Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Thế nào là gian hùng? Khái niệm “Gian hùng” bao gồm 2 nội dung. Chính là gian và hùng, chỉ có những kẻ vừa gian vừa hùng mới được gọi là hùng. Giống như Nghiêm Tung triều Minh, lén lén lút lút, dung những thủ đoạn, gian nhưng không hùng, đây chỉ có thể gọi là gian tặc, nếu như Đổng Trác vào những năm cuối của nhà Đông Hán, hoành hành bá đạo, ngang ngược tàn độc thì hùng chứ không gian, sử dụng chỉ là những thủ đoạn bạo lực, chỉ có thể gọi là thư hùng. Thư hùng chính là những kẻ có dã tâm nhưng cứng rắn, gian tặc là những kẻ giảo hoạt nhưng lại dung thủ đoạn gian trá, gian hung chính là là những kẻ gian trá nhưng lại có hùng tâm. Thế Tào Tháo có phải là loại người như thế không? Phải.
Tào Tháo từ nhỏ đã gian xảo. Xuất thân của Tào Tháo cũng không phải tốt, trên sử sách có ghi chép rằng Tháo là hậu đại của tướng quốc Tào Tham. Thực tế đây chỉ là lời bịa đặt. Vì sao? Bởi cha của Tào Tháo là Tào Tung, Tào Tung là người thế nào? Là con nuôi của thái giám Tào Đằng, thái giám thì làm sao có thể sinh con được, Tào Tung là con nuôi chứ không phải con ruột, cho nên chúng ta dẫu có thể khảo chứng được tổ tiên của Tào Đằng là tướng quốc thời Tây Hán Tào Tham thì cũng có liên quan gì tới Tào Tháo đây ? Thêm nữa vào những năm cuối thời kì Đông Hán chúng ta đều biết “Kẻ gây loạn nước chính là hoạn quan vậy”, thế nên một đứa con của con nuôi một hoạn quan, trong địa vị xã hội đương thời thì hoàn toàn không có ý nghĩa, người ta đều coi thường, coi đấy là nghiệt chủng, cho nên xuất thân của Tào Tháo chẳng lấy gì đẹp đẽ cả.
Đương nhiên gia cảnh tốt, bởi vì cha hay ông nuôi cũng đều là quan trong triều đình, gia cảnh tốt, nhưng xuất thân môn đệ thì không tốt. Việc học hành của Tào Tháo khi nhỏ cũng không lấy gì làm tử tế. Về sau Tào tháo nhớ lại những hồi ức về tuổi thơ của mình có làm một bài thơ là “Kí vô tam tỉ giáo, bất văn quá ngữ đình”. Cái gì gọi là “Tam tỉ giáo”? Tam tỉ giáo thực ra là một câu chuyện mọi người đều quá quen thuộc về Mạnh mẫu chọn nhà, mẹ của Mạnh Tử vì muốn cho con mình có một hoàn cảnh học hành thật tốt đã chuyển nhà ba lần nên gọi là tam tỉ. Cho nên việc như mẹ Mạnh tử dời nhà ba lần để cho con thì Tào Tháo không có, “Bất văn quá ngữ đình” nghĩa là gì ? Đây chính là nói tới chuyện Khổng Tử và con mình là Khổng Lí, nói một hôm Khổng Tử đang ở trong vườn, con trai của ông là Khổng Lí “Xu nhi quá đình”(Bước nhanh qua đình) Thế nào là Xu ? Xu chính là bước nhanh, biểu thị thái độ cung kính đối với người bề trên mỗi khi đi qua. Cúi đầu, nhanh chóng bước qua. Khổng Lí nhìn thấy cha mình là Khổng Tử đang ở trong đình cho nên đã biết cúi đầu mà nhanh chóng đi qua. Khổng Tử bèn nói, đừng lại, đã học Thi chưa ? Chưa . Không học Thi biết lấy gì để nói ? Vâng, bèn lui về học Thi. Lại một hôm Khổng tử đang đứng ở trong vườn, Khổng Lí lại “Xu nhi quá đình” Khổng Tử bèn nói dừng lại, đã học Lễ chưa ? vẫn chưa. Không học lễ lấy gì để lập (làm người) Vâng, Lí bèn lui về học Lễ. Câu chuyện này còn được gọi là “Quá đình ngữ” (lời qua đình) hay còn gọi là “Đình huấn” (giáo huấn khi qua đình), Cha dậy con thời cổ cũng còn được gọi là “Đình huấn”. Tào Tháo nói chuyện như thế cũng không có, cho nên điều đó cũng khẳng định việc giáo dục của cha mẹ với con cũng không được tốt lắm.
Tào Tháo xuất thân không tốt, việc dậy dỗ cũng không tốt, những biểu hiện lúc nhỏ càng không tốt.
Thích gì? Chim ưng chó săn, du đãng khắp nơi, không quan tâm nghề nghiệp, du thủ lười nhác, cùng với một lũ con em quyền quý chuyên đi làm điều xằng bậy. Trong đám bạn của Tào Tháo có Viên Thiệu, Trương Mạo đều là những con nhà quyền quý, trong đám đó Tào Tháo là kẻ có nhiều chủ ý nghịch ngợm nhất. Đại thể lúc đó cũng nghịch ngợm không chừa gì, Chính thế mà chú của Tào Tháo bèn nói với cha Tháo rằng. con anh là đứa nghịch ngợm chuyên đi gây chuyện, không giữ quy củ, phải quản giáo nó. Cha của Tào Tháo bèn quản giáo con mình, Tào Tháo cũng không thích chú mình liền nghĩ ra một chủ ý đó là một hôm khi chú đi qua, Tào Tháo lập tức làm điệu bộ méo mồm, chú hỏi là bị làm sao ? Tháo trả lời rằng bị trúng phong rồi, Chú nhìn điệu bộ rất gấp gáp liền nói với cha Tháo là con đang bị trúng phong anh mau tới coi đi. Khi cha của Tào Tháo tới, Tháo đổi điệu bộ hoàn toàn bình thường, Có người nói con bị trúng phong phải không ? Ai trúng phong ? ai nói con trúng phong ? không trúng phong gì cả. Ai nói thế ? Chú con nói chứ ai, chú nói con bị trúng phong rồi. Ba… chú vốn không thích con, nhìn thấy con đã khó chịu rồi, chú nói con trúng phong ba có tin được không ? Cha Tào Tháo từ đó mà không còn tin chú nữa.
