Thái độ của các nước khi tham gia chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

Trang Dimple

New member
Xu
38
Thái độ của các nước khi tham gia chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

1 Thứ nhất: cách nhìn nhận và thái độ của các nước tư bản dân chủ khi Phát xít Đức tấn công Ba Lan ( 1/9/1939), mở đầu chiến tranh thế giới thứ hai.


Hành động phát xít Đức tấn công Ba Lan, mở đầu chiến tranh thế giới thứ hai đã trực tiếp đe dọa đến nền hòa bình của tất cả các nước. Mục tiêu hướng đến của phe phát xít là lật đổ cả các nước đế quốc chủ nghĩa và Liên Xô xã hội chủ nghĩa nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới. Đứng trước nguy cơ tấn công bất cứ lúc nào từ phe phát xít, các nước dân chủ tư bản đã làm gì?

Đối với Mĩ:

chính phủ Mĩ do tổng thống Rudoven đứng đầu vẫn tiếp tục thực hiện chính sách “trung lập”, không can thiệp vào các vấn đề quốc tế trong khi tình hình thế giới đã có sự thay đổi. Một giả thiết đặt ra, nếu như nước Mĩ tham gia chiến đều đó đồng nghĩa với việc Mĩ sẽ đưa toàn bộ dân tộc Mĩ với nền kinh tế vừa phục hồi sau cuộc khủng hoảng thế giới năm 1929- 1933 bước vào cuộc đối đầu với chủ nghĩa phát xít với nền công nghiệp chiến tranh mạnh, đối phó với lực lượng quân đội được trang bị hiện đại , hiếu chiến, tàn độc... trong khi nước Mĩ lại không có sự chuẩn bị để đối đầu với một cuộc chiến tranh như vậy. Đặt trong bối cảnh đó, việc Mĩ tiếp tục thi hành chính sách trung lập là một động thái tích cực nhằm bảo vệ nền độc lập và lợi ích của nước Mĩ, tránh cho nước Mĩ khỏi rơi vào cuộc chiến tranh tàn khốc.

Đối với Anh, Pháp:

