Thưởng ngoạn Mai vàng
Tao nhân mặc khách thưởng ngoạn hoa mai, không chỉ nhìn sắc màu vàng rực, mà là sự bâng khuâng nơi hương ngầm của hoa: không thắm đượm như hoa Hồng, không nồng ngát như Dạ lan, không âm thầm như hoa Ngâu… Hương mai rất nhẹ nhàng, thanh cao rất khó thưởng thức. Phải người tinh nhạy lắm mới cảm thấy vì là một thứ “ám hương”, nếu tâm tình con người vọng động thì khó mà cảm nhận được! Đặc biệt khi tiết trời càng lạnh, khiến cho mai càng tỏa hương thơm nên còn gọi là “lãnh hương”, và chính điều đó làm cho ta yêu quí mai vàng hơn.
Thử đọc bài “Mai hương” của Hoàng Mai Phi:
Mai cành búp nở chào xuân,
Hương vàng nắng tỏa từng cân trên ngàn.
Mai em có nhớ tiếng đàn,
Hương thơm đừng chất phũ phàng theo mưa.
Mai về anh nhớ năm xưa,
Hương thầm quyện lối so vừa bước chân.
Mai còn lắng đọng ngoài sân,
Hương thơm lơ lửng chào xuân hoa vàng.
Mai đây em có ngỡ ngàng,
Hương thơm đọng lại bóng chàng yêu thơ.
Mai em còn nhớ hay mơ,
Hương ơi! Hãy nhớ vần thơ anh làm.
Mai kia vẫn nở rộn ràng,
Hương êm vẫn khép nép vàng dễ thương.
Mai hoa còn khép mùi hương,
Hương thơm đọng lại liễu nhường hoa mai!
Hoa mai không những đã gây rung cảm tạo văn hóa thưởng ngoạn mà còn là niềm ao ước của các cao nhân: Đào Tấn, khi lên đỉnh Mai Phong tìm đất thọ, đứng trên mỏm đá lặng yên cười:
“Mai sơn tha nhật tàn mai cốt,
Ứng hữu mai hoa tác mộng hồn”.
Nghĩa là :
Núi mai rồi gửi xương mai đấy,
Ước mộng hồn ta hóa đóa Mai.
Do mai vàng là hóa thân của người khai canh bảo vệ xóm làng, nên thường được trồng ở sân đình chùa miếu mạo, và trong tâm thức người Việt, đây là một loài hoa chưng tết chủ đạo, ai cũng mong nụ mai nở ngay vào đêm giao thừa rồi kéo dài suốt những ngày xuân cùng những lá non nẩy lộc tươi mát mới, như thế thì cây mai được xem như là linh vật cát tường mang lại may mắn, là điềm thịnh vượng, phát lộc, phát tài, sự hạnh phúc, sung túc cho gia đình hay đoàn thể khởi sự một chu kỳ mới. Ngược lại, người ta rất kiêng cữ nếu cành mai không nở hoặc héo rũ đúng ngày Mồng Một tết. Từ đó sinh ra tục “Bói Mai” để đoán hậu vận khi xem cây mai nở hoa như thế nào!
Về triết lý nhân sinh, là hóa thân từ cô gái nên mai thường biểu hiện cái nét duyên dáng, đoan trang, hiền hậu của người phụ nữ (Mai nữ), nhưng cô gái ấy rất dũng cảm, có chí nam nhi nên cũng lại biểu hiện cho đấng quân tử. Vì xuất thân từ núi rừng nên còn được gọi là “Mai núi”, và do phải chen tìm đất sống với những cây khác ở địa thế khắc nghiệt trong cuộc sinh tồn nên dáng cây có vẻ đẹp đặc biệt, hoa lại có nhiều cánh rực rỡ... có từ 5 đến 150 cánh. Cho nên Nguyễn Du đã dùng ba chữ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”, ý nói bất cứ hoàn cảnh nào mai cũng là “người” có tiết tháo, cho nên trồng ở loại đất gì cũng sống! Với ý nghĩa như vậy, mai được trồng rộng rãi trong vườn nhà, làm cây cảnh trong chậu (bonsai). Tuy nhiên để có được hoa mai nở như ý và khoe sắc suốt những ngày đầu xuân, và có cây mai đẹp là điều không phải dễ dàng...
