• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Tặng thầy cô nhân ngày 20 tháng 11: Bàn luận chuyên phong bì

Tongthieugia

New member
Xu
0
Ngày xưa mình cũng là một học trò siêng năng, trong lớp nhiều khi còn giảng giải cho một số người bạn được tiếng cũng học được nhưng riêng mình cố gắng thế nào điểm cũng chỉ trung bình, có một môn tiếng anh mình học trội nhất khi thầy mở lớp học thêm mình không đăng kí học thêm nên bị đánh trượt. Mang tiếng học được mà bị đánh trượt thì khác nào nhảy từ trên mây xuống đất.

Sau nhiều đên suy nghĩ tìm nguyên nhân mình được bạn bè gợi ý là do mình chưa biết tạo ra ấn tượng tốt đẹp với thầy cô, cần tạo tình cảm tốt với thầy cô và quan tâm thầy cô hơn đặc biệt vào dịp lễ tết. Rồi những ngày lễ tết, tôi mang nào bưởi nào Dứa đến chơi nhà thầy thầy cô. Tôi về kể với một số bạn bè thì họ bảo tôi rất ngu và không thức thời, đến thăm thầy cô ngoài hoa quả, bên dưới cái túi hoa quả phải có "phong bì".

Tôi rất ngạc nhiên, thiết nghĩ tình cảm là tình cảm chắc lẽ tình cảm lại được đo bằng tiền bạc. Tình cảm mà xen tiền bạc vào là tôi thấy buồn lắm, thấy ấm ức trong lòng.

Nhân dịp 20 -11 có nên tặng thầy cô phong bì để thể hiện lòng thành hay không mọi người?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Theo mình thì còn tùy hoàn cảnh, mục đích nữa.

Ngày trước mình trượt giữa kỳ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, mình mang phong bì đến nhà cô, bị cô đuổi thẳng cổ. Nhưng rồi cô cũng cho mình qua. Một người giáo viên như vậy mới đúng là người giáo viên nhân dân.

Ngày 20-11 là ngày để người ta ghi nhớ công ơn của các thầy cô. Mình nghĩ nếu là học sinh, sinh viên đã ra trường đi làm rồi, thấy thầy cô có hoàn cảnh khó khăn thì có thể giúp đỡ bằng vật chất. Tuy nhiên, với các em học sinh phổ thông chưa làm ra tiền thì không nên chúc tết bằng phong bì. Nếu là phụ huynh thì càng không nên.
 
Tất nhiên, cái tệ nạn ấy thì quả thực nó vô cùng khiến ng ta khó chịu, và thêm phần khinh thường cũng như hạ thấp cái sự giáo dục đi. Vì thế, ng có suy nghĩ và đạo đức chắc chắn sẽ ko thích và ko muốn làm cái chuyện đấy bao giờ.

Tuy nhiên, cũng có câu: Nước trong thì ta rửa mặt, nước đục thì ta rửa chân. Nếu mà mình ko hùa theo ng ta, việc đấy cũng ko ảnh hưởng nghiêm trọng gì tới cuộc sống và sự nghiệp của mình thì tốt hơn hết mình thì mình nên giữ phẩm cách.

Nhưng nếu mình ko theo, mà lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình của mình thì nên cân nhắc kỹ, có thể có nhiều cách giải quyết, hoặc là người ta tạm thời chịu luồn cúi, để mưu cầu lâu dài, sau này có dịp thì sẽ tìm cách cải thiện. Hoặc ng ta thà chết vinh hơn sống nhục, thì một mực giữ cái phẩm chất của mình. Một đằng thì gọi là Trí, một đằng thì gọi là Dũng thui :)) Còn ng đời nói sao kệ họ, miễn mình biết mình làm gì là đc :D
 
Hihihi lâu quá mới gặp Nhất Chi Mai, cảm ơn cậu đã lên tiếng có điều như bạn nói mình cũng chưa thông lắm. Còn evan-pt cũng là tình huống khó xử. Nếu mình không phong bì người ta cũng phong bì. Vì phong bì nên người ta hơn nhau, rồi chay đua phong bì loix là thầy cô hay học trò đây.
 