Còn phá phách hơn nữa là gì đây ? Một hôm đám con em nhà quyền quý ngồi rỗi nghĩ mãi mà vẫn không có trò gì hay ho để chơi, khi đó những thứ có thể chơi được quả thực rất ít, không giống như hiện nay chỉ vần lên internet là có tất. Chúng ta đều chán cả, có trò gì hay ho không ? Tào Tháo nói : Có một trò hay, hôm nay có người kết hôn, chúng ta đi chơi một hồi . Bọn Viên Thiệu nói, có trò gì được ? Ăn cắp cô dâu. Viên Thiệu nói được, chúng ta đi ăn cắp cô dâu. Sau đó cả toán cùng đi tới nhà có đám cưới, tới tối khi chuẩn bị vào động phòng, mọi người đều đang uống rượu, Tào Tháo bèn hô lớn, “Có ăn trôm…!” Tất cả mọi khác đều chạy ra để đi bắt trộm, Trộm ở đâu, ở đâu ? Tào Tháo nhân cơ hội đó chạy vào động phòng, cướp cô dâu chạy đi ra phía bên ngoài, Viên Thiệu kém hơn chút không may bị vướng vào bụi cây quần áo đều bị móc vào cây mà không chạy được. Viên Thiệu kêu Tào Tháo nhanh chóng tới giúp, vì chỗ này không chạy được. Tào Tháo lại lấy tay chỉ tới chỗ Viên Thiệu mà nói: Mọi người nhìn xem, ăn trộm ở đây ! Viên Thiệu nghe thấy vội vàng lấy hết sức mà chạy thoát. Cho nên nói Tào Tháo là kẻ nghịch ngợm phá phách nhưng cũng rất gian trá. Những đứa trẻ như thế đương nhiên không thể được lòng người lớn. Thực ra như ý tôi thì , con trai khi nhỏ mà không nghịch ngợm một chút thì lớn lên cũng không có mấy triển vọng.
Thông qua những điều mà Dịch Trung Thiên vừa nói chúng ta có thể nhận thấy, Tào Tháo lúc còn nhỏ phá phách, nghịch ngợm, không được long người, cũng không được người khác trọng thị, Nhưng ở tuổi thanh niên của mình Tào Tháo nhận được rất nhiều con mắt quan tâm của những lãnh đạo quâ sự, lại còn được một nhân vật khá nổi tiếng đánh giá, đánh giá này không những có giá trị ngay lúc đó mà còn lưu truyền thiên cổ. Nhân vật đó là ai ? Rốt cuộc đã đánh giá Tào Tháo như thế nào ?
Nhưng có một người vô cùng trọng thị Tào Tháo. Người đó là Thái úy Kiều Huyền. Thái Úy là chức quan như thế nào ? Tổng tư lệnh ba quân, lãnh đạo quân sự toàn quốc. Kiều Huyền vô cùng xem trọng Tào Tháo, nói Tào Tháo là một nhân tài hiếm gặp, Cho nên Kiều Huyền từng tìm Tào Tháo mà nói. Chúng ta nay đang gặp phải thời loạn, Loạn thế nếu không có “mệnh thế chi tài thì không được: Ta xem ngươi là kẻ có tài bình định thiên hạ, chỉ tiếc Kiều mỗ nay đã già rồi, chỉ có thể đem vợ con cháu kí thác cho người vậy! Năm đó Tào Tháo mới chỉ có 20 tuổi. Vì sao Kiều Huyền lại xem trọng Tào Tháo như vậy ? Tuy Tháo là người nghich ngợm phá phách, không có quy củ, làm việc xằng bậy, nhưng không hề như những con em nhà giầu có kia.
Thứ 1: Tào Tháo tài nghệ hơn người, văn chương hay, cũng là một nhà thơ, một tác gia lớn.
Thứ 2: Tào Tháo là người giỏi võ, Tào Tháo trong một lần hành thích Trương Nhượng nhưng bị phát hiện, Tháo dùng tay múa kích, một bên múa kích, một bên lùi về phía sau mà bảo toàn tính mệnh. Giỏi võ nghệ nhưng thích đọc sách. Đây là một điểm khá quan trọng, Chịu khó đọc sách, nhất là binh thư, căn cứ theo những ghi chép của sách sử, Tào Tháo cả đời đều thích đọc sách, cho dù là hành quân hay đánh trận đều không rời tay khỏi sách. Một người văn võ toàn tài, lại thêm giảo hoạt, đương nhiên sẽ là người bình định thiên hạ trong thời loạn rồi !
Kiều Huyền không những rất trọng thị mà còn giới thiệu Tào Tháo đi gặp Hứu Thiệu. Hứa Thiệu là ai ? Hứa Thiệu chính là một người chuyên đánh giá người nổi tiếng ở thời đó. Những năm cuối thời Đông Hán có rộ lên một phong khí đó là tiến hành đánh giá về người khác, hoặc còn gọi là bình phẩm nhân vật. Một người muốn trở thành người có tiến, hoặc muốn tham gia vào tầng lớp thượng lưu trước tiên phải được một người đánh giá, sau đó mới được sự công nhận của xã hội. Hứu Thiệu là một người đánh giá nổi tiếng. Mỗi tháng vào ngày mùng 1 đầu tháng đều đánh giá phát biểu đối với những nhân vật đương thời. Giống như hội thảo công bố tin tức như ngày nay. Vào mùng 1 mỗi tháng nên còn được gọi là Nguyệt đán bình. Kiều Huyền nói với Tào Tháo, nếu muốn vào tầng lớp thượng lưu, muốn hơn người trước tiên phải nhận được lời đánh giá của Hứa Thiệu. Thế nên Tào Tháo đã quyết định đi tìm Hứa Thiệu, nhưng Hứa Thiệu quyết không phát biểu ý kiến, vì sao Hứa Thiệu không nói thì chúng ta không biết được lí do. Có thể là coi thường Tào Tháo cũng có thể vì nói về Táo Tháo không dễ, cũng có thể là vì một lí do nào đó mà chúng ta không được rõ. Hứa Thiệu nhất quyết không chịu nói. Nhưng bây giờ chúng ta cũng càng không biết được Tào Tháo khi đó đã sử dụng thủ đoạn gì để ép Hứa Thiệu nói. Vì thực tế chuyện này không hề được ghi ghép, nhưng chúng ta cũng có thể phỏng đoán được Tào Tháo đã sử dụng một thủ đoạn …không được đẹp nào đó. Cuối cùng đã ép được Hứa Thiệu phát biểu ý kiến, Hứa Thiệu đành phải nói ra một câu là “Trị thế chi năng thần, Loạn thế chi gian hung” (là bề tôi tài năng thời bình, là gian hùng thời loạn).
