• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Tâm lý học pháp y là gì ? Tâm lý học tội phạm là gì ?

Hide Nguyễn

Du mục số
TÂM LÝ HỌC PHÁP Y & TỘI PHẠM (FORENSIC AND CRIMINAL PSYCHOLOGY)

TỔNG QUAN

Tâm lý học pháp y
(forensic psychology) hiểu theo nghĩa đen là tâm lý học ứng dụng vào tòa án. Tuy nhiên, thuật ngữ này lại được sử dụng một cách rộng rãi hơn thế.

Tâm lý học tội phạm (criminal psychology) là ngành tâm lý học về hành vi phạm tội. Thuật ngữ tâm lý học pháp y được sử dụng một cách hạn hẹp để chỉ những công việc của một số ít nhà thực hành tâm lý (psychological practictioner) làm việc trực tiếp tại tòa.

Một định nghĩa rộng hơn được chúng tôi (tác giả) sử dụng trong bài viết của mình, định nghĩa của chúng tôi bao gồm các hoạt động của tất cả các nhà tâm lý có công việc liên quan đến hệ thống tư pháp hình sự (criminal justice system) như các nhà tâm lý làm việc trong hệ thống nhà giam. Do đó cụm từ “tâm lý học pháp y và tội phạm” (forensic and criminal psychology) được sử dụng để chứa đựng toàn bộ lĩnh vực này.

Tâm lý học và Luật là hai ngành rất khác nhau mặc dù cả hai đều cố gắng hiểu về bản chất con người (human nature). Cách tiếp cận để hiểu vấn đề của hai ngành không giống nhau và đôi khi chúng lại xung khắc với nhau. Ngay khi các nhà tâm lý và luật sư cùng sử dụng một thuật ngữ, thuật ngữ này có thể có ý nghĩa rất khác nhau.

Có nhiều nhà nghiên cứu-thực hành (practitioner-researchers) trong lĩnh vực tâm lý học pháp y và tội phạm. Các nhà thực hành ở đây là những người có cả kỹ năng trong nghiên cứu và thực hành, họ có thể đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của một ngành ứng dụng như vậy.

Những thay đổi quan trọng trong hệ thống tư pháp hình sự trong nhiều thế kỷ qua đã dần làm gia tăng nhu câu về chuyên môn tâm lý học (psychological expertise) bên trong hệ thống. Hầu hết tâm lý học pháp y và tội phạm được phát triển chính yếu gần đây khoảng 25 năm hoặc hơn. Về mặt học thuật, tâm lý học pháp y và tội phạm gần giống như tâm lý học hiện đại. Nó được thực hành và nghiên cứu không lâu sau Wundt thiết lập phòng thí nghiệm tâm lý của ông ở Leipzig, sự kiện này thường được ca ngợi như là sự mở đầu của tâm lý học hiện đại. Tuy nhiên, hứng thú trong lĩnh vực này thì chỉ ít ỏi và không đồng đều cho đến tận cuối thế kỷ 20 khi mà nó được phát triển rộng rãi.

Tâm lý học pháp y và tội phạm được phát triển khác biệt ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên hiện tại nó thiết lập một nhánh quan trọng của tâm lý học hiện đại mang lại nhiều lợi ích từ bản chất quốc tế của chính nó. Nó kết hợp tâm lý học từ những lĩnh vực đa dạng của tâm lý học.

DẪN NHẬP

Việc định nghĩa tâm lý học pháp y và tội phạm không khỏi những khó khăn của riêng nó. Tâm lý học pháp y (forensic psychology) hiểu theo nghĩa đen là tâm lý học ứng dụng vào tòa án. Các thuật ngữ “pháp y/ biện minh” (forensic) và “diễn đàn/ tòa án” (forum) có nguồn gốc Latin giống nhau. Một “diễn đàn” chỉ đơn thuần là một phòng dành cho việc tranh luận công cộng, do đó có thuật ngữ “biện minh/ biện luận” (forensic).

Tâm lý học tội phạm (criminal psychology) công việc chính là làm việc với các khía cạnh tâm lý của hành vi phạm tội và bao gồm các vấn đề như nguồn gốc của sự phạm tội. Khó khăn trong việc định nghĩa lĩnh vực này là đối mặt với việc đâu là những ranh giới chính xác cần được xác định. Luật pháp hiện đại đối mặt với sự đa dạng khó tin của các khía cạnh đời sống, và vậy khi tâm lý học khi được áp dụng vào hệ thống luật pháp thì có tiềm năng vô hạn trong những gì mà nó bao hàm. Một vài khía cạnh của đời sống không bị ảnh hưởng bởi luật bao gồm:
- Nơi chúng ta sống
- Nơi chúng ta được giáo dục
- Chúng ta được giáo dục bởi ai
- Ai có thể làm việc
- Khi nào chúng ta có thể làm việc
- Chúng ta có thể làm gì ở nơi làm việc
- Làm thế nào chúng ta có thể làm việc
- Khi nào chúng ta có thể nghỉ hưu
- Điều gì xảy ra khi chúng ta qua đời

