Thắc mắc về một bài tập biểu đồ Địa lý ôn thi ĐH

dongdiephuyen

New member
Xu
0
Chào các anh chị!
Em vừa tham gia forum nên đây cũng là topic đầu tiên, nếu có sai sót gì mọi người sửa chữa giúp em!
Em nhờ các anh chị cho em ý kiến về bài tập vẽ biểu đồ phía dưới. Đây là bài em đang làm để ôn thi ĐH nhưng cách giải của Thầy cô làm em chưa thuyết phục.
Hi vọng anh chị giúp đỡ em!

Bài tập:

Mọi người giúp em câu vẽ biểu đồ dc rồi ạ!
Em thì vẽ đây là biểu đồ 3 hình tròn - không chênh lệch bán kính, mỗi hình tròn có 3 đối tượng.
Nhưng GV dạy em thì bảo là vẽ biểu đồ cột ghép của ĐBSH và TDMNBB, không vẽ cả nước. Mỗi cột ghép có 3 đối tượng.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Chào các anh chị!
Em vừa tham gia forum nên đây cũng là topic đầu tiên, nếu có sai sót gì mọi người sửa chữa giúp em!
Em nhờ các anh chị cho em ý kiến về bài tập vẽ biểu đồ phía dưới. Đây là bài em đang làm để ôn thi ĐH nhưng cách giải của Thầy cô làm em chưa thuyết phục.
Hi vọng anh chị giúp đỡ em!

Bài tập:



Mọi người giúp em câu vẽ biểu đồ dc rồi ạ!
Em thì vẽ đây là biểu đồ 3 hình tròn - không chênh lệch bán kính, mỗi hình tròn có 3 đối tượng.
Nhưng GV dạy em thì bảo là vẽ biểu đồ cột ghép của ĐBSH và TDMNBB, không vẽ cả nước. Mỗi cột ghép có 3 đối tượng.
Biểu đồ này là dạng khó và hay gặp ở các kỳ thi nhất là đại học, nó rất hay :highly_amused:

Đây là dạng vẽ biểu đồ cho dữ liệu với yêu cầu " Tỉ trọng" có nghĩa là biểu đồ chính xác cần phải thể hiện được 3 tiêu chí sau:
1. So sánh được 2 vùng với nhau, so sánh được với cả nước.
2. Biểu đồ thể hiện về mặt " Diện tích". Với yêu cầu này có thể là hình tròn nhưng hình cột là thể hiện rõ nhất
3. Số liệu trên ở dạng thô cần phải chuyển đổi dữ liệu. Ở đây dữ liệu " cả nước" người ta cho để có cơ sở tổng thể để so sánh 2 vùng này vì vậy được tính cho là 100%.
Chuyển đổi phần trăm công thức như sau:
Số % loại đất = Số diện tích loại đất của vùng đó x 100 / Tổng số

Ví dụ:
Tỉ lệ đất nông nghiệp đồng bằng sông hồng So với các loại đất khác trong cùng vùng: là 742 x 100/1496;
So với cả nước sẽ là 742 x 100 /9599

Ở đây cái khó là có 2 tỉ lệ là loại đất so với đất ở trong vùng và so với cả nước (có 2 tổng để so sánh).

Cho nên kết luận rằng:
- Như ý kiến của em vẽ 3 biểu đồ tròn: Nếu vẽ 2 vùng 2 biểu đồ tròn và cả nước 1 biểu đồ tròn thì ko thể hiện nổi " tỉ trọng diện tich" của 2 vùng với nhau và với cả nước, tức là không so sánh được --> Nên phương án này không thể gọi là " biểu đồ thích hợp nhất"

- Theo ý của cô giáo em là vẽ biểu đồ cột ghép ĐBSH và TDMNBB, không vẽ cả nước. Mỗi cột ghép có 3 đối tượng:

+ Vẽ cột ghép với 3 đối tượng: Dữ liệu cho mỗi vùng có 4 loại đất tức là ít nhất đã xuất hiện 4 đối tượng ( Đất nông nghiệp, lâm nghiêp, đất ở, đất khác)---> Sẽ bị thiếu không hợp dữ liệu đề bài đưa ra

+ Không vẽ cả nước: Tỉ trọng nghĩa là thể hiện sự so sánh ở đây là so sánh 2 vùng ĐBSH và TDMN nhưng không có dữ liệu của tổng thể cả nước thì không có cơ sở để so sánh được khoảng cách chênh lệch --> Chưa thật sự hợp lý.