Tào Tháo nghe xong đã có phản ứng gì ? cũng tức là Tào Tháo có đồng ý với nhận xét đó hay không ? Theo chính sử ghi chép thì “Thái tổ đại tiếu” (cười lớn) Chính là Tào Tháo sau khi nghe xong câu nói mình là “Trị thế chi năng thần, loạn thế chi gian hùng” Thì Tháo cười lớn... Câu nói này khi chuyển đến Tam Quốc diễn nghĩa thì bên trong đã có thay đổi, đổi thành “Tháo nghe xong đại hỉ” (mừng lắm) . Một bên là “đại tiếu”, một bên là “đại hỉ”. Chỉ khác nhau có một chữ thôi nhưng mà đã có sự khác biệt rất nhiều. Đây nói lên điều gì ? Sự hạn hẹp của tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa” chính là muốn hạ thấp Tào Tháo, vì hạ thấp Tào Tháo mà đã dùng cười lớn thành Đại hỉ. Đại hỉ cho người ta cảm giác Tào Tháo như là người đã lập trí hướng làm gian hùng từ nhỏ rồi, nghe nói rằng mình có thể làm được gian hùng thì lấy làm mừng, vui không kể được! Đây không phù hợp với sự thực, càng không phù hợp với logic, làm gì có ai từ nhỏ đã lập trí hướng làm giặc ? Từ nhỏ đã quyết tâm làm một tên đạo tặc cướp nước đây ? Điều này là không thể. Gian hùng là bị ép mà thành, gian hùng phải gặp thời loạn, gặp thời loạn thì không làm được năng thần, chỉ có thể làm gian hùng mà thôi, cho nên đổi thành đại hỉ là hạn hẹp, nông nổi.
Chúng ta nhìn từ câu nói trên của Hứa Thiệu “trị quốc chi năng thần, loạn thế chi gian hùng” Là ý gì ? Có hai cách giải thích: Một là Tào Tháo ra đời vào thời trị thì có thể làm được năng thần, nhưng nếu xuất thân vào thời loạn thì có thể là một gian hùng. Thế nên Tào Tháo làm năng thần hay gian thần phụ thuộc vào gì ? phụ thuộc vào điều kiện khách quan, đó là thời đại của Tào Tháo là gì. Cách hiểu thứ 2 Tào Tháo nếu như muốn trị lí thiên hạ thì có thể trở thành năng thần, nếu như muốn quấy nhiễu thiên hạ thì sẽ trở thành gian hùng. Thành gian hùng hay thành năng thần là do bản thân Tào Tháo quyết định. Cho nên câu nói này đích thực là có 2 khả năng, có hai cách giải thích, và cũng có thể là Hứa Thiệu khi nói câu đó cũng bao hàm cả hai khả năng đó.
Thế nhưng Tào Tháo “đại tiếu” thì có 3 khả năng. Thứ nhất đó chính là: Ta làm sao mà là trị thế chi năng thần, loạn thế chi gian hùng được đây, thật nực cười, thật nực cười quá… nên cười. Khả năng thứ 2 đó là. Hóa ra thế, Ta nếu như ở thời trị thì có thể làm năng thần, thời loạn có thể làm gian hùng, thành năng thần thì đúng là “sở nguyện của ta vậy” …haizzz còn nếu như mà không được thì cũng làm một gian hùng kể cũng không tồi…. nên cười lớn. Khả năng thứ 3 đó chính là . Ta muốn thành năng thần thì thàng năng thần, muốn quấy nhiễu thiên hạ thì là gian hùng, kiểu gì cũng đều làm được một phen sự nghiệp…thế này là được rồi. Tào Tháo hoàn toàn có khả năng cười vì những nguyên nhân trên nhưng theo tôi thì khả năng ở hai nguyên nhân sau là cao hơn nhiều. bởi Tào Tháo là người muốn làm nên một phen sự nghiệp, đây là điều hoàn toàn khẳng định, Tháo là người lập trí làm việc lớn, nếu gặp thời bình thì tạo phúc cho bá tánh, nếu gặp thời loạn thì xưng bá một phước, thế nào đi chăng nữa cũng không thể “không công danh” mà hết một đời được. Đây chính là Tào Tháo ta. Câu này quả thực là đã đánh đúng vào tâm của mình rồi….Còn đeo cho ta cái mũ là năng thần hay gian thần thì cũng chẳng sao hết. Cái bất chấp này chính là trí lớn, một thứ cảm khái cúi nhìn thiên hạ, tiếu ngạo giang hồ của bậc anh hùng. Cho nên chúng ta nói Tào Tháo tuy nhiên bị gọi là gian hùng , rất nhiều người chỉ quan tâm tới gian của Tháo nhưng theo tôi bản chất của Tào Tháo là Hùng chứ không phải là gian. Một đời Tào Tháo đều biểu hiện hùng khí này, ta làm ta chịu, tiếu ngạo gianghồ. Tào Tháo là người rất hay cười, nếu như chúng ta đọc sử, chúng ta có thể phát hiện ra điều này ở rất nhiều sách, Tào Táo cho dù gặp bất cứ chuyện gì cũng thường cười mà thôi.
Điểm “Đáng yêu” nhất của Tào Tháo chính là nói thực. Mọi người có thể nói Tào Tháo chẳng phải là gian hùng sao ? không phải là người gian trá sao ? Tào Tháo có thể nói thật sao ? Vâng. Tào Tháo cũng nói giả, Tháo phải đấu tranh chính trị, phải tiến hành đấu tranh quân sự, phải lăn lộn ở quan trường, một câu nói dối không nói thì là chuyện hoàn toàn không thể xẩy ra được. Nhưng Tào Tháo chỉ cần có cơ hội thì đều nói thật. Có một bài văn của Tào Tháo là “Thuật trí lệnh”. Đây có thể coi là một bản cương lĩnh chính trị của Tào Tháo, ở đây không có một chút giọng quan cách, lời nói thì cực kì thành thực.
