- Khi cách Tết khoảng vài ba tháng, thậm chí là 4-5 tháng hầu như các hộ gia đình đều nuôi một con lợn, loại lợn ỉ, bù cu chân rện, thịt chắc, nạc và thơm ngon để ăn Tết...
Ngày trước, khi mọi thứ vật chất còn vô cùng thiếu thốn, đời sống kinh tế của hết thảy người dân còn rất nghèo nàn thì không chỉ trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, mọi người mọi nhà đều tiết kiệm, mà ngay cả những ngày Tết mức chi tiêu ăn uống cũng chẳng mấy dư giả. Ở các làng quê thì ngày Tết càng như có phần “nghèo” hơn rất nhiều so với thành phố, thị xã, thị trấn, bởi tiền bạc là không hề sẵn mà nhà ai cũng phải bán ngô, lúa, khoai, sắn, gà, lợn… mới mong có tiền sắm Tết. Một cái Tết với bao chi tiêu tốn kém luôn nhắc nhở người dân quê vốn quanh năm túng thiếu phải tằn tiện…
Ngoài các thứ sản vật phục vụ cho nhu cầu Tết mà người dân bắt buộc phải mua sắm ra như: bánh kẹo, mứt, rượu, măng, miến, mộc nhĩ, nấm hương, hoa quả… thì đại đa số các loại thực phẩm khác đều do chính họ nuôi trồng và làm ra. Nào gà, nào lợn, nào gạo nếp, đậu xanh, rồi thì cá thả dưới ao bắt lên kho để ăn rè mấy ngày Tết. Ngay như thực phẩm chính mà nhà nào cũng không thể thiếu trong mấy ngày Tết, đó là thịt lợn cũng luôn được tự cung tự cấp. Khi cách Tết khoảng vài ba tháng, thậm chí là 4-5 tháng hầu như các hộ gia đình đều nuôi một con lợn, loại lợn ỉ, bù cu chân rện, thịt chắc, nạc và thơm ngon để ăn Tết. Loại lợn này nuôi lâu lớn, có khi mỗi tháng chỉ tăng thêm chưa đầy chục kg trọng lượng. Thế nhưng, với mục đích nuôi để ăn Tết nên, chứ không phải bán nên việc lỗ lãi với người dân quê là không quan trọng! Cũng có khi, mấy anh chị em trong gia đình, hay mấy người trong cùng xóm nuôi chung một con để Tết tới là “đụng” chung với nhau.
Mấy năm nay, tục “đựng lợn” ở các làng quê vào dịp Tết đã mai một nhiều do nền kinh tế thị trường hàng hoá phong phú, cộng với nhiều cửa hàng siêu thị mọc lên với quá nhiều các loại thức ăn chế biến sẵn. Thế nhưng, chỉ cách đây chừng dăm bảy năm về trước, tại hầu hết các làng quê thì tục “đụng lợn” vẫn còn rất phổ biến. Con lợn của một nhà được giết thịt khi Tết chỉ còn cách 1-2 ngày và tuỳ theo trọng lượng to, nhỏ của con lợn ấy mà gia chủ ước lượng để nhận lời cho bao nhiêu hộ “đụng”. Thường là lợn thịt cho mọi người “đụng” được xẻ thịt từ hôm 27-28 để người ta còn kịp lấy thịt gói bánh chưng. Hôm thịt lợn “đụng” gia đình nhà nào cũng có một bữa tươi trước Tết khá thịnh soạn trong đó không thể thiếu món lòng lợn, tiết canh.