Ngày xưa Hàn Tín luồn trôn ng ta ngoài chợ, cũng là việc đáng tủi nhục, nhưng vì cái nghiệp lớn nên phải Nhẫn.
Cũng có Khuất Nguyên ko chấp nhận đc thế sự hủ bại, nên trầm mình xuống sông tự vẫn.

Tùy ng thui Tống, nếu mình có chí lớn, hoài bão lớn, phải làm nhiều thứ thì ko nên vì những cản trở nhỏ nhặt mà làm ảnh hưởng. Nhưng nếu mình kiên trung nghĩa khí, thì cũng có những đường đi khác :D
 
Được đấy, nếu là một học trò phong bì thầy cô, lớn lên alamf thầy cô ắt phải nhận phong bì gấp đôi, tức là thu gốc và lãi ha ha
 
Cái này là tùy thuộc ở anh thôi ạ, nếu a muốn bấu víu thì nên đi tiền, còn nếu muốn côg tư thỳ cứ học như bình thường và cứ nhẩm câu cây ngay k sợ chết đứng mà thực hiện

Nhưng nếu
thầy cô mình học đc nhưng cứ cố dìm thì không thể áp dụng câu đấy đc đâu a ạ. Chỉ có tiền mới mua được tình thương của các thầy cô này thôi. Và nếu nhà a có điều kiện dư dã và a ko muốn bị đánh điểm thấp thì a cứ đi, nhưng điều quan trọng là a phải nổ lực hết mình vì môn học đó, chứ ko nên phụ thuojc quá vào thầy cô và số tiến đó đâu ạ :)

P/s: Thầy cô ở đây em chỉ nói thiểu số, và với riêng trường hợp này. Còn những thầy cô mà em biết tất cả đều rất hết lòng vì hs :D



 
Em thì nghĩ rằng ở trong cái xấu lâu rồi thì thấy cái gì cũng xấu. Cho đến Đại học em mới biết: thì ra giáo dục cũng có mặt trái, tức là trước đây từ mẫu giáo lên Đại học, em sống trong môi trường nói không với tiêu cực. Đương nhiên, lên Đại học cũng không hoàn toàn là "phong bì", nhiều thầy cô giáo sẵn sàng mang phong bì lên trên lớp trả lại sinh viên. Điều đó cho thấy rằng : ai cũng là con người và trong bất cứ ngành nào, công việc gì, lĩnh vực nào cũng có người nọ người kia, quan cũng có quan tham, quan thanh liêm, giáo viên cũng có người đạo đức với nghề người không...Và cũng từ thực tế cho thấy rằng ngay chính phụ huynh và học sinh đã "tiền hóa" ngành giáo dục ngay từ đầu. Từ mẫu giáo họ đã sợ con em mình không được giáo viên chăm sóc tử tế, thế là đi phong bì cho giáo viên. Từ bé đến lớn, phụ huynh này thấy phụ huynh kia đi phong bì cho cô cũng sợ cô thầy thiên vị người khác, "dìm" con em mình nên cũng đua nhau đi tiền. Họ cũng góp phần "làm hư" giáo viên. Cần phải nhắc lại một điều là: GV cũng là người, mà đã là người thì khó tránh khỏi phù hoa danh lợi làm sa ngã. Chưa kể họ bị chèn ép từ rất nhiều phía, học sinh cũng càng ngày càng kém tôn trọng thầy cô, điều đó đó khiến người thầy không còn động lực, không còn thiết tha với cái gọi là "lương tâm nghề nghiệp", vì nó không thể mài ra ăn cũng không đem lại niềm vui trong công việc.
Bất kể việc gì cũng có nguyên do, cũng có tính chất 2 mặt của nó. Đừng nhìn 1 mặt mà đánh gia' toàn bộ nền giáo dục VN. Em không muốn nói rằng suy nghĩ đó cực kì....
 
