nhỏ nhen làm vậy. Đành là "vô độc bất trượng phu" nhưng tại sao việc đáng độc thì k0 độc. Khi Hán và Sở cầm cự ở Trug nguyên Khoái Thông khuyên Tín :
- Thế cuộc ngày nay tùy thuộc hoàn toàn vào đại vương (Tín đang là Tề vương). Tướng quân phù Hán tất Hán hưng, trợ Sở tất Sở bá, ví bằng tự lập tướng quân khả tất xưng Nam vương, tam phân thiên hạ.
Tín lấy nê là Hán vương đối tốt với mình không nỡ phản. Sao mà lành thế, lại hành xử kiểu đàn bà "sâu sắc như cơi đựng trầu". Khoái Thông sợ Lưu Bang biết chuyện tất chết nên giả điên trốn đi. Rõ là biết người, biết thời cuộc. Vậy mà vẫn k0 thoát. Khi bị giết Tín than :"Tiếc k0 nghe lời Khoái Thông" (chết còn nói bậy, gieo vạ cho người). Thông bị bắt, may mà giỏi biện thuyết nên thoát chết.
Thành công của Tín ở Hán hoàn toàn nhờ Thừa tướng Tiêu Hà. Biết Tín có tài, Tiêu Hà nhất nhất tiến cử cho vua Hán dùng Tín để phá Sở. các tướng bỏ trốn k0 sao nhưng Tín bỏ trốn thì Tiêu Hà đang đêm đuổi theo giữ lại và đem cả nhà bảo lãnh Tín làm Đại tướng quân. Quả nhiên phá Sở là công đầu của Tín, nhà Hán thống nhất Trung quốc Tín lập công to. Sau Tín định làm phản Tiêu hà biết và cũng biết cầm quân ra trận cả triều Hán sẽ thua Tín nên lập mưu vua tuần du, bắt Tín nhẹ nhàng. K0 ai hiểu Tín bằng Tiêu Thừa tướng. Lúc còn sống ở Hoài âm, Tín nhà nghèo có lần đói ăn cả mấy ngày suýt chết. may có bà Phiếu mẫu (thợ giặt thuê) san cơm của mình cho ăn mới sống mà giúp Hán và lưu danh sử sách. Khi mưu phản Hán bị vợ Lưu Bang là Lữ hậu bắt và giết chết ở trong ngục. Việc sống và chết của Tín đều do 2 người đàn bà quyết định. Kỳ lạ thay. Ngày nay tại huyện nhà của Hàn Tín vẫn còn đền thờ ông. Trong đền có viết đôi câu đối để chỉ Tiêu hà là tri kỷ của Hàn Tín và 2 phụ nhân là Phiếu mẫu và Lữ hậu :
"Thành bại nhất tri kỷ
Tồn vong lưỡng phụ nhân".
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Cảm ơn bác, cái này em cũng có đọc qua rồi ^-^, y' em hỏi là cách hiểu và áp dụng vào thực tế cuộc sống của câu trên.
 
Theo mình thì câu đối này chẳng qua người ta muốn nói về đặt thù cuộc đời của Hàn Tín mà thôi. Tuy nhiên, nếu bắt mình phải luận thì mình sẽ luận như sau:

Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều người, nhưng sẽ có một người có mối lương duyên trời đinh với ta, có thể người đó là bạn ta (như Hàn Tín với Tiêu Hà), hoặc là thù của ta (như Khổng Minh và Chu Du), nhưng người đó có thể quyết định rất lớn vào sự thành bại của ta. Một câu hỏi được đặt ra là: Vậy ta phải tìm người hiền tài mà chơi, hãy tránh xa bọn tiểu nhân và bất tài? Điều này rất khó, vì đó là mối lương duyên mà. Chu Du đâu muốn Khổng Minh xuất hiện. Nên bạn chỉ có thể "tối ưu hóa" nó mà thôi. Người Trung Hoa xưa có câu "Đã là phúc thì không phải họa, đã là họa thì không thể tránh".

