Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Quan phủ nào đó (dân gian không nhớ rõ tên), một hôm kinh lý ở vùng Thuận Thành (Bắc Ninh) dừng chân lại ở chợ Chì (thuộc huyện Quế Võ bây giờ) để chờ đò qua sông Đuống. Quan nghỉ trong hàng nước, có đông đủ kẻ hầu người hạ và khách qua lại cùng vào giải khát. Vốn tính hay khoe khoang tài văn chương chữ nghĩa của mình, quan hỏi chuyện mọi người, lên giọng than phiền, đi đâu cũng không được gặp văn nhân tài tử.
Có lẽ cái mảnh đất chợ Chì này cũng hiếm người đỗ đạt học hành. Một vài người ngồi đó, sợ thế của quan, không tiện phản đối, nhưng rất không bằng lòng. Biết được sự phật ý ấy, quan muốn chứng minh, luôn thể khoe tài mình, nên vừa cười vừa nói:
- Đấy nhé, thử xem thì biết. Ta thử ra một vế đối, xem quanh đây ai đối được không. Nếu đối hay ta thưởng. Câu đối tức cảnh thôi. Đây là chợ Chì phải không? Thế thì ta ra câu đối này:
Chị chờ em ở chợ Chì.
Kể ra thì câu đối cũng khéo, có thể nói là hay. Quan dụng ý dùng tiểu xảo: chị chờ nói lái là chợ chì. Lối ra câu đối này rất thường. Cái khó là tìm ra một tên riêng để đối với chợ Chì, chuyển ra nói lái vẫn có nghĩa. Thành ra cả đám đông nghĩ mãi chẳng có ai đối được. Quan phủ càng đắc ý:
- Đấy, ta nói có sai đâu! Câu đối dễ vậy mà các người nghĩ mãi không ra. Nhân tài hiếm thực!
Mọi người càng ức vì sự mỉa mai của quan. Bỗng có tiếng nói từ bên vệ đường vọng vào:
- Bẩm quan lớn, con xin đối.
Ai nấy nhìn ra. Người kia vừa nói vừa đặt đôi càng xe xuống đất, vụng về bước vào trong quán. Thì ra đó là một anh phu xe quần áo xuềnh xoàng, chiếc nón rách ngoắc bên vai. Anh ta ngồi đấy đã lâu đón khách, đang định kéo xe đi thì như sực nhớ ra, rời xe vào để... hưởng ứng câu chuyện văn chương của quan phủ. Mọi người đều ngạc nhiên! Cái anh chàng khố rách này, chắc gì đã biết chữ nhất là một, mà dám vào đối đáp. Quan phủ chừng như cũng khó chịu, hất hàm:
- Được, muốn đối thì cứ đối. Nhưng ta bảo trước, đối phải cho đúng phép tắc văn chương chứ không phải nói lảm nhảm vu vơ như các anh nói chuyện với nhau ở đầu đường đâu nhé. Sai phép tắc ta nọc cổ ra đánh ngay, đừng có bảo là ác nghiệt đấy.
Anh phu xe lễ phép:
- Dạ, con đâu dám. Con làm nghề phu xe, chỉ xin lấy nghề nghiệp ra mà nói thôi. Quê con bên Gia Lâm, có cái thôn tên nôm dân dã. Con xin được lấy cái tên ấy mà ghép vào câu. Câu quan lớn ra: Chị chờ em ở chợ Chì. Con xin đối là:
Tao kéo mày về Keo Táo.
Câu đối hay quá! Keo Táo nói lái cũng là tao kéo.
Quan phủ điếng người. Bà con ngồi chung quanh bụm miệng không dám cười to, nhưng đều hể hả thấy anh phu xe văng mày tao vào mặt quan mà quan phải chịu phép. Sau đó, quan phủ có giữ lời hứa, thưởng cho anh phu xe không thì không ai kể lại.
(Sưu tầm)
Có lẽ cái mảnh đất chợ Chì này cũng hiếm người đỗ đạt học hành. Một vài người ngồi đó, sợ thế của quan, không tiện phản đối, nhưng rất không bằng lòng. Biết được sự phật ý ấy, quan muốn chứng minh, luôn thể khoe tài mình, nên vừa cười vừa nói:
- Đấy nhé, thử xem thì biết. Ta thử ra một vế đối, xem quanh đây ai đối được không. Nếu đối hay ta thưởng. Câu đối tức cảnh thôi. Đây là chợ Chì phải không? Thế thì ta ra câu đối này:
Chị chờ em ở chợ Chì.
Kể ra thì câu đối cũng khéo, có thể nói là hay. Quan dụng ý dùng tiểu xảo: chị chờ nói lái là chợ chì. Lối ra câu đối này rất thường. Cái khó là tìm ra một tên riêng để đối với chợ Chì, chuyển ra nói lái vẫn có nghĩa. Thành ra cả đám đông nghĩ mãi chẳng có ai đối được. Quan phủ càng đắc ý:
- Đấy, ta nói có sai đâu! Câu đối dễ vậy mà các người nghĩ mãi không ra. Nhân tài hiếm thực!
Mọi người càng ức vì sự mỉa mai của quan. Bỗng có tiếng nói từ bên vệ đường vọng vào:
- Bẩm quan lớn, con xin đối.
Ai nấy nhìn ra. Người kia vừa nói vừa đặt đôi càng xe xuống đất, vụng về bước vào trong quán. Thì ra đó là một anh phu xe quần áo xuềnh xoàng, chiếc nón rách ngoắc bên vai. Anh ta ngồi đấy đã lâu đón khách, đang định kéo xe đi thì như sực nhớ ra, rời xe vào để... hưởng ứng câu chuyện văn chương của quan phủ. Mọi người đều ngạc nhiên! Cái anh chàng khố rách này, chắc gì đã biết chữ nhất là một, mà dám vào đối đáp. Quan phủ chừng như cũng khó chịu, hất hàm:
- Được, muốn đối thì cứ đối. Nhưng ta bảo trước, đối phải cho đúng phép tắc văn chương chứ không phải nói lảm nhảm vu vơ như các anh nói chuyện với nhau ở đầu đường đâu nhé. Sai phép tắc ta nọc cổ ra đánh ngay, đừng có bảo là ác nghiệt đấy.
Anh phu xe lễ phép:
- Dạ, con đâu dám. Con làm nghề phu xe, chỉ xin lấy nghề nghiệp ra mà nói thôi. Quê con bên Gia Lâm, có cái thôn tên nôm dân dã. Con xin được lấy cái tên ấy mà ghép vào câu. Câu quan lớn ra: Chị chờ em ở chợ Chì. Con xin đối là:
Tao kéo mày về Keo Táo.
Câu đối hay quá! Keo Táo nói lái cũng là tao kéo.
Quan phủ điếng người. Bà con ngồi chung quanh bụm miệng không dám cười to, nhưng đều hể hả thấy anh phu xe văng mày tao vào mặt quan mà quan phải chịu phép. Sau đó, quan phủ có giữ lời hứa, thưởng cho anh phu xe không thì không ai kể lại.
(Sưu tầm)