khi Đức tấn công Ba Lan, có nhiều ý kiến cho rằng Anh, Pháp đã bỏ rơi người bạn đồng minh của mình khiến cho Đức nhanh chóng thôn tính được Ba Lan. Nhưng chúng ta cùng xem xét lại vấn đề. Anh, Pháp không bỏ rơi Ba Lan vì ngay sau khi Đức tấn công Ba Lan vì ngay sau khi Đức tấn công Ba Lan ngà 1/9/1939 thì ngày 3/9/1939 theo tinh thần của Hiệp ước liên minh tương trợ Anh- Ba Lan (25/8/1939), Anh đã tuyên chiến với Đức. Trong ngày này, các thuộc địa và các xứ tự trị trong Liên Hiệp Anh như Ấn Độ, Úc, New Zealand, rồi sau đó là Nam Phi và Canada cũng tuyên chiến với Đức. Đến lượt mình theo tinh thần của Hiệp ước tương trợ Pháp- Ba Lan( 10/5/1939) , chiều ngày 3 tháng 9 năm 1939 Pháp cũng tuyên chiến với Đức. Ngay sau đó Liên quân Anh, Pháp với lực lượng mạnh đã tập trung ở phía bắc nước Pháp, dọc theo biên giới phía Tây nước Pháp nhằm gây ảnh hưởng đến thái độ của nước Đức, mong muốn Đức chuyển hướng tấn công sang Liên Xô.
Ở thời điểm này, Anh- Pháp chưa có hành động quân sự cụ thể vì xét thấy trong hội nghị Muynich Anh, Pháp đã lần lượt ký hiệp ước không xâm phạm với Đức. Do đó bất cứ hoạt động quân sự nào của Anh- Pháp lúc này đều là hoạt động phá hoại hiệp ước Muynich. Mục đích của Anh- Pháp không muốn bản thân mình là bên vi phạm trước, không muốn mặt trận chính chuyển sang chiến trường Pháp, lúc đó sẽ đe dọa đến nền độc lập của Anh- Pháp, điều mà không dân tộc nào mong muốn khi nền độc lập của mình bị đe dọa. Nhưng ngược lại, nếu Đức là kẻ phá hoại hiệp ước trước thì tính chất phi nghĩa sẽ thuộc về phát xít Đức, khi đó Anh- Pháp có thể giương ngọn cờ chính nghĩa để tập hợp lực lượng chống phát xít Đức.
Mặt khác trong thời kỳ 1929-1933, Anh- Pháp là một trong những nước tư bản gánh chịu những hậu quả nặng nề. Đất nước vừa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng nhưng bản thân lại phải đối phó với nguy cơ tấn công từ một nước phát xít hiếu chiến và hùng mạnh nhất thế giới. Do đó yêu cầu đặt quyền lợi dân tộc là trên hết, việc xây dựng hệ thống phòng thủ mạnh là nhằm bảo vệ nền độc lập của chính mình. Đó là một gánh nặng của chính Anh- Pháp, do đó khó khăn trong việc chi viện cho đồng minh của mình là Ba Lan.
Như vậy ngay trong khi phải bảo vệ nền độc lập của chính đất nước mình thì Anh- Pháp trong điều kiện cho phép đã có những động thái tích cực nhằm ngăn chặn bước tiến của chủ nghĩa phát xít tiến sâu vào lục địa châu Âu. Những hành động đó đã phá tan những luận điệu cho rằng Anh, Pháp chỉ “tuyên” mà không “chiến”, cho rằng đó là cuộc chiến tranh nực cười hay cuộc chiến tranh kỳ quặc.
Một vấn đề cần giải quyết đó là Anh- Pháp là hai quốc gia có lịch sử đối đầu gay gắt nhưng đứng trước nguy cơ chiến tranh thế giới, hai nước này lại tiến hành liên minh với nhau và mối quan hệ đồng minh đó lại càng trở nên chặt chẽ khi chiến tranh thế giới thực sự bùng nổ. Rõ ràng đặt trong bối cảnh khi mà nền hòa bình thế giới đã bị đe dọa trong khi Mĩ- một đế quốc mạnh nhất thế giới tư bản chủ nghĩa lại tiến hành chính sách trung lập thì Anh- Pháp với tư cách là những thành viên đứng đầu Hội Quốc Liên nhận thấy tầm quan trọng phải có trách nhiệm bảo vệ nền độc lâp của thế giới trước hành động gây chiến của phe phát xít. Do đó hai nước này tiến hành liên minh với nhau.

2. Thứ hai: cách nhìn nhận và thái độ của các nước tư bản dân chủ khi phát xít tấn công Pháp( 6/1940)


Nước Đức sau khi chiếm được Ba Lan đã quay hướng tiến công sang phía Tây, bằng một cuộc chiến tranh chớp nhoáng đã nhanh chóng chiếm được hầu hết các nước tư bản châu Âu như Bỉ, Hà Lan, Lucxambua và đánh thẳng vào nước Pháp. Ngày 10/6/1940, chính phủ Pháp rời bỏ thủ đô Pari chạy về Tour. Ngày 22/6/1940, đoàn đại biểu Pháp phải ký vào hiệp định đình chiến với Đức với những điều khoản hết sức nhục nhã.

Đối với Anh- Pháp:

Trước sự kiện trên một số nhà nghiên cứu cho rằng vì Anh- Pháp bảo thủ tiếp tục theo đuổi chính sách Muynich đã thất bại thảm hại từ sự kiện Đức tấn công Ba Lan, và sự nhún nhường đó đã tạo điều kiện cho phát xít Đức chiếm được phần lớn các nước châu Âu và bản thân nước Pháp cũng bị chiếm đóng.