Ngay mở đầu Tào Tháo nói. Thực ra ta vốn chẳng có hùng tâm tráng trí gì, bởi ta biết mình xuất thân không tốt, đương nhiên Tào Tháo không nhắc tới chuyện mình là con của con nuôi thái giám, còn nói rằng bản thân mình vốn chẳng phải là hạng người thanh cao, là danh sĩ nổi tiếng, cho nên nguyện vọng ban đầu chỉ muốn làm một quận thú “Hảo tác chính giáo” Nghĩa là trị lí tốt những việc ở địa phương, để cho mọi người biết rằng Tháo ta tuy xuất thân kém cỏi nhưng cũng là kẻ có năng lực. Về sau quốc gia gặp nạn, tự nghĩ mình là than nam tử phải vì nước kiến công lập nghiệp, ta xuất binh đánh trận. Lúc này việc cầu của ta cũng chẳng lớn. Ta muốn làm gì đây ? Chỉ muốn làm một Chinh tây tướng quân, sau khi ta chết có thể viết lên trên bia mộ một hàng chữ là “Cố chinh Tây đại tướng quân Tào hầu chi mộ” chỉ thế thôi là đã mãn nguyện lắm rồi . Sau đó Đổng Trác làm loạn, chư hầu khởi nghĩa, ta không thể không đem mình ra bảo vệ quốc gia, bảo vệ hoàng thượng. Cho dù là lúc này ta cũng không muốn có nhiều binh, nên mỗi lần thắng trận binh lực được tăng lên nhưng ta đều giảm binh. Vì sao đây ? Vở vì thực lực ta càng lớn thì kẻ địch càng nhiều, kẻ địch càng nhiều thì kẻ đến đánh ta cũng càng nhiều. Ta không giữ được mình, cho nên mỗi lần thắng trận đều giảm binh. Điều này nói lên điều gì đây ? Nói rằng chí hướng của ta không lớn, nhưng ta cũng không biết được tại sao lại có được ngày hôm nay. Bây giờ dã tâm của ta cũng lớn hơn một chút, ta muốn làm gì đây ? Muốn làm một Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công. Bởi hiện nay thiên hạ đại loạn, chư hầu cát cứ, ta chỉ muốn xưng bá chứ không muốn xưng vương. Nay ta đã là tể tướng của Hán triều rồi, làm thần của người cũng đã đến cực điểm, ta thấy vậy đã mãn nguyện rồi, không muốn gì thêm. Cho nên ta nhất định sẽ ngồi ở vị trí này.
Tiếp đó Tào Tháo còn nói thêm những câu rất nổi tiếng đó là “Nếu như nay không có ta, không biết bao kẻ đã xưng đế, bao kẻ đã xưng vương” Nếu như Tào Tháo không giữ ở đó thì nào là Tông Quyền, nào là Lưu Bị… đều sớm đã xưng vương rồi. Chính bởi vì có Tào Tháo ta ở đây giữ mới có được! Điều này ta không chỉ nói với các vị mà còn nói với cả vợ con ta, thậm chí ta còn nói với vợ, nói với các thiếp rằng, khi ta chết nhất định các người phải cải giá, Vì sao đây ? Để còn đem chí hướng của ta truyền bá ra ngoài. Nhưng nay có người nói Tào Tháo ta nên công thành mà thân thoái rồi, ta nên tới đất phong hầu lập ấp mà an hưởng tuổi già đi. Ta nên đem quyền lực và chức vụ giao lại cho người khác. Xin lỗi, không thể được, chức vụ thì ta không có từ. quyền vị ta cũng không giao, nếu như giờ ta giao quyền lực cho các người, các người chẳng phải sẽ hại ta sao, Ta ngày nay nắm binh quyền mới có thể nhát hô bách ứng, có quyền uy , nếu như ta đem hế quyền lực giao ra thì ngay cả hoàng thượng cũng không được an toàn, cho nên ta tuyệt đối không giao binh quyền. Còn như đất phong của hoàng đế cho ta, cái đó ta chẳng cần, ta cần nhiều đất thế để làm gì đây ? Cái này thì ta từ bỏ.
Tào tháo nói 16 chữ “Giang hồ vị tĩnh, bất đắc nhượng vị, chí vu ấp thổ, khả đắc nhi từ” (Thiên hạ chưa được yên không thể nhường vị, còn như đất đai có thể từ bỏ) chính là việc nói ta nhường những thứ hư danh, những thức thực thì ta không nhường “Không mộ hư danh mà nhận thực họa vậy” câu nói này thì quả thực là chính xác, thực tế. Nói ta không có dã tâm ? Ta có một chút, dã tâm của ta là lớn từng chút từng chút một. Nói ta dã tâm lớn, ta không muốn làm hoàng đế mà chỉ muốn làm Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công, cửu hợp chư hầu thống nhất trung quốc, Nói ta thanh cao, Ta không thanh cao, ta rất thực tế, Quyền lực của tat a quyết không nhường,. Nói ta không chịu nhường nhịn, Ta có nhường nhịn. Những cái thứ hư danh như đất đai mũ mão, ta đều có thể nhường hết. Điểm đáng yêu nhất của Tào Tháo là ở đâu ? Tào Tháo còn nói rõ ràng rằng, ta vì sao lại viết bài văn này, ta vì sao lại muốn nói những lời này ? Chính là để thiên hạ các người không còn gì để nói, đều im mồm cho ta, thực tế đến mức không còn có thể thực tế hơn nữa.
Những câu nói như thế chỉ có người như Tào Tháo mới có thể nói ra được.
Tào Tháo làm như thế là vô cùng sang suốt, chỉnh bởi vì Tháo biết rõ một điều rằng khi sống trong một xã hội mà tất cả mọi người đều nói những lời giả dối thì lời nói chân thực là vũ khí tốt nhất. Chính bở vì người người đều nói lời giả dối còn mình nói lời thật thì người ta sẽ chịu, màn kịch sẽ không còn được diễn nữa. Đương nhiên Tào Tháo nói thế không chỉ đơn thuần là vì sách lược đấu tranh chính trị mà còn từ thiên tính của bản thân mình, đích thực là một người nói thật. Chính vì thế mà chỉ cần có cơ hội thì nhất định sẽ nói thật. Cho dù đó là lời nói giả, hoặc là những lời nói nửa thật nửa giả, hay là lời nói giả dối được dấu sau những lời nói thật thì Tào Tháo cũng đều làm rất tự nhiên. Chúng ta bây giờ có thể có một kết luận rằng, Tào Tháo là một gian hùng đáng yêu, gian và hùng cùng thống nhất ở Hùng!