Về vế thứ hai của câu đối, có thể hiểu rằng con người ta thường có xu hướng "hoành tráng hóa" vấn đề, thực tế thì không hẳn đã vậy. Có thể những biến cố lớn bị quyết định bởi những yếu tố nhỏ. Mình đã từng xem một bộ phim, trong đó có một kẻ cướp rất xảo quyệt, chính quyền thành phố huy động hàng ngàn cảnh sát nhưng vẫn không giết được hắn. Cuối cùng hắn bị một cậu bé 10 tuổi giết bằng một phát súng. Ở vế đối này có thể hiểu rằng, con người vĩ đại là do gặp thời (thời loạn sinh anh hùng) nhưng cũng không thể thoát khỏi sự trớ trêu của tạo hóa. Khi trở cội nguồn của nó thì con người vĩ đại cũng chỉ là một kẻ tầm thường, nhỏ bé. Một Hàn Tín nổi danh giang hồ là thế, cũng chịu sự chi phối to lớn của hai người đàn bà và một gã đồ tể mà thôi.

Bài học rút ra ở đây là hãy rèn luyện một nhân phẩm sáng suốt và giữ vững nhân phẩm ấy, đừng quan tâm đến ngoại cảnh, đừng tự ti hay tự cao tự đại. Hãy tự tin vào bản thân mình.

Đôi lời lạm bàn, có gì không phải mong chủ topic bỏ quá.
 
Bài học ở đây là
1. Ko có tri kỷ thì ko thành công nhưng cũng ko thất bại:
-Nếu bạn ko muốn thất bại thì đừng bộc lộ mình với ai, có thể họ giúp bạn thành công nhưng rất có khả năng họ sẽ tiêu diệt bạn và kẻ nguy hiểm nhất là kẻ biết rõ mình và mình ko ngờ tới
2. Ko có phụ nữ thì ko sống được nhưng có thì cũng dễ chết, chỉ sớm hay muộn và chết kiểu gì thôi
 
Theo mình thì câu đối này chẳng qua người ta muốn nói về đặt thù cuộc đời của Hàn Tín mà thôi. Tuy nhiên, nếu bắt mình phải luận thì mình sẽ luận như sau:

Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều người, nhưng sẽ có một người có mối lương duyên trời đinh với ta, có thể người đó là bạn ta (như Hàn Tín với Tiêu Hà), hoặc là thù của ta (như Khổng Minh và Chu Du), nhưng người đó có thể quyết định rất lớn vào sự thành bại của ta. Một câu hỏi được đặt ra là: Vậy ta phải tìm người hiền tài mà chơi, hãy tránh xa bọn tiểu nhân và bất tài? Điều này rất khó, vì đó là mối lương duyên mà. Chu Du đâu muốn Khổng Minh xuất hiện. Nên bạn chỉ có thể "tối ưu hóa" nó mà thôi. Người Trung Hoa xưa có câu "Đã là phúc thì không phải họa, đã là họa thì không thể tránh".

Về vế thứ hai của câu đối, có thể hiểu rằng con người ta thường có xu hướng "hoành tráng hóa" vấn đề, thực tế thì không hẳn đã vậy. Có thể những biến cố lớn bị quyết định bởi những yếu tố nhỏ. Mình đã từng xem một bộ phim, trong đó có một kẻ cướp rất xảo quyệt, chính quyền thành phố huy động hàng ngàn cảnh sát nhưng vẫn không giết được hắn. Cuối cùng hắn bị một cậu bé 10 tuổi giết bằng một phát súng. Ở vế đối này có thể hiểu rằng, con người vĩ đại là do gặp thời (thời loạn sinh anh hùng) nhưng cũng không thể thoát khỏi sự trớ trêu của tạo hóa. Khi trở cội nguồn của nó thì con người vĩ đại cũng chỉ là một kẻ tầm thường, nhỏ bé. Một Hàn Tín nổi danh giang hồ là thế, cũng chịu sự chi phối to lớn của hai người đàn bà và một gã đồ tể mà thôi.

Bài học rút ra ở đây là hãy rèn luyện một nhân phẩm sáng suốt và giữ vững nhân phẩm ấy, đừng quan tâm đến ngoại cảnh, đừng tự ti hay tự cao tự đại. Hãy tự tin vào bản thân mình.

Đôi lời lạm bàn, có gì không phải mong chủ topic bỏ quá.
Theo mình thì khác,đây là câu đối nói về Hàn Tín chứ ko phải là dậy ta cách sống. Hàn Tín thành công được là nhờ Tiêu Hà( nhất tri kỉ), sống chết là do hai người phụ nữ( bà Phiếu Mẫu thì cho ăn,bà Lữ Hậu thì giết).
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top