Có nhiều điều hơn thể được bao quát bởi pháp luật. Việc thực hành tâm lý về bản chất cũng phải chịu sự quy định của pháp luật và nhiều nghề nghiệp mà sinh viên được đào tạo trong tâm lý học hiển nhiên cũng chịu sự kiểm soát của luật pháp. Một ví dụ tốt là công tác xã hội với nhiều hình thức của nó, trong đó căn bản giải quyết với những vấn đề chịu sử kiểm soát của pháp luật bao gồm trẻ em và gia đình. Các ví dụ khác bao gồm giáo dục, sức khỏe tâm thần, sức khỏe và quảng cáo, tất cả những việc này điều chịu sự kiểm soát của luật pháp. Hơn nữa, tất cả các nhà tâm lý học có thể cung cấp các chứng cứ về chuyên môn trên hầu như bất kỳ vấn đề nào tới các tòa án luật pháp. Như vậy một cách chính xác thì ai nên được đề cử là nhà tâm lý học pháp y và tội phạm? Nhiều nhà tâm lý học làm việc chủ yếu trong hệ thống tư pháp hình sự (vd: cảnh sát, tòa án hình sự và các nhà giam). Tất cả họ có nên được phân loại cùng nhau như là các nhà tâm lý học pháp y, cho ví dụ cụ thể?

Một số nhà tâm lý học đã định nghĩa lĩnh vực tâm lý học pháp y trong các thuật ngữ về những hoạt động chuyên nghiệp của các nhà thực hành làm việc chủ yếu tại các tòa án. Gudjonsson và Haward (1998) là ví dụ tốt cho những người đề xuất về quan điểm này. Họ định nghĩa tâm lý học pháp y là: “...là một nhánh của tâm lý học ứng dụng mà liên quan đến việc thu thập, đánh giá và trình bày về các chứng cứ cho những mục đích pháp luật”
Các từ khóa trong định nghĩa này là “chứng cứ” (evidence) và “pháp luật” (judicial). Trong khi chúng không có ý nghĩa này, Gudjonsson và Haward dường như đang quy chiếu tới các chứng cứ luật pháp cho việc sử dụng của các luật sư và thẩm phán. Điều này rõ ràng tạo ra các giới hạn cho ý nghĩa rằng học cũng ước muốn ứng dụng tới những mục đích về luật pháp. Những định nghĩa tồn tại cho một mục đích và trong trường hợp này mục đích là để hạn chế lĩnh vực tâm lý pháp y tới những công việc cộng tác mật thiết với các viên chức của toàn án. Định nghĩa sau cơ bản cũng tương tự: “[tâm lý học pháp y] là sự cung cấp thông tin cho mục đích hỗ trợ một quyết định luật pháp”

Những gì các định nghĩa loại trừ cũng không kém phần quan trọng như những gì được bao hàm. Chúng bỏ sót công việc của những nhà tâm lý làm việc trong các môi trường như nhà giam, các bệnh viện đặc biệt dành cho các tội phạm có tâm lý rối loạn. Những hoạt động của các nhà tâm lý trong những môi trường làm việc này rõ ràng liên quan tới tòa àn mặc dù họ hiếm khi làm việc trực tiếp tại tòa.

Ngược lại, Wrightsman (2001) định nghĩa tâm lý học pháp y trong thuật ngữ rộng hơn. Ông cho rằng tâm lý học pháp y là: “... bất kỳ sự ứng dụng của tri thức hoặc phương pháp về tâm lý học đến một nhiệm vụ đối mặt với hệ thống pháp luật”

Đây là một định nghĩa rộng vì ông liệt kê một số nhà tâm lý học có liên quan như sau:

- Nhà tâm lý học lâm sàng (clinical psychologist) với tư cách hành nghề cá nhân. Nhà tâm lý học lâm sàng làm việc như một người tham vấn cho các cơ quan cảnh sát.
- Nhà tâm lý học hòa giải (mediator psychologist) làm việc cho một công ty luật để hòa giải giữa các bên trong sự nỗ lực giải quyết các tranh chấp pháp lý.
- Nhà tâm lý học xã hội (social psychologist) giải quyết các trường hợp dân sự như tranh chấp về thương mại. Nhà tâm lý học thiết kết các khảo sát về vai trò của các “bồi thẩm” (juror) để đánh giá những gì có thể làm trong một của thử nghiệm thực sự.
- Nhà tâm lý học tham vấn (counselling psychologist) làm việc về sự lượng giá hành vi bạo lực tiềm tàng cho các cục tình báo Hoa Kỳ (US secret service). Ví dụ, các mối đe dọa về bạo lực thường được thực hiện cho các nhà lãnh đạo quốc gia – người nào để thực hiện một cách nghiêm túc?
- Nhà tâm lý học cải huấn (correctional psychologist) người đánh giá năng lực của tù nhân để xét xử (stand trial) và cho những đề xuất về các phương thức điều trị có thể cho những người phạm tội cụ thể.

