Tâm lý bi thảm của sinh viên… cuồng yêu

Bạn đã yêu chưa ?

  • Tôi đã từng yêu.

    Bình chọn: 6 46.2%
  • Tôi chưa từng yêu.

    Bình chọn: 4 30.8%
  • Tôi đang yêu.

    Bình chọn: 2 15.4%
  • Tôi không quan tâm lắm.

    Bình chọn: 1 7.7%

  • Số thành viên bình chọn
    13

Hide Nguyễn

Du mục số
Được đưa vào bệnh viện chữa trị, nhưng nữ sinh viên này vẫn hoang tưởng, gặp bệnh nhân nam hay đàn ông lạ mặt nào, cô cũng nhận là người yêu và… đòi quan hệ!


Cú ngã đầu đời đánh gục tân sinh viên

Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng Điều trị Tâm thần nam và Điều trị nghiện chất (Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, HN) cho biết: thời gian gần đây, bệnh nhân là sinh viên phải nhập viện để điều trị tâm thần rất nhiều. Bệnh nhân bị tâm thần thì mỗi người một hoàn cảnh. Nhưng cơ chế và nguyên nhân dẫn đến việc sinh viên phải phập viện tâm thần thì đó là một bi kịch đau lòng không phải ai cũng biết.



Nhiều sinh viên và trí thức đã bị đánh gục, phát điên ngay sau cú vấp ngã đầu đời. Ảnh chụp tại Bệnh viện tâm thần Trung ương. (Ảnh: Nguyên Minh).

Mới đây, Phòng Điều trị Tâm thần nam và Điều trị nghiện chất có tiếp nhận một nữ bệnh nhân bị tâm thần với những biểu hiện mà dân gian vẫn gọi nôm na, ấy là chứng cuồng yêu.

P. mới 20 tuổi, cao ráo, xinh đẹp lại ngoan và học rất giỏi. Thế nhưng, ở môi trường mới, P. được chứng kiến sự thay đổi quá nhanh của chúng bạn. Những cô bạn quê kệch cùng lớp mà P. quen hồi nào liên tục thay đổi những bộ quần áo mới thời trang, liên tục sinh nhật, tiệc tùng khiến P. cảm thấy ghen tỵ.

Những đồng tiền ít ỏi mà một gia đình công chức bình thường ở tỉnh lẻ có thể gửi cho con gái khiến cô phát khóc mỗi lần cầm giấy đi nhận tiền. Với số tiền ấy (chỉ khoảng 1 triệu đồng/tháng), P. phải tằn tiện chi tiêu lắm mới đủ nên không thể có tiền mua quần áo và cũng không dám tham dự các buổi tiệc tùng. Ngay đến sinh nhật đầu tiên của đời sinh viên, do không có tiền nên P. cũng chẳng dám tổ chức để mời ai chia vui.

Không ai biết đến cái diễn biến tâm lý cực kỳ phức tạp của N.T.P lúc này. Đòi hỏi cấp thiết của P. là phải có nhiều tiền để được mua sắm và tham dự những cuộc vui với bạn bè cùng trang lứa. Để có được điều đó, cô nhanh chóng nhận lời yêu của một “công tử bột”, vốn là con của một quan chức đang làm việc tại Hà Nội có hoàn cảnh gia đình rất khá giả.

Từ khi có bạn trai, P. được người yên dẫn đi mua sắm và tham dự nhiều buổi tiệc tùng. Và, điều gì đến cũng đã đến, P. đã trao cái quý giá nhất của đời con gái cho bạn trai.

Sự thật, với gã người yêu, P. chỉ như một món đồ để anh ta lợi dụng nên gã đã cắt đứt quan hệ với P. một cách chóng vánh. Thế nhưng P. lại yêu anh ta cuồng nhiệt đến mù quáng và đòi hỏi chuyện mua sắm, chuyện tình dục điên cuồng.



Áp lực từ việc học, tiền bạc và các quan hệ xã hội khiến nhiều sinh viên vô tình "lạc" vào thế giới của người bệnh tâm thần, để rồi, có người không bao giờ trở lại thế giới thực tại nữa. (Ảnh: Nguyên Minh).

Quá sốc trước việc bị người yêu bỏ rơi, P. đã không ăn uống, không học hành và mất ngủ trong nhiều ngày. Đến khi P. bị hoang tưởng, ăn nói lảm nhảm suốt ngày, gia đình mới biết và đưa cô vào bệnh viện điều trị.

Nhưng vào bệnh viện điều trị rồi, P. vẫn bị hoang tưởng, nên mỗi khi gặp bệnh nhân nam hay đàn ông lạ mặt nào, P. cũng nhận là người yêu và… đòi quan hệ!