Mai vàng cũng còn được gọi là “Lạp mai”, vì “Lạp nguyệt” là tháng chạp, lúc đó, người chơi mai vàng bắt đầu chuẩn bị dồn sức để cuối tháng thì cây mai ra hoa... Nó chuộng ánh sáng và đất ẩm, người ta thường canh ngắt lá đúng ngày để dồn nhựa cho các nhánh ra hoa vào đúng dịp Tết. Ngắt lá là một nghệ thuật vì nếu lá ngắt đi không đúng lúc sẽ ảnh hưởng đến ngày hoa nở.
Ngoại trừ trồng mai thẳng tự nhiên trước nhà, ta không bàn; riêng về mai bonsai thì có thể nói đây là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc mà chất liệu là thân cây, cành, tán lá, hoa, gốc và rễ cùng với môi trường (đất, chậu). Người xưa bảo “Vô nữ bất thành mai, vô thập bất thành tùng” hay nói gọn là “Mai nữ, tùng tử”, nghĩa là thân mai phải có những nét cong thanh tú như người phụ nữ thì mới đẹp, còn cây tùng thì phải cứng cáp sần sùi như người đàn ông thì đẹp… Và người ta thường tạo dáng theo chủ đề tư tưởng:
1. Thế “Trực”: thân cây thẳng đứng, đôi khi người ta còn gọi là thế “Tùng lập, Nhất trụ kình thiên…” biểu hiện sự chính trực của người quân tử.
2. Thế “Mai nữ”: thân cây có đường cong mềm mại như vẻ đẹp người phụ nữ, song trọng tâm đỉnh ngọn cây vẫn nằm trên gốc cây, biểu hiện sự đoan chính hiền thục.
3. Thế “Ngũ thường”: tổng cộng trên thân cây còn 5 tán, tượng trưng cho 5 đức “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” của đạo làm người.
4. Thế “mẫu tử”: từ gốc đâm ra 2 thân, một lớn một nhỏ như mẹ bồng con, biểu hiện “lòng mẹ bao la như biển thái bình”.
5. Thế “bạt phong hồi đầu”: thân cây bị ngả nằm ngang nhưng ngọn vẫn hướng về gốc, biểu hiện người tự lập tự cường trước cơn bão đời nhưng vẫn hướng về mục đích và quê cha đất tổ.
6. Thế “Quần thụ tam sơn”: gồm 3 cây, cây giữa cao hơn 2 cây 2 bên tạo chữ “山 (sơn)”, ý nói sự đoàn kết của nhiều người cùng chí hướng để cùng gánh vác đại sự.
7. Thế “Hạc lập”: để biểu hiện tinh thần thanh cao như loài hạc. Thân cây cong như Mai nữ, ít tán lá hơn, không nhất thiết đỉnh phải nằm trên gốc, nhưng mảnh khảnh như “tiên hạc” (chim hạc múa như tiên), chính thế nên Nguyễn Du mới ví Thúy Kiều “nét buồn như cúc, điệu gầy như mai!”…
Trên đây chỉ giới thiệu một số thế kinh điển, không thể kể hết; mà muốn chọn cây mai đẹp thì phải thuộc câu truyền khẩu: “Nhất thân, nhì đế, tam tàn, tứ thế”. Nghĩa là khi đánh giá cây, đầu tiên phải xem thân cây có bị sâu mọt không…, và do cây càng già, thân càng bóng láng, hoa lại càng đẹp, nên người ta rất chuộng lão mai; sau mới xem đến phần bộ rễ có cân đẹp không, có bị sâu từ gốc không…vì “cây có cội, nước có nguồn”; rồi đến xem tán lá có bị nấm, bị rầy không…; cuối cùng mới xem thế của cây thì mới trọn vẹn và chính như Cao Bá Quát nói:
“Nữa Mai xuân điểm bầu trời
Bức tranh tuyệt tác cho đời ngắm chung!”