Dù vô tình hay cố ý, điều đáng chú ý ở những đều ở trên là các ví dụ đưa ra chủ yếu là những nhà thực hành hơn là những nhà nghiên cứu. Họ có thể nghiên cứu nhưng nó không phải là phần tập trung chính trong công việc của họ. Những ví dụ mà Wrightsman đưa ra dường như rất không đại diện cho phần đông các nhà tâm lý mà họ mô tả công việc của họ như là nhà tâm lý học pháp y. Vấn đề là định nghĩa rộng lớn của Wrightsman về tâm lý học pháp y có thể thích hợp, nhưng danh sách của ông đề xuất cần được mở rộng. Trong một số nơi khác trên thế giới, các nhà tâm lý học làm việc trong các hệ thống nhà giam, các nhà tâm lý học giảng dạy và làm việc tại các phân khoa của trường đại học, các nhà tâm lý học làm việc trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần và tất cả những người khác yêu cầu ít nhất có một vài đặc tính với tâm lý học pháp y.

Không ngạc nhiên, khi một số người đã nhận thấy có một sự thiếu thống nhất trong các định nghĩa về tâm lý học pháp y (McGuire, 1997). Việc sử dụng thuật ngữ thì lộn xộn – Stanik (1992) đã dùng từ “hỗn độn” (chaos) để mô tả điều này. Tuy nhiên, ai cũng sẽ trải nghiệm những vẫn đề tương tự khi cố gắng định nghĩa bất cứ ngành phụ nào của tâm lý học. Một điều then chốt làm nên sự tiến triển trong việc định nghĩa tâm lý học pháp y là để phân biệt giữa việc định nghĩa trường phái tâm lý học pháp y và xác định ai nên được cho “quyền” để họ có thể gọi họ là các nhà tâm lý học pháp y. Điều đầu tiên (tâm lý học pháp y là gì?) được giải quyết một cách cơ bản bằng tất cả các định nghĩa được thảo luận ở trên. Còn câu hỏi về việc ai có đủ điều kiện để gọi bản thân mình là nhà tâm lý học pháp y thì được tiếp cận một cách khác. Vấn đề trở thành việc xác định bản chất của những kỹ năng và kiến thức được yêu cầu đối với bất cứ ai đang làm việc trong lĩnh vực mà vượt xa hơn sự đào tạo căn bản về tâm lý học của người đó. Ở Vương quốc Anh, để có thể gọi là nhà tâm lý học pháp y (những nhà tâm lý học pháp y đủ tiêu chuẩn) thì người đó phải có được những kiến thức và kỹ năng bên dưới (Ủy ban đào tạo DCLP, 1994). Danh sách có thể có sự tương đồng nhiều ở những nơi khác trên thế giới mặc dù sự phối hợp những kỹ năng cụ thể thay đổi theo từng khu vực của sự thực hành tâm lý học pháp y:
Sự hiểu biết nền tảng khái niệm về bối cảnh làm việc của họ trong các hạn định về:
- Tâm lý học liên quan đến việc nghiên cứu hành vi tội phạm
- Khung làm việc pháp lý bao gồm luật và cấu trúc hệ thống tư pháp hình sự của quốc gia nơi họ hành nghề
Một sự hiểu biết về các thành tựu và những thành tựu tiềm năng của việc áp dụng tâm lý học vào:
- Quá trình nghiên cứu tội phạm
- Quá trình pháp lý
- Quá trình thi hành án
- Quá trình trị liệu (cho cả người phạm tội và nạn nhân)
Một sự hiểu biết đầy đủ và chi tiết về tâm lý học liên quan những cá nhân sau, bao gồm người trưởng thành và trẻ em khi phù hợp
- Người phạm tội (có hay không có các rối loạn tâm thần)
- Nạn nhân
- Nhân chứng
- Nhân viên điều tra
Một sự hiểu biết về các khía cạnh thực tiễn của tâm lý học pháp y trong các hạn định sau:
- Những yêu cầu khác nhau trong việc lượng giá
- Quá trình điều tra, truy tố và biện hộ
- Ra quyết định đặc biệt trong với người vô tôi, có tội, tuyên án, giám hộ, điều trị và phục hồi chức năng
- Các cách tiếp cận việc lượng giá

