Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
- J.Piaget
I- Lý thuyết về hình thành nhận thức ở trẻ em
Trẻ em, sinh ra với hàng loạt các phản xạ, và thừa kế những cách tương tác với môi trường. Những cách tương tác đó dựa vào xu hướng suy nghĩ được tổ chức và thích nghi với môi trưòng đó.
1. Thời kỳ giác động (Khoảng từ khi sinh đến 2 tuổi)
Theo Piaget, con người bắt đầu cuộc sống với một loạt các phản xạ, và thừa kế những cách tương tác với môi trường. Những cách kế thừa tương tác đó dựa vào xu hướng suy nghĩ được tổ chức và thích nghi của môi trường đó.
Bây giờ, chúng ta vạch ra việc xây dựng mô hình thế giới ở trẻ bé tí, bằng các hệ cảm giác(tri giác) và vận động( vận động cơ thể) - Em bé tiến lên, qua 6 giai đoạn để xây dựng hệ thống giác động của tư duy.
Giai đoạn 1: Biến đổi của những phản xạ
Một sơ sinh là một búi phản xạ được buộc vào những trả lời gây ra do kích thích. Nếu sờ ta vào đứa trẻ sơ sinh, nó mút tay ngay, hay đặt một ngón tay vào bàn tay nó, nó liền nắm chặt lấy ngay. Do những phản xạ đó được hoạt hoá một số lần, dần dần chúng được biến đổi đi để khớp với những đòi hỏi của những hoàn cảnh hơi khác đi. Chẳng hạn vào những dịp khác nhau, mồm trẻ sẽ tìm đầu vú từ những góc độ khác nhau.
Dần dà, khi trẻ tiếp xúc nhiều hơn với đồ vật, số lượng và các thể loại đồ vật tác động có lợi cho phản xạ, các thể loại "mút" được tăng lên, bào gồm từ núm vú đến vải đệm và then gỗ của cái nôi trẻ nằm.. Đồng thời với việc mở rộng hành vi mút bao gồm nhiều đồ vật, nó cũng gia tăng sự phân biệt giữa các đồ vật đó. Một trẻ đang đói không bao giờ nhầm cái đầu vú với ngón tay. Theo nghĩa đó, nó đã "nhận ra" đồ vật.
Tóm lại, trong giai đoạn này, trẻ tăng cường khái quát hoá và phân biệt hoá những hành vi ban đầu là những phản xạ. Do đó sơ cấu - mô hình hành vi có tổ chức - tiếp tục được tăng cường, khái quát hoá và phân biệt hoá trong thời kỳ này. Trẻ xây dựng một thế giới của những vật thể để mút, bám víu, nhìn, nghe thấy...Các sơ cấu nguyên thuỷ của giai đoạn này là những bước nhỏ có ý nghĩa trong sự kiến tạo đó.
Giai đoạn 2: Phản ứng vòng tròn cấp 1(Từ 1 đến 4 tháng)
Các hành vi ở giai đoạn 1 được gọi là sơ cấu chỉ với ý nghĩa rất hẹp vì có ít biến đổi của các phản xạ. Ở giai đoạn 2, các sơ cấu phát triển và mở rộng nhanh chóng và xuất hiện các phản ứng vòng tròn. Một phản ứng vòng tròn là một hành vi được lắp đi lắp lại và khi đó nó thành vòng tròn. Khi trẻ phát hiện được kết quả thú vị từ một hành vi nào đó, và muốn thử lại để được kết quả đó, khi đó, một "thói quen" được hình thành. Những phản ứng vòng tròn sơ cấp hay cấp 2 đó bào gồm các trả lời - hậu quả tập trung trên cơ thể của trẻ hơn là đồ vật của thế giới bên ngoài.
Thành công trong phản ứng vòng tròn tỏ ra có kèm theo cảm giác thích thú.
Một đứa trẻ chơi với tiếng nói của nó, không phải vì âm thanh, mà vì thích thú chức năng (mình nói được).
Giai đoạn 3: Phản ứng vòng tròn cấp 2 (Khoảng từ 4 đến 8 tháng).
Trẻ tiếp tục mở rộng thế giới của nó chủ yếu bằng chuyển từ PƯVT 1 sang PƯVT 2. Nếu PƯVT 1 là tập trung vào cơ thể thì PƯVT 2 hướng về thế giới bên ngoài. Em bé may mắn làm được gì đưa tới một kết quả: lắc cái xúc xắc, có tiếng động, đập một quả bóng, quả bóng lăn...nó lặp đi lặp lại động tác để duy trì và giải trí với động tác. Đôi khi, các quá trình đó mang lại kết quả như mong đợi, đôi khi không.