- Giờ thì theo anh: Biểu đồ cột chồng
+ Cả nước 100% chứa trong ĐBSH và TDMN (vì dữ liệu đã cho 2 tổng là cơ sở để tính ra tỉ lệ %) có nghĩa là tỉ lệ diện tích 2 vùng thể hiện chồng trên cùng 1 cột được chứa trong cột cả toàn quốc.
+ Vẽ 4 cột tương ứng 4 đối tượng (đất nông, lâm, nhà ở, đất khác)
+ Chú thích rõ từng đối tượng, từng vùng và cả nước trên 1 cột chồng nhau đó.

Chúc thành công và điểm cao
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Tôi biết bạn thắc mắc về loại biểu đồ phải không? Thực chất bạn dongdiephuyen chọn vẽ biểu đồ tròn là có cơ sở vì:
Đề bài yêu cầu là vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng (Hoặc đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu).
Còn về việc:
Nhưng GV dạy em thì bảo là vẽ biểu đồ cột ghép của ĐBSH và TDMNBB, không vẽ cả nước. Mỗi cột ghép có 3 đối tượng.


Tôi khá phân vân chỗ này, sao lại vẽ biểu đồ cột ghép của ĐBSH và TDMNBB, không vẽ cả nước mà lại có tới 3 đối lượng là sao? Tôi nghĩ rằng giáo viên này chưa sử dụng hết giá trị có trong bảng số liệu, nghĩa là chỉ sử dụng số liệu ở DBSH và TDMNBB còn cả nước vì vất?

Tôi ủng hộ ý kiến của bạn Tòng Chiên, đó là vẽ biểu đồ cột chồng - Chuẩn.

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Tôi ủng hộ ý kiến của bạn Tòng Chiên, đó là vẽ biểu đồ cột chồng - Chuẩn.

Hihi cảm ơn cảm ơn đã ủng hộ!
biểu đồ cột ghép của ĐBSH và TDMNBB, không vẽ cả nước mà lại có tới 3 đối lượng là sao cái này mình cũng không hiểu cô định vẽ thế nào???:victorious:
 
- Theo ý của cô giáo em là vẽ biểu đồ cột ghép ĐBSH và TDMNBB, không vẽ cả nước. Mỗi cột ghép có 3 đối tượng:

+ Vẽ cột ghép với 3 đối tượng: Dữ liệu cho mỗi vùng có 4 loại đất tức là ít nhất đã xuất hiện 4 đối tượng ( Đất nông nghiệp, lâm nghiêp, đất ở, đất khác)---> Sẽ bị thiếu không hợp dữ liệu đề bài đưa ra
Dạ vì đề không yêu cầu vẽ đất khác nên chỉ còn 3 đối tượng thôi ạ!
Em đang thử vẽ lại theo cả 2 cách là biểu đồ cột ghép có cả nước và biểu đồ cột chồng để đối chiếu xem cái nào thích hợp hơn.
Em cảm ơn các anh chị đã giúp đỡ, mong anh chị chỉ giáo thêm cho em trong những lần sau ^^
 
Biểu đồ cột chồng
+ Cả nước 100% chứa trong ĐBSH và TDMN (vì dữ liệu đã cho 2 tổng là cơ sở để tính ra tỉ lệ %) có nghĩa là tỉ lệ diện tích 2 vùng thể hiện chồng trên cùng 1 cột được chứa trong cột cả toàn quốc.
+ Vẽ 4 cột tương ứng 4 đối tượng (đất nông, lâm, nhà ở, đất khác)
+ Chú thích rõ từng đối tượng, từng vùng và cả nước trên 1 cột chồng nhau đó.