Hy Văn (dịch từ Dịch Trung Thiên Phẩm Tam Quốc, Dịch Trung Thiên, Nxb Văn Nghệ Thượng Hải, 2008)
Nguồn từ : Vietimes .
Tào Tháo từ nhỏ đã gian xảo. Xuất thân của Tào Tháo cũng không phải tốt, trên sử sách có ghi chép rằng Tháo là hậu đại của tướng quốc Tào Tham. Thực tế đây chỉ là lời bịa đặt. Vì sao? Bởi cha của Tào Tháo là Tào Tung, Tào Tung là người thế nào? Là con nuôi của thái giám Tào Đằng, thái giám thì làm sao có thể sinh con được, Tào Tung là con nuôi chứ không phải con ruột, cho nên chúng ta dẫu có thể khảo chứng được tổ tiên của Tào Đằng là tướng quốc thời Tây Hán Tào Tham thì cũng có liên quan gì tới Tào Tháo đây ? Thêm nữa vào những năm cuối thời kì Đông Hán chúng ta đều biết “Kẻ gây loạn nước chính là hoạn quan vậy”, thế nên một đứa con của con nuôi một hoạn quan, trong địa vị xã hội đương thời thì hoàn toàn không có ý nghĩa, người ta đều coi thường, coi đấy là nghiệt chủng, cho nên xuất thân của Tào Tháo chẳng lấy gì đẹp đẽ cả.
Đương nhiên gia cảnh tốt, bởi vì cha hay ông nuôi cũng đều là quan trong triều đình, gia cảnh tốt, nhưng xuất thân môn đệ thì không tốt. Việc học hành của Tào Tháo khi nhỏ cũng không lấy gì làm tử tế. Về sau Tào tháo nhớ lại những hồi ức về tuổi thơ của mình có làm một bài thơ là “Kí vô tam tỉ giáo, bất văn quá ngữ đình”. Cái gì gọi là “Tam tỉ giáo”? Tam tỉ giáo thực ra là một câu chuyện mọi người đều quá quen thuộc về Mạnh mẫu chọn nhà, mẹ của Mạnh Tử vì muốn cho con mình có một hoàn cảnh học hành thật tốt đã chuyển nhà ba lần nên gọi là tam tỉ. Cho nên việc như mẹ Mạnh tử dời nhà ba lần để cho con thì Tào Tháo không có, “Bất văn quá ngữ đình” nghĩa là gì ? Đây chính là nói tới chuyện Khổng Tử và con mình là Khổng Lí, nói một hôm Khổng Tử đang ở trong vườn, con trai của ông là Khổng Lí “Xu nhi quá đình”(Bước nhanh qua đình) Thế nào là Xu ? Xu chính là bước nhanh, biểu thị thái độ cung kính đối với người bề trên mỗi khi đi qua. Cúi đầu, nhanh chóng bước qua. Khổng Lí nhìn thấy cha mình là Khổng Tử đang ở trong đình cho nên đã biết cúi đầu mà nhanh chóng đi qua. Khổng Tử bèn nói, đừng lại, đã học Thi chưa ? Chưa . Không học Thi biết lấy gì để nói ? Vâng, bèn lui về học Thi. Lại một hôm Khổng tử đang đứng ở trong vườn, Khổng Lí lại “Xu nhi quá đình” Khổng Tử bèn nói dừng lại, đã học Lễ chưa ? vẫn chưa. Không học lễ lấy gì để lập (làm người) Vâng, Lí bèn lui về học Lễ. Câu chuyện này còn được gọi là “Quá đình ngữ” (lời qua đình) hay còn gọi là “Đình huấn” (giáo huấn khi qua đình), Cha dậy con thời cổ cũng còn được gọi là “Đình huấn”. Tào Tháo nói chuyện như thế cũng không có, cho nên điều đó cũng khẳng định việc giáo dục của cha mẹ với con cũng không được tốt lắm.
Tào Tháo xuất thân không tốt, việc dậy dỗ cũng không tốt, những biểu hiện lúc nhỏ càng không tốt.
Thích gì? Chim ưng chó săn, du đãng khắp nơi, không quan tâm nghề nghiệp, du thủ lười nhác, cùng với một lũ con em quyền quý chuyên đi làm điều xằng bậy. Trong đám bạn của Tào Tháo có Viên Thiệu, Trương Mạo đều là những con nhà quyền quý, trong đám đó Tào Tháo là kẻ có nhiều chủ ý nghịch ngợm nhất. Đại thể lúc đó cũng nghịch ngợm không chừa gì, Chính thế mà chú của Tào Tháo bèn nói với cha Tháo rằng. con anh là đứa nghịch ngợm chuyên đi gây chuyện, không giữ quy củ, phải quản giáo nó. Cha của Tào Tháo bèn quản giáo con mình, Tào Tháo cũng không thích chú mình liền nghĩ ra một chủ ý đó là một hôm khi chú đi qua, Tào Tháo lập tức làm điệu bộ méo mồm, chú hỏi là bị làm sao ? Tháo trả lời rằng bị trúng phong rồi, Chú nhìn điệu bộ rất gấp gáp liền nói với cha Tháo là con đang bị trúng phong anh mau tới coi đi. Khi cha của Tào Tháo tới, Tháo đổi điệu bộ hoàn toàn bình thường, Có người nói con bị trúng phong phải không ? Ai trúng phong ? ai nói con trúng phong ? không trúng phong gì cả. Ai nói thế ? Chú con nói chứ ai, chú nói con bị trúng phong rồi. Ba… chú vốn không thích con, nhìn thấy con đã khó chịu rồi, chú nói con trúng phong ba có tin được không ? Cha Tào Tháo từ đó mà không còn tin chú nữa.