Vì hoàng mai có hoa vàng, mang màu sắc trung ương thuộc thổ là màu của đế vương và có 5 cánh (con số “cửu ngũ” cũng là của vua), lại là thổ sản của nước Việt Nam thống nhất, được vua Minh Mệnh thánh chế ngự thi ca tụng, nên được đúc vào Cửu đỉnh(4), cũng như được chọn trang trí trong mỹ thuật triều Nguyễn(5) ở cung điện, lăng tẩm… dù lấy điển tích Tứ quý từ Trung Quốc, nhưng không dùng mai trắng của Trung Quốc mà dùng mai vàng Việt Nam để thay thế vì “phàm cỏ hoa có điều ngụ hứng, sản vật ấy đây đã có nhiều”. Bởi dù ở Á Đông có chịu ảnh hưởng chung của văn hóa Hán, nhưng khi đón nhận những cái hay của văn hóa Trung Quốc, người Việt đã lấy thêm cái riêng của mình, chỉnh lý cho phù hợp để trở thành bản sắc riêng của dân tộc! Chính thế, loại mai hương ở Huế này được vua chúa yêu thích và còn có thêm một tên nữa là “Mai Ngự”. Ở đây, chữ “ngự” là dành riêng cho vua dùng, tuy không phải là khái niệm quốc hoa như ngày nay, nhưng về mặt ý niệm thì tương đương; tức là rất có thể triều Nguyễn đã chọn mai vàng làm loài hoa riêng, quốc hoa của Việt Nam(6).
Với một cốt cách như thế, Cao Bá Quát, một danh sĩ vô cùng cao ngạo, từng thẳng thừng chê Hội thơ của vua Tự Đức là “Câu thơ thi xã” hôi (dỡ) như nước mắm trên“Con thuyền Nghệ An”, nhưng đối với hoa mai, cũng phải thốt lên:
“Thập tải luân giao cầu cổ kiếm,
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa !”
Nghĩa là: 10 năm tìm bạn khó như tìm bảo kiếm, suốt cuộc đời chỉ cúi đầu trước một hoa mai !!!
Sưu tầm
Tao nhân mặc khách thưởng ngoạn hoa mai, không chỉ nhìn sắc màu vàng rực, mà là sự bâng khuâng nơi hương ngầm của hoa: không thắm đượm như hoa Hồng, không nồng ngát như Dạ lan, không âm thầm như hoa Ngâu… Hương mai rất nhẹ nhàng, thanh cao rất khó thưởng thức. Phải người tinh nhạy lắm mới cảm thấy vì là một thứ “ám hương”, nếu tâm tình con người vọng động thì khó mà cảm nhận được! Đặc biệt khi tiết trời càng lạnh, khiến cho mai càng tỏa hương thơm nên còn gọi là “lãnh hương”, và chính điều đó làm cho ta yêu quí mai vàng hơn.
Thử đọc bài “Mai hương” của Hoàng Mai Phi:
Mai cành búp nở chào xuân,
Hương vàng nắng tỏa từng cân trên ngàn.
Mai em có nhớ tiếng đàn,
Hương thơm đừng chất phũ phàng theo mưa.
Mai về anh nhớ năm xưa,
Hương thầm quyện lối so vừa bước chân.
Mai còn lắng đọng ngoài sân,
Hương thơm lơ lửng chào xuân hoa vàng.
Mai đây em có ngỡ ngàng,
Hương thơm đọng lại bóng chàng yêu thơ.
Mai em còn nhớ hay mơ,
Hương ơi! Hãy nhớ vần thơ anh làm.
Mai kia vẫn nở rộn ràng,
Hương êm vẫn khép nép vàng dễ thương.
Mai hoa còn khép mùi hương,
Hương thơm đọng lại liễu nhường hoa mai!
Hoa mai không những đã gây rung cảm tạo văn hóa thưởng ngoạn mà còn là niềm ao ước của các cao nhân: Đào Tấn, khi lên đỉnh Mai Phong tìm đất thọ, đứng trên mỏm đá lặng yên cười:
“Mai sơn tha nhật tàn mai cốt,
Ứng hữu mai hoa tác mộng hồn”.