Cần nhận thấy rằng việc chuyển hướng tiến công của phát xít Đức là hành động nhằm thôn tính toàn bộ châu Âu, đặt châu Âu dưới toàn bộ ách thống trị của chủ nghĩa phát xít. Phát xít Đức là lực lượng hung mạnh lại áp dụng có hiệu quả chiến lược chiến tranh chớp nhoáng nhằm tạo yếu tố bât ngờ. Trong các nước châu Âu bị thôn tính thì Hà Lan, vỗn được coi là đất nước có tiềm lực mạnh nhưng cuối cùng cũng không thoát khỏi sự chiếm đóng của phát xít Đức. Do đó sự thất bại của Pháp cũng là một điều khó tránh khỏi.
Sau thất bại của nước Pháp thì liên minh Anh- Pháp cũng tan rã. Đây không phải là hành động Anh bỏ rơi nước Pháp mà xuất phát từ âm mưu phá hoại khối liên minh Anh- Pháp của phát xít Đức. Đức sau khi chiếm được Pháp đã dự định thực hiện kế hoạch “ sư tử biển”, dùng hạm đội hải quân mạnh nhất của Pháp để tấn công Anh trên mặt biển nhằm một mặt suy giảm sức mạnh của Anh, một mặt nhằm làm tan vỡ liên minh Anh- Pháp.
Đứng trước một bên là nền độc lập đang bị đe dọa nghiêm trọng và một bên là đồng minh trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. Anh buộc phải lựa chọn bảo vệ nền độc lập của mình bằng quyết định tiêu diệt hạm đội của Pháp. Theo đó chính phủ Pháp Vichy cắt đứt quan hệ với Anh. Nhưng sự phá vỡ liên minh này chỉ mang tính chất tạm thời giữa một bên là chính phủ Pháp phản động đã đầu hàng phát xít Đức với một bên là đất nước Anh đang cần một biện pháp mạnh để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Đối với Mĩ:

có nhận định cho rằng: trước sự thắng thế của chủ nghĩa phát xít trên phần lớn lục địa châu Âu, sự thất bại của Pháp, sự thất thủ của Anh, nước Mĩ dần từ bỏ lập trường trung lập, không giúp đỡ Pháp nhưng lại từng bước giúp đỡ Anh với mong muốn giới tài phiệt sẽ thu được nguồn lợi khổng lồ từ việc buôn bán vũ khí trong chiến tranh.
Hành động trên của Mĩ còn mang mục đích khác. Thứ nhất lúc này Mĩ không thể viện trợ cho Pháp vì lúc này chính phủ Pháp đã đầu hàng phát xít Đức, những phần tử phản động lên nắm chính quyền, do đó viện trợ cho Pháp lúc này là vô cùng khó khăn. Thứ hai Mĩ viện trợ cho Anh vì lúc này Anh đang thất thủ, do đó cần tới sức mạnh từ bên ngoài để xoay chuyển cục diện.
Trong khi đó việc giúp đỡ Anh trên mặt biển còn có ý nghĩa chiến lược giúp Mĩ xây dựng được hàng rào chắn an toàn ở Đại Tây Dương, bảo vệ nước Mĩ từ phía đông.

3. Thứ ba: xoay quanh vấn đề Trân Châu cảng


Ngày 7/12/1941, bằng cuộc tấn công chớp nhoáng đã làm cho toàn bộ cứ hạm Trân Châu cảng sụp đổ hoàn toàn trước con mắt của người Mĩ. Mặc dù bị thiệt hại nặng nề trong trận chiến này nhưng điều đó không chứng tỏ tiềm lực của Mĩ không có đủ khả năng chống lại Phát xít. Bằng chứng là phát xít Nhật chỉ mạo hiểm tấn công vào một đảo nhỏ của nước Mĩ mà chưa dám tấn công trực diện lên lãnh thổ lục địa Mĩ.
Và đó chỉ là thiệt hại không ngờ tới khi Mĩ đang thi hành chính sách trung lập. Hành động trên của phe phát xít buôc Mĩ phải tuyên bố tham chiến để dành lại danh dự cho nước Mĩ, đồng thời đứng ra đảm nhiệm sứ mệnh ngăn chặn thế giới khỏi ách thống trị của chủ nghĩa phát xít. Mĩ tham chiến là hành động hoàn toàn chính nghĩa. Đồng thời sự kiện đó góp phần quan trọng vào việc thay đổi tương quan lực lượng giữa một bên là chủ nghĩa phát xít với một bên là các lực lượng dân chủ tiến bộ.

nguồn : diendankienthuc.net*
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top