Còn phá phách hơn nữa là gì đây ? Một hôm đám con em nhà quyền quý ngồi rỗi nghĩ mãi mà vẫn không có trò gì hay ho để chơi, khi đó những thứ có thể chơi được quả thực rất ít, không giống như hiện nay chỉ vần lên internet là có tất. Chúng ta đều chán cả, có trò gì hay ho không ? Tào Tháo nói : Có một trò hay, hôm nay có người kết hôn, chúng ta đi chơi một hồi . Bọn Viên Thiệu nói, có trò gì được ? Ăn cắp cô dâu. Viên Thiệu nói được, chúng ta đi ăn cắp cô dâu. Sau đó cả toán cùng đi tới nhà có đám cưới, tới tối khi chuẩn bị vào động phòng, mọi người đều đang uống rượu, Tào Tháo bèn hô lớn, “Có ăn trôm…!” Tất cả mọi khác đều chạy ra để đi bắt trộm, Trộm ở đâu, ở đâu ? Tào Tháo nhân cơ hội đó chạy vào động phòng, cướp cô dâu chạy đi ra phía bên ngoài, Viên Thiệu kém hơn chút không may bị vướng vào bụi cây quần áo đều bị móc vào cây mà không chạy được. Viên Thiệu kêu Tào Tháo nhanh chóng tới giúp, vì chỗ này không chạy được. Tào Tháo lại lấy tay chỉ tới chỗ Viên Thiệu mà nói: Mọi người nhìn xem, ăn trộm ở đây ! Viên Thiệu nghe thấy vội vàng lấy hết sức mà chạy thoát. Cho nên nói Tào Tháo là kẻ nghịch ngợm phá phách nhưng cũng rất gian trá. Những đứa trẻ như thế đương nhiên không thể được lòng người lớn. Thực ra như ý tôi thì , con trai khi nhỏ mà không nghịch ngợm một chút thì lớn lên cũng không có mấy triển vọng.
Thông qua những điều mà Dịch Trung Thiên vừa nói chúng ta có thể nhận thấy, Tào Tháo lúc còn nhỏ phá phách, nghịch ngợm, không được long người, cũng không được người khác trọng thị, Nhưng ở tuổi thanh niên của mình Tào Tháo nhận được rất nhiều con mắt quan tâm của những lãnh đạo quâ sự, lại còn được một nhân vật khá nổi tiếng đánh giá, đánh giá này không những có giá trị ngay lúc đó mà còn lưu truyền thiên cổ. Nhân vật đó là ai ? Rốt cuộc đã đánh giá Tào Tháo như thế nào ?
Nhưng có một người vô cùng trọng thị Tào Tháo. Người đó là Thái úy Kiều Huyền. Thái Úy là chức quan như thế nào ? Tổng tư lệnh ba quân, lãnh đạo quân sự toàn quốc. Kiều Huyền vô cùng xem trọng Tào Tháo, nói Tào Tháo là một nhân tài hiếm gặp, Cho nên Kiều Huyền từng tìm Tào Tháo mà nói. Chúng ta nay đang gặp phải thời loạn, Loạn thế nếu không có “mệnh thế chi tài thì không được: Ta xem ngươi là kẻ có tài bình định thiên hạ, chỉ tiếc Kiều mỗ nay đã già rồi, chỉ có thể đem vợ con cháu kí thác cho người vậy! Năm đó Tào Tháo mới chỉ có 20 tuổi. Vì sao Kiều Huyền lại xem trọng Tào Tháo như vậy ? Tuy Tháo là người nghich ngợm phá phách, không có quy củ, làm việc xằng bậy, nhưng không hề như những con em nhà giầu có kia.
Thứ 1: Tào Tháo tài nghệ hơn người, văn chương hay, cũng là một nhà thơ, một tác gia lớn.
Thứ 2: Tào Tháo là người giỏi võ, Tào Tháo trong một lần hành thích Trương Nhượng nhưng bị phát hiện, Tháo dùng tay múa kích, một bên múa kích, một bên lùi về phía sau mà bảo toàn tính mệnh. Giỏi võ nghệ nhưng thích đọc sách. Đây là một điểm khá quan trọng, Chịu khó đọc sách, nhất là binh thư, căn cứ theo những ghi chép của sách sử, Tào Tháo cả đời đều thích đọc sách, cho dù là hành quân hay đánh trận đều không rời tay khỏi sách. Một người văn võ toàn tài, lại thêm giảo hoạt, đương nhiên sẽ là người bình định thiên hạ trong thời loạn rồi !
Kiều Huyền không những rất trọng thị mà còn giới thiệu Tào Tháo đi gặp Hứu Thiệu. Hứa Thiệu là ai ? Hứa Thiệu chính là một người chuyên đánh giá người nổi tiếng ở thời đó. Những năm cuối thời Đông Hán có rộ lên một phong khí đó là tiến hành đánh giá về người khác, hoặc còn gọi là bình phẩm nhân vật. Một người muốn trở thành người có tiến, hoặc muốn tham gia vào tầng lớp thượng lưu trước tiên phải được một người đánh giá, sau đó mới được sự công nhận của xã hội. Hứu Thiệu là một người đánh giá nổi tiếng. Mỗi tháng vào ngày mùng 1 đầu tháng đều đánh giá phát biểu đối với những nhân vật đương thời. Giống như hội thảo công bố tin tức như ngày nay. Vào mùng 1 mỗi tháng nên còn được gọi là Nguyệt đán bình. Kiều Huyền nói với Tào Tháo, nếu muốn vào tầng lớp thượng lưu, muốn hơn người trước tiên phải nhận được lời đánh giá của Hứa Thiệu. Thế nên Tào Tháo đã quyết định đi tìm Hứa Thiệu, nhưng Hứa Thiệu quyết không phát biểu ý kiến, vì sao Hứa Thiệu không nói thì chúng ta không biết được lí do. Có thể là coi thường Tào Tháo cũng có thể vì nói về Táo Tháo không dễ, cũng có thể là vì một lí do nào đó mà chúng ta không được rõ. Hứa Thiệu nhất quyết không chịu nói. Nhưng bây giờ chúng ta cũng càng không biết được Tào Tháo khi đó đã sử dụng thủ đoạn gì để ép Hứa Thiệu nói. Vì thực tế chuyện này không hề được ghi ghép, nhưng chúng ta cũng có thể phỏng đoán được Tào Tháo đã sử dụng một thủ đoạn …không được đẹp nào đó. Cuối cùng đã ép được Hứa Thiệu phát biểu ý kiến, Hứa Thiệu đành phải nói ra một câu là “Trị thế chi năng thần, Loạn thế chi gian hung” (là bề tôi tài năng thời bình, là gian hùng thời loạn).