Nghĩa là :
Núi mai rồi gửi xương mai đấy,
Ước mộng hồn ta hóa đóa Mai.
Do mai vàng là hóa thân của người khai canh bảo vệ xóm làng, nên thường được trồng ở sân đình chùa miếu mạo, và trong tâm thức người Việt, đây là một loài hoa chưng tết chủ đạo, ai cũng mong nụ mai nở ngay vào đêm giao thừa rồi kéo dài suốt những ngày xuân cùng những lá non nẩy lộc tươi mát mới, như thế thì cây mai được xem như là linh vật cát tường mang lại may mắn, là điềm thịnh vượng, phát lộc, phát tài, sự hạnh phúc, sung túc cho gia đình hay đoàn thể khởi sự một chu kỳ mới. Ngược lại, người ta rất kiêng cữ nếu cành mai không nở hoặc héo rũ đúng ngày Mồng Một tết. Từ đó sinh ra tục “Bói Mai” để đoán hậu vận khi xem cây mai nở hoa như thế nào!
Về triết lý nhân sinh, là hóa thân từ cô gái nên mai thường biểu hiện cái nét duyên dáng, đoan trang, hiền hậu của người phụ nữ (Mai nữ), nhưng cô gái ấy rất dũng cảm, có chí nam nhi nên cũng lại biểu hiện cho đấng quân tử. Vì xuất thân từ núi rừng nên còn được gọi là “Mai núi”, và do phải chen tìm đất sống với những cây khác ở địa thế khắc nghiệt trong cuộc sinh tồn nên dáng cây có vẻ đẹp đặc biệt, hoa lại có nhiều cánh rực rỡ... có từ 5 đến 150 cánh. Cho nên Nguyễn Du đã dùng ba chữ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”, ý nói bất cứ hoàn cảnh nào mai cũng là “người” có tiết tháo, cho nên trồng ở loại đất gì cũng sống! Với ý nghĩa như vậy, mai được trồng rộng rãi trong vườn nhà, làm cây cảnh trong chậu (bonsai). Tuy nhiên để có được hoa mai nở như ý và khoe sắc suốt những ngày đầu xuân, và có cây mai đẹp là điều không phải dễ dàng...
Mai vàng cũng còn được gọi là “Lạp mai”, vì “Lạp nguyệt” là tháng chạp, lúc đó, người chơi mai vàng bắt đầu chuẩn bị dồn sức để cuối tháng thì cây mai ra hoa... Nó chuộng ánh sáng và đất ẩm, người ta thường canh ngắt lá đúng ngày để dồn nhựa cho các nhánh ra hoa vào đúng dịp Tết. Ngắt lá là một nghệ thuật vì nếu lá ngắt đi không đúng lúc sẽ ảnh hưởng đến ngày hoa nở.
Ngoại trừ trồng mai thẳng tự nhiên trước nhà, ta không bàn; riêng về mai bonsai thì có thể nói đây là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc mà chất liệu là thân cây, cành, tán lá, hoa, gốc và rễ cùng với môi trường (đất, chậu). Người xưa bảo “Vô nữ bất thành mai, vô thập bất thành tùng” hay nói gọn là “Mai nữ, tùng tử”, nghĩa là thân mai phải có những nét cong thanh tú như người phụ nữ thì mới đẹp, còn cây tùng thì phải cứng cáp sần sùi như người đàn ông thì đẹp… Và người ta thường tạo dáng theo chủ đề tư tưởng:
1. Thế “Trực”: thân cây thẳng đứng, đôi khi người ta còn gọi là thế “Tùng lập, Nhất trụ kình thiên…” biểu hiện sự chính trực của người quân tử.
2. Thế “Mai nữ”: thân cây có đường cong mềm mại như vẻ đẹp người phụ nữ, song trọng tâm đỉnh ngọn cây vẫn nằm trên gốc cây, biểu hiện sự đoan chính hiền thục.
3. Thế “Ngũ thường”: tổng cộng trên thân cây còn 5 tán, tượng trưng cho 5 đức “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” của đạo làm người.
