Hai Trieu Kr
Moderator
- Xu
- 28,899
Este là một dạng quan trọng của hoá học 12. Este là chương đầu tiên cũng là bài học đầu tiên của chương trình. Este liên quan tới các phản ứng hoá học, tính chất và ứng dụng. Ta có thể thấy este tồn tại trong chuối, dứa, dâu... những hóa quả thường ngày. Để chắc thêm kiến thức, sau đây là tất tần tật các dạng bài tập este.
Dạng 1. Lý thuyết
Câu 1. Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 6.
Câu 2. Este nào sau đây khi phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng không tạo ra hai muối?
A. C6H5COO C6H5 (phenyl benzoat). B. CH3COO-[CH2]2-OOCCH2CH3.
C. CH3OOC-COOCH3. D. CH3COOC6H5 (phenyl axetat)
Câu 3. Cho glixerol pư với hh axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là
A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 4. Hợp chất X có công thức phân tử C5H8O2, khi tham gia phản ứng xà phòng hóa thu được một anđehit và một muối của axit cacboxylic. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là:
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 5. Khi cho 0,15 mol este đơn chức X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sau khi phản ứng kết thúc thì lượng NaOH phản ứng là 12 gam và tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 29,7 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thoả mãn các tính chất trên là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 6.
Câu 6. Thủy phân este X mạch hở có công thức phân tử C4H6O2, sản phẩm thu được có khả năng tráng bạc. Số este X thỏa mãn tính chất trên là
A. 4. B. 3. C. 6. D. 5
Câu 7: Cho dãy các hợp chất thơm: p-HO-CH2-C6H4-OH, p-HO-C6H4-COOC2H5, p-HO-C6H4-COOH, p-HCOO-C6H4-OH, p-CH3O-C6H4-OH. Có bao nhiêu chất trong dãy thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau?
(a) Chỉ tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1.
(b) Tác dụng được với Na (dư) tạo ra số mol H2 bằng số mol chất phản ứng.
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng sau: (đúng tỷ lệ mol các chất)
(1). Este X (C6H10O4) + 2NaOH -> X1 + 2X2 (2). X2 -> X3
(3). X1 + 2NaOH -> (CaO,t°)H2 + 2Na2CO3 (4). X2 -> X4
Nhận định nào sau đây là chính xác.
A. X3 có hai nguyên tử C trong phân tử.
B. X4 có 4 nguyên tử H trong phân tử.
C. Trong X có một nhóm – CH2 –
D. Trong X1 có một nhóm – CH2 –
Câu 9: Chất hữu cơ Z có công thức phân tử C17H16O4, không làm mất màu dung dịch brom. Z tác dụng với NaOH theo PTHH Z + 2NaOH -> 2 X + Y trong đó Y hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam đặc trưng. Phát biểu nào sau đây là đúng
A. Không thể tạo ra Y từ hidrocacbon tương ứng bằng một phản ứng.
B. Cho 15,2 gam Y tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc).
C. Z có 2 đồng phân cấu tạo thỏa mãn điều kiện bài toán.
D. Tỷ lệ khối lượng của cacbon trong X là 7 : 12.
Dạng 2. Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm (xà phòng hóa)
Câu 1. Thuỷ phân chất hữu cơ X trong dd NaOH (dư), đun nóng, thu được sản phẩm gồm 2 muối và ancol etylic. Chất X là
A. CH3COOCH2CH2Cl. B. CH3COOCH2CH3.
C. CH3COOCH(Cl)CH3. D. ClCH2COOC2H5
Câu 2. Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có anđehit?