Tào Tháo nghe xong đã có phản ứng gì ? cũng tức là Tào Tháo có đồng ý với nhận xét đó hay không ? Theo chính sử ghi chép thì “Thái tổ đại tiếu” (cười lớn) Chính là Tào Tháo sau khi nghe xong câu nói mình là “Trị thế chi năng thần, loạn thế chi gian hùng” Thì Tháo cười lớn... Câu nói này khi chuyển đến Tam Quốc diễn nghĩa thì bên trong đã có thay đổi, đổi thành “Tháo nghe xong đại hỉ” (mừng lắm) . Một bên là “đại tiếu”, một bên là “đại hỉ”. Chỉ khác nhau có một chữ thôi nhưng mà đã có sự khác biệt rất nhiều. Đây nói lên điều gì ? Sự hạn hẹp của tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa” chính là muốn hạ thấp Tào Tháo, vì hạ thấp Tào Tháo mà đã dùng cười lớn thành Đại hỉ. Đại hỉ cho người ta cảm giác Tào Tháo như là người đã lập trí hướng làm gian hùng từ nhỏ rồi, nghe nói rằng mình có thể làm được gian hùng thì lấy làm mừng, vui không kể được! Đây không phù hợp với sự thực, càng không phù hợp với logic, làm gì có ai từ nhỏ đã lập trí hướng làm giặc ? Từ nhỏ đã quyết tâm làm một tên đạo tặc cướp nước đây ? Điều này là không thể. Gian hùng là bị ép mà thành, gian hùng phải gặp thời loạn, gặp thời loạn thì không làm được năng thần, chỉ có thể làm gian hùng mà thôi, cho nên đổi thành đại hỉ là hạn hẹp, nông nổi.
Chúng ta nhìn từ câu nói trên của Hứa Thiệu “trị quốc chi năng thần, loạn thế chi gian hùng” Là ý gì ? Có hai cách giải thích: Một là Tào Tháo ra đời vào thời trị thì có thể làm được năng thần, nhưng nếu xuất thân vào thời loạn thì có thể là một gian hùng. Thế nên Tào Tháo làm năng thần hay gian thần phụ thuộc vào gì ? phụ thuộc vào điều kiện khách quan, đó là thời đại của Tào Tháo là gì. Cách hiểu thứ 2 Tào Tháo nếu như muốn trị lí thiên hạ thì có thể trở thành năng thần, nếu như muốn quấy nhiễu thiên hạ thì sẽ trở thành gian hùng. Thành gian hùng hay thành năng thần là do bản thân Tào Tháo quyết định. Cho nên câu nói này đích thực là có 2 khả năng, có hai cách giải thích, và cũng có thể là Hứa Thiệu khi nói câu đó cũng bao hàm cả hai khả năng đó.
Thế nhưng Tào Tháo “đại tiếu” thì có 3 khả năng. Thứ nhất đó chính là: Ta làm sao mà là trị thế chi năng thần, loạn thế chi gian hùng được đây, thật nực cười, thật nực cười quá… nên cười. Khả năng thứ 2 đó là. Hóa ra thế, Ta nếu như ở thời trị thì có thể làm năng thần, thời loạn có thể làm gian hùng, thành năng thần thì đúng là “sở nguyện của ta vậy” …haizzz còn nếu như mà không được thì cũng làm một gian hùng kể cũng không tồi…. nên cười lớn. Khả năng thứ 3 đó chính là . Ta muốn thành năng thần thì thàng năng thần, muốn quấy nhiễu thiên hạ thì là gian hùng, kiểu gì cũng đều làm được một phen sự nghiệp…thế này là được rồi. Tào Tháo hoàn toàn có khả năng cười vì những nguyên nhân trên nhưng theo tôi thì khả năng ở hai nguyên nhân sau là cao hơn nhiều. bởi Tào Tháo là người muốn làm nên một phen sự nghiệp, đây là điều hoàn toàn khẳng định, Tháo là người lập trí làm việc lớn, nếu gặp thời bình thì tạo phúc cho bá tánh, nếu gặp thời loạn thì xưng bá một phước, thế nào đi chăng nữa cũng không thể “không công danh” mà hết một đời được. Đây chính là Tào Tháo ta. Câu này quả thực là đã đánh đúng vào tâm của mình rồi….Còn đeo cho ta cái mũ là năng thần hay gian thần thì cũng chẳng sao hết. Cái bất chấp này chính là trí lớn, một thứ cảm khái cúi nhìn thiên hạ, tiếu ngạo giang hồ của bậc anh hùng. Cho nên chúng ta nói Tào Tháo tuy nhiên bị gọi là gian hùng , rất nhiều người chỉ quan tâm tới gian của Tháo nhưng theo tôi bản chất của Tào Tháo là Hùng chứ không phải là gian. Một đời Tào Tháo đều biểu hiện hùng khí này, ta làm ta chịu, tiếu ngạo gianghồ. Tào Tháo là người rất hay cười, nếu như chúng ta đọc sử, chúng ta có thể phát hiện ra điều này ở rất nhiều sách, Tào Táo cho dù gặp bất cứ chuyện gì cũng thường cười mà thôi.
Điểm “Đáng yêu” nhất của Tào Tháo chính là nói thực. Mọi người có thể nói Tào Tháo chẳng phải là gian hùng sao ? không phải là người gian trá sao ? Tào Tháo có thể nói thật sao ? Vâng. Tào Tháo cũng nói giả, Tháo phải đấu tranh chính trị, phải tiến hành đấu tranh quân sự, phải lăn lộn ở quan trường, một câu nói dối không nói thì là chuyện hoàn toàn không thể xẩy ra được. Nhưng Tào Tháo chỉ cần có cơ hội thì đều nói thật. Có một bài văn của Tào Tháo là “Thuật trí lệnh”. Đây có thể coi là một bản cương lĩnh chính trị của Tào Tháo, ở đây không có một chút giọng quan cách, lời nói thì cực kì thành thực.