Em thì nghĩ rằng ở trong cái xấu lâu rồi thì thấy cái gì cũng xấu. Cho đến Đại học em mới biết: thì ra giáo dục cũng có mặt trái, tức là trước đây từ mẫu giáo lên Đại học, em sống trong môi trường nói không với tiêu cực. Đương nhiên, lên Đại học cũng không hoàn toàn là "phong bì", nhiều thầy cô giáo sẵn sàng mang phong bì lên trên lớp trả lại sinh viên. Điều đó cho thấy rằng : ai cũng là con người và trong bất cứ ngành nào, công việc gì, lĩnh vực nào cũng có người nọ người kia, quan cũng có quan tham, quan thanh liêm, giáo viên cũng có người đạo đức với nghề người không...Và cũng từ thực tế cho thấy rằng ngay chính phụ huynh và học sinh đã "tiền hóa" ngành giáo dục ngay từ đầu. Từ mẫu giáo họ đã sợ con em mình không được giáo viên chăm sóc tử tế, thế là đi phong bì cho giáo viên. Từ bé đến lớn, phụ huynh này thấy phụ huynh kia đi phong bì cho cô cũng sợ cô thầy thiên vị người khác, "dìm" con em mình nên cũng đua nhau đi tiền. Họ cũng góp phần "làm hư" giáo viên. Cần phải nhắc lại một điều là: GV cũng là người, mà đã là người thì khó tránh khỏi phù hoa danh lợi làm sa ngã. Chưa kể họ bị chèn ép từ rất nhiều phía, học sinh cũng càng ngày càng kém tôn trọng thầy cô, điều đó đó khiến người thầy không còn động lực, không còn thiết tha với cái gọi là "lương tâm nghề nghiệp", vì nó không thể mài ra ăn cũng không đem lại niềm vui trong công việc.
Bất kể việc gì cũng có nguyên do, cũng có tính chất 2 mặt của nó. Đừng nhìn 1 mặt mà đánh gia' toàn bộ nền giáo dục VN. Em không muốn nói rằng suy nghĩ đó cực kì....

Đó thực sự là cái nhìn lương thiện. Rút cuộc là phản đối việc phong bì đúng không nào?
 
Mỗi cái chuyện tặng quà thầy cô mà cứ phải nâng lên đặt xuống. Ai cần gì thì làm nấy theo ý nghĩ của mình đi. Thật đáng buồn thay.
 
Em thì cứ chốt lại rằng: Nếu không thích thì đừng có làm. Không phán xét được cách làm cuả mỗi người vì chẳng ai sống được cuộc đời của ng khác cả. Muốn tặng thầy cô cái gì đó nhưng ko đi phong bì mà đi bằng quà cáp nó chả khác chi. Nhiều khi không muốn đi mua quà lại muốn dùng phong bì đi thẳng cho tiện....Túm lại là ai có cách làm của ng nấy. Vấn đề là bản lĩnh của mỗi ng thôi.
 
Một phong bì ko là gì cả, hãy hiểu là đi phong bì có 2 mặt 1 mặt gọi là "hối lộ" nhưng đi phong bì có ý nghĩa khác, hum nay bọn mìn cũng đi thầy cô nè, bọn mình mua 1 lẵng hoa 1 ít hoa quả, còn lại đưa phong bì cho cô, cô vẫn vui vẻ nhận mặc dù có vài trăm bạc nhưng đó là tất cả lòn thành của học sinh bọn mình, cái công cô bỏ ra so vs cái phong bì của ta ko so sánh đc, mình biếu cô 1 phong bì cô cho lại nhìu hơn đóa. HI phong bì ko cóa gò là xấu nếu ta thực sự biết cách dùng nóa.
 
Hả. Phong bì từ nhỏ sau sẽ thành to. Thầy cô làm công ăn lương của nhà nước còn fdieemf nhiên nhận phong bì, đó là cái quyền gì vậy?
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top