4. Thế “mẫu tử”: từ gốc đâm ra 2 thân, một lớn một nhỏ như mẹ bồng con, biểu hiện “lòng mẹ bao la như biển thái bình”.
5. Thế “bạt phong hồi đầu”: thân cây bị ngả nằm ngang nhưng ngọn vẫn hướng về gốc, biểu hiện người tự lập tự cường trước cơn bão đời nhưng vẫn hướng về mục đích và quê cha đất tổ.
6. Thế “Quần thụ tam sơn”: gồm 3 cây, cây giữa cao hơn 2 cây 2 bên tạo chữ “山 (sơn)”, ý nói sự đoàn kết của nhiều người cùng chí hướng để cùng gánh vác đại sự.
7. Thế “Hạc lập”: để biểu hiện tinh thần thanh cao như loài hạc. Thân cây cong như Mai nữ, ít tán lá hơn, không nhất thiết đỉnh phải nằm trên gốc, nhưng mảnh khảnh như “tiên hạc” (chim hạc múa như tiên), chính thế nên Nguyễn Du mới ví Thúy Kiều “nét buồn như cúc, điệu gầy như mai!”…
Trên đây chỉ giới thiệu một số thế kinh điển, không thể kể hết; mà muốn chọn cây mai đẹp thì phải thuộc câu truyền khẩu: “Nhất thân, nhì đế, tam tàn, tứ thế”. Nghĩa là khi đánh giá cây, đầu tiên phải xem thân cây có bị sâu mọt không…, và do cây càng già, thân càng bóng láng, hoa lại càng đẹp, nên người ta rất chuộng lão mai; sau mới xem đến phần bộ rễ có cân đẹp không, có bị sâu từ gốc không…vì “cây có cội, nước có nguồn”; rồi đến xem tán lá có bị nấm, bị rầy không…; cuối cùng mới xem thế của cây thì mới trọn vẹn và chính như Cao Bá Quát nói:
“Nữa Mai xuân điểm bầu trời
Bức tranh tuyệt tác cho đời ngắm chung!”
Vì hoàng mai có hoa vàng, mang màu sắc trung ương thuộc thổ là màu của đế vương và có 5 cánh (con số “cửu ngũ” cũng là của vua), lại là thổ sản của nước Việt Nam thống nhất, được vua Minh Mệnh thánh chế ngự thi ca tụng, nên được đúc vào Cửu đỉnh(4), cũng như được chọn trang trí trong mỹ thuật triều Nguyễn(5) ở cung điện, lăng tẩm… dù lấy điển tích Tứ quý từ Trung Quốc, nhưng không dùng mai trắng của Trung Quốc mà dùng mai vàng Việt Nam để thay thế vì “phàm cỏ hoa có điều ngụ hứng, sản vật ấy đây đã có nhiều”. Bởi dù ở Á Đông có chịu ảnh hưởng chung của văn hóa Hán, nhưng khi đón nhận những cái hay của văn hóa Trung Quốc, người Việt đã lấy thêm cái riêng của mình, chỉnh lý cho phù hợp để trở thành bản sắc riêng của dân tộc! Chính thế, loại mai hương ở Huế này được vua chúa yêu thích và còn có thêm một tên nữa là “Mai Ngự”. Ở đây, chữ “ngự” là dành riêng cho vua dùng, tuy không phải là khái niệm quốc hoa như ngày nay, nhưng về mặt ý niệm thì tương đương; tức là rất có thể triều Nguyễn đã chọn mai vàng làm loài hoa riêng, quốc hoa của Việt Nam(6).
Với một cốt cách như thế, Cao Bá Quát, một danh sĩ vô cùng cao ngạo, từng thẳng thừng chê Hội thơ của vua Tự Đức là “Câu thơ thi xã” hôi (dỡ) như nước mắm trên“Con thuyền Nghệ An”, nhưng đối với hoa mai, cũng phải thốt lên:
“Thập tải luân giao cầu cổ kiếm,
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa !”
Nghĩa là: 10 năm tìm bạn khó như tìm bảo kiếm, suốt cuộc đời chỉ cúi đầu trước một hoa mai !!!
Sưu tầm