A. CH2=CH–COO–CH2–CH3. B. CH3–COO–C(CH3)=CH2.
C. CH3–COO–CH2–CH=CH2. D. CH3–COO–CH=CH–CH3.
Câu 4. Thủy phân este có công thức phân tử C4H8O2 (với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là
A. rượu metylic. B. etyl axetat. C. axit fomic. D. rượu etylic
Câu 5. Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 6. Este đơn chức X có tỉ khối hơi so với CH4 là 6,25. Cho 20 gam X t/d với 300 ml dd KOH 1M (đun nóng). Cô cạn dd sau pư thu được 28 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
A. CH2=CH-CH2-COO-CH3. B. CH2=CH-COO-CH2-CH3.
C. CH3 -COO-CH=CH-CH3. D. CH3-CH2-COO-CH=CH2
Dạng 3. Phản ứng đốt cháy
Câu 1. Hỗn hợp X gồm vinyl axetat, metyl axetat và etyl fomat. Đốt cháy hoàn toàn 3,08 gam X, thu được 2,16 gam H2O. Phần trăm số mol của vinyl axetat trong X là
A. 75%. B. 72,08%. C. 27,92%. D. 25%.
Câu 2. Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã pư. Tên gọi của este là
A. metyl fomiat. B. etyl axetat. C. n-propyl axetat. D. metyl axetat
Câu 3. Hh Z gồm hai este X và Y tạo bởi cùng một ancol và hai axit cacboxylic kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn m gam Z cần dùng 6,16 lít khí O2 (đktc), thu được5,6 lít khí CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Công thức este X và giá trị của m tương ứng là
A. (HCOO)2C2H4 và 6,6. B.HCOOCH3 và 6,7.
C. CH3COOCH3 và 6,7. D. HCOOC2H5 và 9,5.
Câu 4. Cho hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, mạch hở. Đem đốt cháy m gam X thì cần vừa đủ 0,465 mol O2 sản phẩm cháy thu được chứa x mol CO2. Thủy phân m gam X trong 90 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ) thì thu được được 8,86 gam hỗn hợp muối Y và một ancol Z no đơn chức, mạch hở. Đem đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối Y thì cần dùng 7,392 lít (đktc) khí O2. Giá trị x là:
A. 0,34. B. 0,40. C. 0,32. D. 0,38.
Câu 5. Hỗn hợp E chứa các chất hữu cơ đều no, mạch hở gồm axit (X) đơn chức, ancol (Y) hai chức và este (Z) hai chức. Đốt cháy hết 0,2 mol E cần dùng 0,31 mol O2, thu được 6,84 gam nước. Mặt khác, 0,2 mol E phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 0,8M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một ancol (Y) duy nhất và hỗn hợp gồm hai muối, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ gần nhất của a : b là.
A. 6,5 B. 5,0 C. 5,5 D. 6,0
Sưu tầm
(Nguồn ảnh: Internet)
Dạng 1. Lý thuyết
Câu 1. Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 6.
Câu 2. Este nào sau đây khi phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng không tạo ra hai muối?
A. C6H5COO C6H5 (phenyl benzoat). B. CH3COO-[CH2]2-OOCCH2CH3.
C. CH3OOC-COOCH3. D. CH3COOC6H5 (phenyl axetat)
Câu 3. Cho glixerol pư với hh axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là
A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 4. Hợp chất X có công thức phân tử C5H8O2, khi tham gia phản ứng xà phòng hóa thu được một anđehit và một muối của axit cacboxylic. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là:
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 5. Khi cho 0,15 mol este đơn chức X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sau khi phản ứng kết thúc thì lượng NaOH phản ứng là 12 gam và tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 29,7 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thoả mãn các tính chất trên là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 6.
Câu 6. Thủy phân este X mạch hở có công thức phân tử C4H6O2, sản phẩm thu được có khả năng tráng bạc. Số este X thỏa mãn tính chất trên là
A. 4. B. 3. C. 6. D. 5
Câu 7: Cho dãy các hợp chất thơm: p-HO-CH2-C6H4-OH, p-HO-C6H4-COOC2H5, p-HO-C6H4-COOH, p-HCOO-C6H4-OH, p-CH3O-C6H4-OH. Có bao nhiêu chất trong dãy thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau?
(a) Chỉ tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1.
(b) Tác dụng được với Na (dư) tạo ra số mol H2 bằng số mol chất phản ứng.
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng sau: (đúng tỷ lệ mol các chất)
(1). Este X (C6H10O4) + 2NaOH -> X1 + 2X2 (2). X2 -> X3
(3). X1 + 2NaOH -> (CaO,t°)H2 + 2Na2CO3 (4). X2 -> X4
Nhận định nào sau đây là chính xác.