Các tiêu chuẩn chuyên nghiệp cho việc thành lập báo cáo và cho những bản chứng nhận

Điều này được kết hợp với một sự yêu cầu bổ sung về việc có một kinh nghiệm thực tiễn ít nhất trong một lĩnh vực tâm lý học pháp y.
Danh sách toàn diện này định nghĩa nền tảng khiến thức và kỹ năng của nhà thực hành trong lĩnh vực tâm lý học pháp y. Nó cũng chỉ ra rằng không có ngành chuyên môn cho các nhà tâm lý học pháp y, họ biết nhiều về bối cảnh làm việc của họ và những nghiên cứu liên quan hơn là sự nhu cầu tối thiểu để thực hiện chức năng trong sự cơ bản thường ngày.

Việc định nghĩa tâm lý học tội phạm (criminal psychology) có huynh hướng ít gây tranh cãi hơn. Điều này phần nào bởi vì nó không phải là tiêu đề được yêu cầu bởi bất kỳ nhóm nhà tâm lý học có ảnh hưởng nào. Giống như tâm lý học pháp y, tâm lý học tội phạm có thể được định nghĩa theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Định nghĩa hẹp sẽ chỉ đề xuất rằng nó liên quan tới tất cả các khía cạnh tâm lý học về tội phạm. Một sự khó khăn về điều này là nó chỉ tập trung vào người phạm tội (offender). Nó có hoặc nên bao gồm các khía cạnh tâm lý về những trải nghiệm rộng hơn của tội phạm, ví dụ, ở toà hay ở nhà giam? Sự phạm tội như chúng ta sẽ thấy, không phải là một đặc điểm của cá nhân mà có thể tách rời một cách có ý nghĩa khỏi bối cảnh xã hội của tội phạm và hệ thống tư pháp hình sự. Do đó lĩnh vực tâm lý học tội phạm phải được định nghĩa trong những giới hạn về kiến thức và kỹ năng cơ bản đan xen với những nhà tâm lý học pháp y được mô tả ở trên. Quả thực, một người có thể đề xuất rằng sự khác biệt chính của cả hai chính là tâm lý học pháp y có thể liên quan đến luật dân sự cũng như luật hình sự. Việc sử dụng cụm từ “tâm lý học pháp y và tội phạm” của chúng tôi nhận biết được các vấn đề trong việc định nghĩa của hai lĩnh vực này. Không có một khái niệm nào đề nghị rằng cả hai thực tế khác biệt nhau một cách cơ bản. Tâm lý học pháp y và tâm lý học tội phạm liên quan nhau như sự không thể tách rời hơn là hai thứ khác biệt được kết lại cùng nhau.
Một số thuật ngữ khác thỉnh thoảng được sử dụng bao gồm tâm lý học và luật (psychology and the law) và tâm lý học tư pháp (legal psychology). Những điều này cho thấy rõ hơn những cái chung giữa hai ngành và sự thực hành – tâm lý học và luật. Một lần nữa, có một số sự kiện trong việc chỉ định danh xưng của sự phân loại này. Cụ thể, nó nhấn mạnh cả hai ngành trong sự kết hợp. Điều ngụ ý là cả luật sư và nhà tâm lý có thể có hứng thú về cùng những vấn đề nhưng quan điểm của họ thì khác nhau. Những sự đóng của nhà tâm lý và luật sư đều rất quan trọng trong sự phát triển của lĩnh vực. Trong khi những thuật ngữ đề xuất rằng nhà nghiên cứu/ nhà thực hành (researchers/ practitioners) nên am tường về cả tâm lý học và luật, điều này cũng là một điểm yếu. Rất ít nhà nghiên cứu/ nhà thực hành được đào tạo về cả hai ngành.

Tâm lý học pháp y và tội phạm cũng có thể được hiểu trong các giới hạn của cơ sơ hạ tầng về tổ chức hỗ trợ nó. Ví dụ, không thể nào định nghĩa một ngành y khoa mà không có sự quy chiếu tới hiệp hội y khoa hỗ trợ và tổ chức cho nó. Một số cá nhân có sự “cho phép” (permission) hoặc chứng chỉ (licence) để hành nghề y, còn một số khác thì không có. Nền tảng hiệp hội của tâm lý học pháp y và tội phạm thay đổi theo từng quốc gia. Điều này gắn kết chính yếu với các hiệp hội nghề nghiệp của các nhà tâm lý học như Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ (the American Psychological Association) hay Cộng Đồng Tâm Lý Học Anh Quốc (the American Psychological Association).

(Còn tiếp)

Nguồn: Dennis Howitt (2009), Introduction to Forensic and Criminal Psychology, 3rd Edition, Chapter 1 What is forensic and criminal psychology?
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top