Hãy đặt câu hỏi khi cần
 
Tôi khá phân vân chỗ này, sao lại vẽ biểu đồ cột ghép của ĐBSH và TDMNBB, không vẽ cả nước mà lại có tới 3 đối lượng là sao? Tôi nghĩ rằng giáo viên này chưa sử dụng hết giá trị có trong bảng số liệu, nghĩa là chỉ sử dụng số liệu ở DBSH và TDMNBB còn cả nước vì vất?

Câu trả lời tính chất tham khảo cao, mọi người có thể tìm trong kiến thức địa lý
 
Theo gis nghĩ, cách vẽ cột ghép kết hợp cột chồng là hợp lý.

1. Về hình vẽ biểu đồ:
- Phải chuyển số liệu đã cho sang tương đối (cả nước = 100%)
- Trục tung là tỷ lệ %, trục hoành là vùng (ở đây là 2 vùng: ĐBSH và TDMNPB)
- Ở mỗi vùng sẽ vẽ 3 cột chồng sát nhau (ghép), thể hiện tỷ trọng của từng nhóm đất (theo yêu cầu đề bài) của vùng đó so với cả nước.

2. Lý do:
- Theo đề yêu cầu là "tỷ trọng" => phải là cột chồng hoặc tròn. Nhưng ta ko thể sử dụng biểu đồ tròn theo như cách của bạn dongdiephuyen đã vẽ, bởi vì nó chỉ thể hiện cơ cấu của từng nhóm đất trong mỗi vùng, chứ chưa thể hiện tỷ trọng của từng nhóm so với cả nước.

- Nhưng trong trường hợp này, mỗi vùng có 3 nhóm đất (nghĩa là phải ghép 3 cột lại với nhau => chồng + ghép)

- Không thể chỉ sử dụng cột chồng, vì nó cũng chỉ thể hiện cơ cấu, chứ chưa cho thấy tỷ trọng so với cả nước.

Chú ý: mặc dù bảng số liệu cho 4 nhóm đất, nhưng chỉ yêu cầu thể hiện 3 nhóm, do đó, việc sử dụng cột ghép không sai.
 
Thường thì học sinh ta thấy từ "tỉ trọng" là thường nghĩ đến biểu đồ tròn. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì không hẳn vậy. Như đề bài ở trên. Hi vọng bạn cũng có được chút ít kinh nghiệm về vấn đề này cho kì thi đại học sắp tới. Chúc thành công!!
 
bài ni hay

Bài ni hay quá vô đóng góp tí chút: với bài này không nên tranh luận là vẽ biểu đồ tròn hay biểu đồ cột chồng vì cả 2 biểu đồ đều có thể thể hiện được yêu cầu bài ra.
điều quan trọng ở đây là cách hiểu...
- câu a yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng 3 nhóm đất nên chỉ cần vẽ 3 nhóm. có bạn nói không vẽ :đất khác" thì dư dữ liệu,,,cái đó để dành cho câu b....okee
-- tỉ trọng các nhóm đất so với cả nước nên không thể tính tỉ trọng từng nhóm đất trong từng vùng với nhau, không thể lấy tổng là tổng số đất của mỗi vùng.. cái đó thì có thể dùng cho câu b...okee
+ trước tiên , tính tỉ trọng đất nông nghiệp sông hồng so với cả nước: 742.100/9599. rồi trung du miền núi bắc bộ 1479.100/9599..
tương tự với 2 loại đất còn lại..
- vẽ 3 biểu đồ tròn. 1.đất nông nghiệp 2 vùng so với cả nước. 2 đất lâm nghiệp 2 vùng so với cả nước.3. đất chuyên dùng và đất ở 2 vùng so với cả nước.

tính tỉ trọng các loại đất trong từng vủng thì dành cho câu b để nhận xét..
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top