Trong giai đoạn này, trẻ hoàn tất vài sự phối hợp đơn giản giữa các sơ cấu. Phối hợp mắt với tay (nhìn và nắm) đặc biết có ích để phát triển PƯVT . Sự phối hợp các sơ cấu nhìn, bám, bú nghe...tiếp tục trong thời kỳ giác động. Bằng cách đó, cấu trúc nhận thức gia tăng sự thống hợp và tổ chức.
Giai đoạn 4: Phối hợp các sơ cấu (Khoảng từ 8 đến 12 tháng)
Ở giai đoạn này, trẻ có thể phối hợp các sơ cấu theo các kiểu phức tạp. Đặc biệt thấy xuất hiện kế hoạch và ý đồ. Hành vi mới này do một hành vi bằng công cụ và hành vi có mục đích làm nên. Đứa trẻ biết nó muốn gì và biết sử dụng các kỹ năng của nó để hoàn tất ý đồ. Nó đã phân biệt được giữa phương tiện và mục đích cuối cùng. Ở giai đoạn 3, trẻ phát hiện ra kết quả hay một cách ngẫu nhiên; chỉ về sau mới thủ hoàn tất lại kết quả.
Gỉa sử bạn đặt tay trước một bao diêm hấp dẫn. Ở giai đoạn 3, đứa trẻ áp dụng sơ cấu quen thuộc quơ tay bám víu về phía bao diêm; ở giai đoạn 4, nó gạt tay bạn ra (công cụ, phương tiện) và nắm lấy bao diêm (mục đích). Em bé đã loại bỏ một rào chắn để hoàn thành một mục tiêu.
Một kết quả khác của việc phân biệt được phương tiện và mục đích là dự đoán sự kiện.
Vào 9 tháng, nó thích nước trong một một cái cốc, chứ không thích súp trong một cái bát.
Giai đoạn 5: Phản ứng vòng tròn cấp 3( Khoảng từ 12 đến 18 tháng)
Ở giai đoạn này, môi trường là phòng thí nghiệm của trẻ. Nó thăm dò tiềm năng mọi đồ vật. Qua những hoạt động tiến hành với đồ vật, nó thấy được những phương tiện mới từ phương tiện và mục đích của giai đoạn trước.
Giai đoạn 6: Sáng tạo những phương tiện mới bằng những phối kết hợp tâm trí.
Giai đoạn này khép lại tư duy giác động và mở mà cho tư duy tiền thao tác. Tư duy bắt đầu đi vào bí mật. Việc thăm dò các đồ vật bên ngoài mở đường cho thăm dò tâm trí bên trong. Việc này có thể thực hiện được là vì trẻ có thể sử dụng các biểu tượng tâm trí để biểu tượng các sự vật và sự kiện.
2. Thời kỳ tiền thao tác(khoảng từ 2 đến 7 tuổi)
Những thành công ở thời kỳ giác động đã mở đường cho thời kỳ sắp tới. Những gì trẻ kết thúc ở lĩnh vực hoạt động với thế giới nay được phát triển trong lĩnh vực hoạt động của biểu tượng tâm trí. Trẻ chuyển các khái niệm về vật thể, quan hệ nhân quả, không gian và thời gian sang một lĩnh vực trung gian (của biểu tượng tâm trí) và một cấu trúc có tổ chức cao hơn.
Chức năng ký hiệu
Sự xuất hiện của biểu tượng tâm trí ở giai đoạn 6 của thời kỳ giác động bắc cầu cho thời kỳ tiền thao tác. Các biểu tượng tâm trí có được nhờ chức năng ký hiệu hay khả năng dùng một vật hay sự kiện thay cho một cái khác. Các từ cử chỉ, đồ vật, hình ảnh tâm trí có thể được dùng làm hiệu, cái biểu đạt. Một trẻ lên 4 có thể dùng từ "máy bay" bàn tay bắt chước chim bay một hình ảnh tâm trí của máy bay, hoặc một cái máy bay đồ chơi thay vì máy bay thật.
Tư duy biểu tượng có một số đặc điểm hơn tư duy giác động. Nó nhang hơn và linh hoạt hơn. Nó có thể tham gia với quá khứ, hiện tại và tương lai trên một diện rộng, có thể phối kết hợp các phần để tạo thành những ý niệm không liên quan gì đến thực tế (thí dụ, những quái vật kỳ lạ và kinh sợ trong đêm tối). Sự phát triển của tự duy biểu tượng làm nó có thể sử dụng từ cũng như các ký hiệu khác. Như vậy, tư duy vừa là trước ngôn ngữ, vừa rộng hơn ngôn ngữ. Ngôn ngữ trước hết là cách để biểu lộ tư duy. Trong quá trình phát triển, tư duy đến trước ngôn ngữ. Thí dụ dạy một trẻ sử dụng các từ "hơn", lớn hơn", không dạy cho nó về số lượng ẩn dụ trong những phát ngôn đó.