A. X3 có hai nguyên tử C trong phân tử.
B. X4 có 4 nguyên tử H trong phân tử.
C. Trong X có một nhóm – CH2 –
D. Trong X1 có một nhóm – CH2 –
Câu 9: Chất hữu cơ Z có công thức phân tử C17H16O4, không làm mất màu dung dịch brom. Z tác dụng với NaOH theo PTHH Z + 2NaOH -> 2 X + Y trong đó Y hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam đặc trưng. Phát biểu nào sau đây là đúng
A. Không thể tạo ra Y từ hidrocacbon tương ứng bằng một phản ứng.
B. Cho 15,2 gam Y tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc).
C. Z có 2 đồng phân cấu tạo thỏa mãn điều kiện bài toán.
D. Tỷ lệ khối lượng của cacbon trong X là 7 : 12.
Dạng 2. Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm (xà phòng hóa)
Câu 1. Thuỷ phân chất hữu cơ X trong dd NaOH (dư), đun nóng, thu được sản phẩm gồm 2 muối và ancol etylic. Chất X là
A. CH3COOCH2CH2Cl. B. CH3COOCH2CH3.
C. CH3COOCH(Cl)CH3. D. ClCH2COOC2H5
Câu 2. Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có anđehit?
A. CH2=CH–COO–CH2–CH3. B. CH3–COO–C(CH3)=CH2.
C. CH3–COO–CH2–CH=CH2. D. CH3–COO–CH=CH–CH3.
Câu 4. Thủy phân este có công thức phân tử C4H8O2 (với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là
A. rượu metylic. B. etyl axetat. C. axit fomic. D. rượu etylic
Câu 5. Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 6. Este đơn chức X có tỉ khối hơi so với CH4 là 6,25. Cho 20 gam X t/d với 300 ml dd KOH 1M (đun nóng). Cô cạn dd sau pư thu được 28 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
A. CH2=CH-CH2-COO-CH3. B. CH2=CH-COO-CH2-CH3.
C. CH3 -COO-CH=CH-CH3. D. CH3-CH2-COO-CH=CH2
Dạng 3. Phản ứng đốt cháy
Câu 1. Hỗn hợp X gồm vinyl axetat, metyl axetat và etyl fomat. Đốt cháy hoàn toàn 3,08 gam X, thu được 2,16 gam H2O. Phần trăm số mol của vinyl axetat trong X là
A. 75%. B. 72,08%. C. 27,92%. D. 25%.
Câu 2. Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã pư. Tên gọi của este là
A. metyl fomiat. B. etyl axetat. C. n-propyl axetat. D. metyl axetat
Câu 3. Hh Z gồm hai este X và Y tạo bởi cùng một ancol và hai axit cacboxylic kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn m gam Z cần dùng 6,16 lít khí O2 (đktc), thu được5,6 lít khí CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Công thức este X và giá trị của m tương ứng là
A. (HCOO)2C2H4 và 6,6. B.HCOOCH3 và 6,7.
C. CH3COOCH3 và 6,7. D. HCOOC2H5 và 9,5.
Câu 4. Cho hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, mạch hở. Đem đốt cháy m gam X thì cần vừa đủ 0,465 mol O2 sản phẩm cháy thu được chứa x mol CO2. Thủy phân m gam X trong 90 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ) thì thu được được 8,86 gam hỗn hợp muối Y và một ancol Z no đơn chức, mạch hở. Đem đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối Y thì cần dùng 7,392 lít (đktc) khí O2. Giá trị x là:
A. 0,34. B. 0,40. C. 0,32. D. 0,38.
Câu 5. Hỗn hợp E chứa các chất hữu cơ đều no, mạch hở gồm axit (X) đơn chức, ancol (Y) hai chức và este (Z) hai chức. Đốt cháy hết 0,2 mol E cần dùng 0,31 mol O2, thu được 6,84 gam nước. Mặt khác, 0,2 mol E phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 0,8M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một ancol (Y) duy nhất và hỗn hợp gồm hai muối, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ gần nhất của a : b là.
A. 6,5 B. 5,0 C. 5,5 D. 6,0
Sưu tầm