Gram là tên của nhà vi khuẩn học người Đan Mạch đã dùng thuốc nhuộm để nhuộm màu và phân biệt hai nhóm vi khuẩn có cấu tạo khác nhau (chủ yếu là khác nhau ở thành tế bào). Ở vi khuẩn Gram dương (G+) sau khi nhuộm màu soi trên kính hiển vi chúng bắt màu tím-xanh, còn vi khuẩn Gram âm (G-) bắt màu hồng. Đây là phương pháp nhuộm màu phổ biến đến nay vẫn còn được sử dụng. Để nhớ ơn đến Christian Gram nên người ta đặt tên của phương pháp nhuộm màu này là nhuộm Gram.
Mô tả sự khác nhau giữa thành tế bào G+ và G- :
+ Thành tế bào G+ : rất dày gồm một lớp peptidoglycan còn được gọi là murein chiếm 80%-90% thành tế bào. Peptidoglycan là loại polime xốp, không tan, khá cứng và bền vững bao quanh tế bào như một mạng lưới. Bên trong lớp peptidoglycan là acid teichoic, đây là một thành phần đặc trưng của tế bào vi khuẩn G+ vừa liên kết với peptydoglycan vừa liên kết với màng sinh chất. Phần liên kết với peptidoglycan gọi là acid lipoteichoic.
+Thành tế bào G-: có cấu trúc phức tạp gồm 2 lớp. Trong cùng là một lớp peptidoglycan mỏng, cách một lớp không gian chu chất và tới lớp màng ngoài là phức hợp lipidpolysaccharide gồm lipoprotein và lipopolysaccharide.