Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Tàu vũ trụ Discovery có chuyến trở về lịch sử
Tàu con thoi “già” nhất Mỹ, Discovery, hôm qua đã có chuyến trở về trái đất lịch sử, kết thúc 27 năm "chu du" trong không gian của mình.
Discovery hạ cánh xuống Trạm vũ trụ Kennedy ở Florida, Mỹ.
Tàu con thoi đã hạ cánh xuống Trung tâm vũ trụ Kennedy ngay trước giữa trưa ngày thứ tư giờ địa phương, sau 12 ngày thực hiện sứ mệnh vũ trụ cuối cùng của mình trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Dự kiến Discovery sẽ “về hưu” tại một bảo tàng. 2 tàu con thoi cùng loại khác của NASA cũng sẽ lần lượt “về hưu” trong những tháng tới, sau khi thực hiện các chuyến bay cuối cùng vào không gian.
6 phi hành gia trên Discovery đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trên ISS.
Trong chuyến bay cuối cùng, Discovery chuyển một phòng chứa mới và một người robot lên ISS. Còn phi hành đoàn đã có 2 cuộc “dạo bộ” ngoài không gian để thực hiện các nhiệm vụ bảo trì ở phần ngoài của ISS. Trong khi đó, cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đang chuẩn bị cho sứ mệnh không gian tiếp theo. Chỉ vài giờ nữa, tàu con thoi Endeavour sẽ được đưa ra khỏi Tòa nhà lắp ráp thiết bị rộng lớn của Trung tâm Kennedy để tới bệ phóng, chuẩn bị cho chuyến bay cuối cùng vào vũ trụ trong tháng tới (dự kiến vào ngày 19/4).
Theo kế hoạch, sau khi đội tàu con thoi về hưu các nhà du hành Mỹ sẽ được đưa lên ISS bằng tàu Soyuz của Nga cho đến giữa thập niên hiện nay. Nhiều công ty của Mỹ đang chuẩn bị sẵn sàng để cung cấp dịch vụ đưa hàng và người lên vũ trụ cho NASA bằng một loạt các tàu mới.
Đôi nét về Discovery
Discovery là tàu phục vụ lâu nhất trong số các tàu con thoi.
Tàu con thoi Discovery được đặt tên theo nhiều con tàu lịch sử, trong đó có tàu thám hiểm của James Cook vào thế kỷ thứ 18. Discovery là tàu vũ trụ đầu tiên lấy lại được một về tinh và đưa nó trở về Trái đất.
Tàu hoàn thành nhiều sứ mệnh hơn bất kỳ tàu con thoi nào.
Tàu đã thăm cả trạm vũ trụ Mir của Nga và Trạm vũ trụ quốc tế ISS.
Discovery đã giúp đưa Kính thiên văn vũ trụ Hubble vào quỹ đạo và thực hiện hai sứ mệnh bảo dưỡng cho chiếc kính khổng lồ này.
Tổng thời gian ở trong quỹ đạo của Discovery: 365 ngày; Tổng chặng đường Discovery đã đi: 238 triệu km.
Phan Anh - DT
Theo BBC