Ngày còn nhỏ, nhà tôi vẫn thường hay “đụng” phần thịt lợn với một nhà hàng xóm. Nhà neo người, mà bố mẹ tôi vẫn phải tất bật ngoài đồng nên những buổi giết lợn cận Tết tôi vẫn thường được phân công đi phục vụ đun nước cạo lông và chờ lấy thịt mang về. Bình thường, mỗi nhà “đụng” đều phải cắt cử một lao động đến phục vụ. Nếu nhà ai không có người lớn thì phải có một đứa trẻ nhỏ. Khi lợn được cạo lông sạch sẽ, phanh mổ bụng là người ta pha thịt thành từng miếng to, loại nào ra loại ấy. Thịt được bày ra nong rộng, dưới lót lá chuối và tuỳ theo cách “đụng” của mỗi nhà nhiều hay ít mà chia phần sao cho đều đặn. Có khi con lợn xẻ ra chỉ chia làm 4 phần vì chỉ có 4 hộ “đụng”. Cũng có khi con lợn được chia làm 8 phần tương ứng với 8 hộ “đụng”. Ngoài phần thịt, phần xương, lòng, tiết của con lợn được chia đều cho các hộ “đụng” ra thì riêng hai lá mỡ bao giờ cũng dành phần gia chủ có công nuôi lợn. Có vài năm bố mẹ tôi nhận nuôi lợn “đụng” nên số mỡ rán ra từ hai lá mỡ của lợn thịt Tết nhà tôi ăn tới hết tháng Hai mà chưa hết. Bọn trẻ chúng tôi thường rất vui, rất tự hào vì nhà có lợn cho mọi người “đụng”. Chiếc bong bóng và cái đuôi của con lợn cũng thường được ưu ái dành cho con nhà chủ vất vả băm bèo, nấu cám. Chẳng vậy mà cứ có dịp nhà cho mọi người “đụng” lợn là tôi phải chầu chực để xí phần đuôi lợn và bong bóng.
Ở nông thôn đồng tiền không sẵn nên hình thức “đụng” lợn cũng được quy ước khá đơn giản đó là: trả bằng thóc! Nếu nhà nào bán thóc trả bằng tiền cũng được, song mọi người đều trả bằng thóc cho tiện. Gia chủ tính giá thị trường lúc đó và thoả thuận với mọi gia đình “đụng” để quy ra thóc phải trả là bao nhiêu cho phần “đụng” của mình! Mẹ tôi vẫn nói rằng, hầu như năm nào nhà cũng phải trả vài thúng thóc cho thịt lợn Tết. Đó là nhà tôi neo đơn, chỉ có 4 người, chứ mấy hộ con đàn, cháu đống thì họ phải trả thóc tới cả chục thúng cho phần lợn “đụng” ngày Tết…
Tết sắp tới và trong dòng người tấp nập mua sắm thực phẩm, hàng hoá trong siêu thị, ngoài chợ tôi lại hoài niệm nhớ về những cái Tết của ngày xưa ấy, mà ở đó hình ảnh của tục “đụng lợn” như một kỷ niệm đẹp đọng mãi trong ký ức tuổi thơ của một thời nghèo khó…
Ngày trước, khi mọi thứ vật chất còn vô cùng thiếu thốn, đời sống kinh tế của hết thảy người dân còn rất nghèo nàn thì không chỉ trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, mọi người mọi nhà đều tiết kiệm, mà ngay cả những ngày Tết mức chi tiêu ăn uống cũng chẳng mấy dư giả. Ở các làng quê thì ngày Tết càng như có phần “nghèo” hơn rất nhiều so với thành phố, thị xã, thị trấn, bởi tiền bạc là không hề sẵn mà nhà ai cũng phải bán ngô, lúa, khoai, sắn, gà, lợn… mới mong có tiền sắm Tết. Một cái Tết với bao chi tiêu tốn kém luôn nhắc nhở người dân quê vốn quanh năm túng thiếu phải tằn tiện…
Ngoài các thứ sản vật phục vụ cho nhu cầu Tết mà người dân bắt buộc phải mua sắm ra như: bánh kẹo, mứt, rượu, măng, miến, mộc nhĩ, nấm hương, hoa quả… thì đại đa số các loại thực phẩm khác đều do chính họ nuôi trồng và làm ra. Nào gà, nào lợn, nào gạo nếp, đậu xanh, rồi thì cá thả dưới ao bắt lên kho để ăn rè mấy ngày Tết. Ngay như thực phẩm chính mà nhà nào cũng không thể thiếu trong mấy ngày Tết, đó là thịt lợn cũng luôn được tự cung tự cấp. Khi cách Tết khoảng vài ba tháng, thậm chí là 4-5 tháng hầu như các hộ gia đình đều nuôi một con lợn, loại lợn ỉ, bù cu chân rện, thịt chắc, nạc và thơm ngon để ăn Tết. Loại lợn này nuôi lâu lớn, có khi mỗi tháng chỉ tăng thêm chưa đầy chục kg trọng lượng. Thế nhưng, với mục đích nuôi để ăn Tết nên, chứ không phải bán nên việc lỗ lãi với người dân quê là không quan trọng! Cũng có khi, mấy anh chị em trong gia đình, hay mấy người trong cùng xóm nuôi chung một con để Tết tới là “đụng” chung với nhau.