Tuy tư duy không phụ thuộc vào ngôn ngữ, ngôn ngữ giúp cho nhận thức phát triển. Ngôn ngữ hướng sự chú ý của trẻ vào những đồ vật mới và những quan hệ với môi trường, đưa nó xâm nhập vào những cách nhìn đối lập. Ngôn ngữ là một trong nhiều công cụ có giá trị với hệ nhận thức.
Đặc điểm của thời kỳ:
Trong thời kỳ thao tác, trẻ chưa đạt được đến các thao tác tâm trí phản hồi được, là đặc điểm của thời kỳ tíêp theo, thời kỳ thao tac cụ thể.
Những đặc điểm chính của thời kỳ tiền thao tác là: duy kỷ, tư duy cứng nhắc, suy luận bán logi và nhận thức xã hội hạn chế.
2.1 Tính duy kỷ.
Duy kỷ không qui chiếu vào tính ích kỷ hay ngạo mạn. Từ đó, đúng hơn, liên quan đến sự phân biệt hoá không đầy đủ của cái tôi với những người khác và thế giới, đến xu thế tri giác, hiểu và giải thích thế giới dưới dạng của bản thân. Trẻ không thể có quan điểm tri giác và khái quát của một người khác. Duy kỷ gây khó khăn cho việc đóng vai trò và có quan điểm của người khác.
Do trẻ không dễ dàng đóng vai trò của người khác, nó ít cố gằng sửa lời nói cho thích hợp với nhu cầu người nghe. Trẻ không cảm thấy muốn tác động lên người nghe cũng như nói với người đó một điều gì.
2.2 Tư duy cứng nhắc
Đặc điểm của tư duy tiền thao tác là tưu duy như đóng băng. Trẻ có xu hướng tập trung vào nét nổi bật của vật thể hoặc sự vật và không biết tới các nét khác. Hai cốc giống nhau cùng đựng những mức nước bằng nhau, nếu đem đổ chất nước của một cốc vào một đồ đựng cao hơn, nhỏ hơn, trẻ tập trung vào độ cao của nước trong khi không biết gì đến bề ngang. Nó sẽ kết luận sai là có nhiều nước hơn vì mức nước cao hơn.
Chúng ta cũng thấy sự cứng nhắc của tư duy trong xu hướng tập trung vào những tình trạng hơn là biến đổi liên kết các tình trạng đó. Đứng trước bài toán liên quan đến số lượng nước trong cốc, đứa trẻ nghĩ đến cái "trước", cái "sau", không biết tới quá trình biến đổi từ A đến B khi nước được đổ từ cái đựng này sang cái đựng kia. Tư duy cứng nhắc là do thiếu sự phản hồi. Trẻ không thể, trong trí óc đảo ngược được chất nước đã đổ ra về cái đựng ban đầu. Khả năng nhập tâm hành động còn chưa đầy đủ vì không hai chiều.
Về cuối thời kỳ tiền thao tác, ta mục kích sự tan băng lớn, khi trẻ phần nào sửa được xu hướng tư duy trên. Ta thấy 3 sư hoàn thiện tích cực của thời kỳ tiền thao tác: chức năng, điều tiết, và bản sắc.
Một chức năng là khái nịêm về đồng "biến" đổi giữa các yếu tố, thí dụ khi càng kéo cái màn che, thì cái màn càng mở rộng ra hay khi kéo sợi dây trên cái pu li, có sự tăng chiều dài trên một đoạn dây trong khi đoạn kia lại giảm đi về chiều dài. Tuy nhiên, trẻ chưa thể làm rõ bản chất của mối quan hệ.
Một điều tiết là một hoạt động tâm trí đã bị mất đi một phần sự tập trung. Tiếp tục sử dụng thí nghiệm với lượng nước, thấy trẻ chuyển đổi giữa chiều cao và bề rộng của nước để cho nhận xét về lượng nước. Một cốc nước đựng nhiều nước hơn một cốc khác vì có một mức nước cao hơn, hoặc có thể chứa ít nước hơn vì kích thước nhỏ hẹp hơn.
Thành tựu thứ ba, bản sắc là một khái niệm về một vật có thể thay đổi vẻ bên ngoài, không thay đổi bản chất của nó, hoặc bản sắc của nó. Nước trông có vẻ khác đi, khi đổ từ cốc này sang cốc khác, nhưng vẫn là một thứ nước. Đeo một cái mặt nạ vào không biến đổi một người thành phù thuỷ như trẻ bé hơn vẫn lầm tưởng - Tư duy trở nên bớt cứng nhắc vì một khái niệm vẫn được duy trì tuy bị biến đổi trên bề mặt.