Ngay mở đầu Tào Tháo nói. Thực ra ta vốn chẳng có hùng tâm tráng trí gì, bởi ta biết mình xuất thân không tốt, đương nhiên Tào Tháo không nhắc tới chuyện mình là con của con nuôi thái giám, còn nói rằng bản thân mình vốn chẳng phải là hạng người thanh cao, là danh sĩ nổi tiếng, cho nên nguyện vọng ban đầu chỉ muốn làm một quận thú “Hảo tác chính giáo” Nghĩa là trị lí tốt những việc ở địa phương, để cho mọi người biết rằng Tháo ta tuy xuất thân kém cỏi nhưng cũng là kẻ có năng lực. Về sau quốc gia gặp nạn, tự nghĩ mình là than nam tử phải vì nước kiến công lập nghiệp, ta xuất binh đánh trận. Lúc này việc cầu của ta cũng chẳng lớn. Ta muốn làm gì đây ? Chỉ muốn làm một Chinh tây tướng quân, sau khi ta chết có thể viết lên trên bia mộ một hàng chữ là “Cố chinh Tây đại tướng quân Tào hầu chi mộ” chỉ thế thôi là đã mãn nguyện lắm rồi . Sau đó Đổng Trác làm loạn, chư hầu khởi nghĩa, ta không thể không đem mình ra bảo vệ quốc gia, bảo vệ hoàng thượng. Cho dù là lúc này ta cũng không muốn có nhiều binh, nên mỗi lần thắng trận binh lực được tăng lên nhưng ta đều giảm binh. Vì sao đây ? Vở vì thực lực ta càng lớn thì kẻ địch càng nhiều, kẻ địch càng nhiều thì kẻ đến đánh ta cũng càng nhiều. Ta không giữ được mình, cho nên mỗi lần thắng trận đều giảm binh. Điều này nói lên điều gì đây ? Nói rằng chí hướng của ta không lớn, nhưng ta cũng không biết được tại sao lại có được ngày hôm nay. Bây giờ dã tâm của ta cũng lớn hơn một chút, ta muốn làm gì đây ? Muốn làm một Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công. Bởi hiện nay thiên hạ đại loạn, chư hầu cát cứ, ta chỉ muốn xưng bá chứ không muốn xưng vương. Nay ta đã là tể tướng của Hán triều rồi, làm thần của người cũng đã đến cực điểm, ta thấy vậy đã mãn nguyện rồi, không muốn gì thêm. Cho nên ta nhất định sẽ ngồi ở vị trí này.
Tiếp đó Tào Tháo còn nói thêm những câu rất nổi tiếng đó là “Nếu như nay không có ta, không biết bao kẻ đã xưng đế, bao kẻ đã xưng vương” Nếu như Tào Tháo không giữ ở đó thì nào là Tông Quyền, nào là Lưu Bị… đều sớm đã xưng vương rồi. Chính bởi vì có Tào Tháo ta ở đây giữ mới có được! Điều này ta không chỉ nói với các vị mà còn nói với cả vợ con ta, thậm chí ta còn nói với vợ, nói với các thiếp rằng, khi ta chết nhất định các người phải cải giá, Vì sao đây ? Để còn đem chí hướng của ta truyền bá ra ngoài. Nhưng nay có người nói Tào Tháo ta nên công thành mà thân thoái rồi, ta nên tới đất phong hầu lập ấp mà an hưởng tuổi già đi. Ta nên đem quyền lực và chức vụ giao lại cho người khác. Xin lỗi, không thể được, chức vụ thì ta không có từ. quyền vị ta cũng không giao, nếu như giờ ta giao quyền lực cho các người, các người chẳng phải sẽ hại ta sao, Ta ngày nay nắm binh quyền mới có thể nhát hô bách ứng, có quyền uy , nếu như ta đem hế quyền lực giao ra thì ngay cả hoàng thượng cũng không được an toàn, cho nên ta tuyệt đối không giao binh quyền. Còn như đất phong của hoàng đế cho ta, cái đó ta chẳng cần, ta cần nhiều đất thế để làm gì đây ? Cái này thì ta từ bỏ.
Tào tháo nói 16 chữ “Giang hồ vị tĩnh, bất đắc nhượng vị, chí vu ấp thổ, khả đắc nhi từ” (Thiên hạ chưa được yên không thể nhường vị, còn như đất đai có thể từ bỏ) chính là việc nói ta nhường những thứ hư danh, những thức thực thì ta không nhường “Không mộ hư danh mà nhận thực họa vậy” câu nói này thì quả thực là chính xác, thực tế. Nói ta không có dã tâm ? Ta có một chút, dã tâm của ta là lớn từng chút từng chút một. Nói ta dã tâm lớn, ta không muốn làm hoàng đế mà chỉ muốn làm Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công, cửu hợp chư hầu thống nhất trung quốc, Nói ta thanh cao, Ta không thanh cao, ta rất thực tế, Quyền lực của tat a quyết không nhường,. Nói ta không chịu nhường nhịn, Ta có nhường nhịn. Những cái thứ hư danh như đất đai mũ mão, ta đều có thể nhường hết. Điểm đáng yêu nhất của Tào Tháo là ở đâu ? Tào Tháo còn nói rõ ràng rằng, ta vì sao lại viết bài văn này, ta vì sao lại muốn nói những lời này ? Chính là để thiên hạ các người không còn gì để nói, đều im mồm cho ta, thực tế đến mức không còn có thể thực tế hơn nữa.
Những câu nói như thế chỉ có người như Tào Tháo mới có thể nói ra được.
Tào Tháo làm như thế là vô cùng sang suốt, chỉnh bởi vì Tháo biết rõ một điều rằng khi sống trong một xã hội mà tất cả mọi người đều nói những lời giả dối thì lời nói chân thực là vũ khí tốt nhất. Chính bở vì người người đều nói lời giả dối còn mình nói lời thật thì người ta sẽ chịu, màn kịch sẽ không còn được diễn nữa. Đương nhiên Tào Tháo nói thế không chỉ đơn thuần là vì sách lược đấu tranh chính trị mà còn từ thiên tính của bản thân mình, đích thực là một người nói thật. Chính vì thế mà chỉ cần có cơ hội thì nhất định sẽ nói thật. Cho dù đó là lời nói giả, hoặc là những lời nói nửa thật nửa giả, hay là lời nói giả dối được dấu sau những lời nói thật thì Tào Tháo cũng đều làm rất tự nhiên. Chúng ta bây giờ có thể có một kết luận rằng, Tào Tháo là một gian hùng đáng yêu, gian và hùng cùng thống nhất ở Hùng!
Hy Văn (dịch từ Dịch Trung Thiên Phẩm Tam Quốc, Dịch Trung Thiên, Nxb Văn Nghệ Thượng Hải, 2008)
Nguồn từ : Vietimes .