Mấy năm nay, tục “đựng lợn” ở các làng quê vào dịp Tết đã mai một nhiều do nền kinh tế thị trường hàng hoá phong phú, cộng với nhiều cửa hàng siêu thị mọc lên với quá nhiều các loại thức ăn chế biến sẵn. Thế nhưng, chỉ cách đây chừng dăm bảy năm về trước, tại hầu hết các làng quê thì tục “đụng lợn” vẫn còn rất phổ biến. Con lợn của một nhà được giết thịt khi Tết chỉ còn cách 1-2 ngày và tuỳ theo trọng lượng to, nhỏ của con lợn ấy mà gia chủ ước lượng để nhận lời cho bao nhiêu hộ “đụng”. Thường là lợn thịt cho mọi người “đụng” được xẻ thịt từ hôm 27-28 để người ta còn kịp lấy thịt gói bánh chưng. Hôm thịt lợn “đụng” gia đình nhà nào cũng có một bữa tươi trước Tết khá thịnh soạn trong đó không thể thiếu món lòng lợn, tiết canh.
Ngày còn nhỏ, nhà tôi vẫn thường hay “đụng” phần thịt lợn với một nhà hàng xóm. Nhà neo người, mà bố mẹ tôi vẫn phải tất bật ngoài đồng nên những buổi giết lợn cận Tết tôi vẫn thường được phân công đi phục vụ đun nước cạo lông và chờ lấy thịt mang về. Bình thường, mỗi nhà “đụng” đều phải cắt cử một lao động đến phục vụ. Nếu nhà ai không có người lớn thì phải có một đứa trẻ nhỏ. Khi lợn được cạo lông sạch sẽ, phanh mổ bụng là người ta pha thịt thành từng miếng to, loại nào ra loại ấy. Thịt được bày ra nong rộng, dưới lót lá chuối và tuỳ theo cách “đụng” của mỗi nhà nhiều hay ít mà chia phần sao cho đều đặn. Có khi con lợn xẻ ra chỉ chia làm 4 phần vì chỉ có 4 hộ “đụng”. Cũng có khi con lợn được chia làm 8 phần tương ứng với 8 hộ “đụng”. Ngoài phần thịt, phần xương, lòng, tiết của con lợn được chia đều cho các hộ “đụng” ra thì riêng hai lá mỡ bao giờ cũng dành phần gia chủ có công nuôi lợn. Có vài năm bố mẹ tôi nhận nuôi lợn “đụng” nên số mỡ rán ra từ hai lá mỡ của lợn thịt Tết nhà tôi ăn tới hết tháng Hai mà chưa hết. Bọn trẻ chúng tôi thường rất vui, rất tự hào vì nhà có lợn cho mọi người “đụng”. Chiếc bong bóng và cái đuôi của con lợn cũng thường được ưu ái dành cho con nhà chủ vất vả băm bèo, nấu cám. Chẳng vậy mà cứ có dịp nhà cho mọi người “đụng” lợn là tôi phải chầu chực để xí phần đuôi lợn và bong bóng.
Ở nông thôn đồng tiền không sẵn nên hình thức “đụng” lợn cũng được quy ước khá đơn giản đó là: trả bằng thóc! Nếu nhà nào bán thóc trả bằng tiền cũng được, song mọi người đều trả bằng thóc cho tiện. Gia chủ tính giá thị trường lúc đó và thoả thuận với mọi gia đình “đụng” để quy ra thóc phải trả là bao nhiêu cho phần “đụng” của mình! Mẹ tôi vẫn nói rằng, hầu như năm nào nhà cũng phải trả vài thúng thóc cho thịt lợn Tết. Đó là nhà tôi neo đơn, chỉ có 4 người, chứ mấy hộ con đàn, cháu đống thì họ phải trả thóc tới cả chục thúng cho phần lợn “đụng” ngày Tết…
Tết sắp tới và trong dòng người tấp nập mua sắm thực phẩm, hàng hoá trong siêu thị, ngoài chợ tôi lại hoài niệm nhớ về những cái Tết của ngày xưa ấy, mà ở đó hình ảnh của tục “đụng lợn” như một kỷ niệm đẹp đọng mãi trong ký ức tuổi thơ của một thời nghèo khó…