TÂM TRẠNG CỦA HÀN MẶC TỬ TRONG "ĐÂY THÔN VĨ DẠ"
Tâm trạng của Hàn Mặc Tử trong "Đây Thôn Vĩ Dạ"
1. Đặt Vấn Đề Tâm trạng của Hàn Mặc Tử trong "Đây Thôn Vĩ Dạ"
- Trong thi nhân Việt Nam Hoài Thanh và Hoài Chân xếp Hàn Mặc Tử vào nhóm thơ Kỳ Di cùng với Chế Lan Viên. Đọc thơ Hàn Mặc tử qua nhiều bài quả là kỳ dị. Ông đã tạo ra cho mình một thế giới nghệ thuật ma quái, xa lạ với đời thực.
- Tuy vậy bên cạnh những vần thơ điên loạn, thi sĩ nhiều khi lại sáng tao nên những hình ảnh tuyệt mỹ và hồn nhiên trong trẻo lạ thường. Bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ là một bài thơ như thế. Đọc bài thơ ta thấy được một phương diện rất đẹp của tâm hồn nhà thơ.
2. Giải quyết vấn đề
-Bài thơ được gợi hứng từ ức ảnh phong cảnh Huế cùng mấy lời thăm hỏi của Hoàng Cúc, người con gái thôn vĩ dạ xứ Huế cũng là người mà Hàn Măc Tử đã thầm yêu trộm nhớ từ những ngày ở Quy Nhơn. Nay hai người hai nới Hàn Mặc Tử lai mắc bệnh hiểm nghèo. VÌ thế bài thơ vừa làm sống dậy những kỷ niệm về Huế mộng à thơ vừa thể hiện được tậm trạng buồn bã vô vọng chập chờn lăng đăng như sương như khói.
-Sao anh không về chơi thôn Vĩ. Câu thơ mở đầu này như một câu hỏi vừa như một lời mời gọi trong đó hàm chứa cả sự ngạc nhiên lẫn nối tiếc. Cảnh vĩ giạ đẹp tế hấp dẫn là vậy sao anh không về?
Cảnh thiên nhiên tươi đẹp của thon vĩ dạ hiện lên qua một vài nét vẽ thoáng nhẹ nhưng đầy ấn tượng. Cái ấn tượng vốn đã ăn sâu đậm trong tâm hồn nhà thơ về xứ Huế.
Cảnh vật ở đây dường như đã được sàng lọc qua tâm trí nà thơ, chỉ giữ lịa những đường nét tiêu biểu nhất. Một buổi sáng ở Thôn vĩ ánh nắng chiếu áng lập loáng những hàng câu còng ướt đẫm sướng đêm. Hàng câu hiện lên trong một khoảnh khắc dạc biệt. Gắn liền với cánh ánh nắng mới lên trong trẻo tinh khôi cụ thể và gợi cảm.
Tả cảnh vườn cây tươi tốt sum suê Hàn Mặc TỬ chỉ tập trung làm nổi bật cái mướt xanh của lá: vườn ai mướt quá xanh như ngọc " . Cảnh vật ấy như sinh động hẳn lên khi thấp thoáng xuất hiện bòn người một khuôn mặt kín đáo , phúc hâu, dịu dàng. Lá trúc che ngàn mặt chữ điền " Thiên nhiên và con người rất hài hòa gởi lên cái tần thái cái hồn của Vĩ Giạ môt Vĩ Giạ vốn thơ mộng vì có nàng ở đó, trong những vườn tược nên lại càng thở mông hơn đâu hết
Ở khổ thơ thứ 2 tâm trạng của nhà thơ như chuyển sang một gam khác. Nếu như ở khổ thơ đầu một VĨ Da với cảnh vật tươi sáng trong trẻo lạ thường thì đến khổ thơ này môt nỗi buồn đã bao phủ lên tất cả. Sự chuyển biến đột ngôt từ vui sang buồn như thế khá pổ biến trong thơ mới và văn chương lãng ạn nói chung.
Gió theo lôi gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?
Phải chăng Huế ở khổ thơ đầu là Huế trong ký ức đẹp ngày xưa, còn Huế ở khổ thơ thứ 2 là Huế trong tâm trạng của nhà thơ khi trở về hiện tại . Thôn Vĩ Dạ hiện lên vẫn thơ ộng với gió trăng, mây, nước thuyền bến và hoa bắp lay. Những tất cả đều nhuốm một nỗi bồn. Tâm trạng của người tình nhân tuyệt vọng nhìn nơi đâu cũng thấy chia lìa và buồn bã.
Gió theo lối gió mây đường mây
Gió mây đã chia lìa làm đôi ngả dường như chã có quảng hệ gì, dòng nước vốn chẳng biết vui buồn cũng trở nên buồn thiêu . hình ảnh hoa bắp lay gợi một nỗi buồn hiu hắt. Một nỗi buồn được bao phủ từ bầu trời đến mặt đất, từ gió mây đến dòng nước và hoa bắp bên sông . Đằng sau những cảnh vật ấy lại có một tâm trạng của một con người mang mặt nỗi buồn xa cách, 1 mối tình vô vong. Giờ đây tất cả chỉ còn trong cõi mộng cả cảnh vật cũng như tình người. Một không gian tràn ngập ánh trăng, một bến đò trăng một con thuyền đầy trăng... Cảnh tật thơ mộng những buồn mênh mang
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trang về kịp tối nay
Nhà thơ như không còn sống với cảnh vật bên ngoài nữa mà chím đắm trong cõi lòng riêng của mình
Sống với cảnh mộng và với người trong một Hàm Mặc Tử ở khổ thơ cuối như lối thoái với một đối tượng hư ảo
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sướng khói mở nhân ảnh
Ai biết tình ai có đâm đà
Hình ảnh của cô gái thôn Vĩ ngày xưa chập chờn trong cõi mộng tạo nên nơi ông một cảm giác bâng khuâng ngơ ngẩn. Màu áo trắng ủa cô gái Huế trắng qua như lẫn vào sương khói. Sướng khói của đất trời xứ Huế hay là sương khói của thời gian và không gian xa cách phủ lên một mối tình thật xa vời.
Bài thơ mở đầu bằng những câu hỏi và kết thúc bằng một lời đáp lại. Phải "ai biết tình ai co đậm đà" để có thể trở về thôn Vĩ
3. Kết Thúc Vấn Đề
Hàn mặc tử đã mất rồi nhưng bài thơ thôn Vĩ vẫn còn đó. Bài thơ ấy đã vượt qua lớp sương khói của thơi gian đễ bất từ hóa một mối tình tuyêt vọng nhưng rất đỗi thiết tha, trong sáng.
Bài viết sưu tầm