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, những trường hợp như trên không phải hiếm gặp tại Viện sức khỏe tâm thần. Sự thay đổi môi trường sống, thay đổi các trào lưu xã hội và sự phát triển giới tính quá nhanh, trong khi thiếu sự kèm cặp của gia đình đã khiến nhiều cô gái thiếu tự chủ, thiếu bản lĩnh và kinh nghiệm sống đã sớm sa ngã. Và, với không ít sinh viên, chỉ một cú vấp ngã đầu đời, họ đã không bao giờ gượng dậy được, mãi mãi phải sống trong một thế giới điên điên dại dại của bệnh tâm thần.

Sai một ly… đi cả đời

Sự thay đổi môi trường xã hội và các trào lưu không chỉ khiến những sinh viên đến Hà Nội nhập học bị choáng váng dẫn tới việc mắc các hội chứng tâm thần. Sự thay đổi môi trường và trào lưu này thậm chí còn khiến nhiều cử nhân mới ra trường hoặc đã đi làm, những người không phải không có kinh nghiệm sống vẫn phải choáng váng. Không ít cử nhân sau một thời gian lạm dụng các chất gây nghiện, đến lúc trí tuệ không còn minh mẫn đã phải nhập viện tâm thần điều trị.

Phóng viên VietNamNet đã rất choáng váng khi được bác sĩ Nguyễn Văn Dũng cho tham gia trực tiếp buổi phỏng vấn một cử nhân Đại học Bách khoa mới nhập viện. Theo lời của cử nhân này thì khi chuẩn bị ra trường, sắp thoát khỏi cái “gông” kìm kẹp của gia đình, anh ta đã gom tiền cùng một nhóm bạn tổ chức một buổi đập phá ăn mừng bằng việc sử dụng ma túy và thuốc lắc.



Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện tâm thần Trung ương làm duyên trước ống kính phóng viên. (Ảnh: Nguyên Minh).


Cứ tưởng việc sử dụng ma túy một lần cho vui thì không sao. Nhưng sau khi đi làm có tiền, cử nhân này đã lao vào những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng khác, mà không cuộc chơi nào không có sử dụng ma túy, thuốc lắc, ma túy đá và gái điếm.
Theo bác sĩ Dũng, đây là một nạn nhân của sự thay đổi môi trường và thay đổi trào lưu. Người cử nhân này chuẩn bị ra trường và chuẩn bị đi làm có tiền nên anh ta đã tự quyết định phải làm một cái gì đấy để ghi dấu ấn. Nhưng, quyết định một hành động sai lầm, nhiều khi họ lại không nghĩ đến hậu quả nghiêm trọng cho bản thân sau này…
Cũng là một nạn nhân của sự thay đổi môi trường xã hội, nhưng trường hợp của N.V.V, một kỹ sư mỏ địa chất mới đây lại khiến tất cả các y bác sĩ Khoa điều trị tâm thần nam và nghiện chất phải rơi nước mắt vì cảm thương.

N.V.V vốn là con trưởng của một gia đình có hoàn cảnh rất khó khăn, quê ở Bắc Ninh. Thời gian V. theo học đại học, gia đình đã phải đi vay nợ rất nhiều. Vì vậy, lúc nào V. cũng nung nấu khi ra trường, sẽ phải kiếm thật nhiều tiền để giúp gia đình trả nợ.
Nhưng thật trớ trêu vì khi ra trường, V chỉ xin được làm một công việc bình thường với mức lương chỉ 800 nghìn đồng mỗi tháng trong một công ty. Để có thêm thu nhập gửi về gia đình, V. xin làm thêm chân bảo vệ đêm cho công ty. Thời gian làm ngày vất vả, lại phải thức trắng đêm nhiều khiến anh kỹ sư trẻ bị căng thẳng, lo lắng và mất ngủ thường xuyên. Vì vậy, những đêm trực bảo vệ, V. đều mua rượu về uống.

Do quá lạm dụng rượu lại bị suy nhược và mất ngủ nên V. thường xuyên hoang tưởng, nói lảm nhảm một mình. Không lâu sau đó, V. đã bị công ty đuổi việc. Như vậy, với khát vọng giúp gia đình trả nợ, nhưng cuối cùng, V. lại trở thành gánh nặng của chính gia đình.

Theo bác sĩ Dũng, sự thay đổi môi trường sống và các trào lưu xã hội khiến các cá nhân phải có những quyết định độc lập để thích ứng với môi trường và các trào lưu là một việc bình thường, hiển nhiên của cuộc sống. Với những người có nhiều kinh nghiệm sống, việc trải qua các tình huống này không mấy khó khăn. Nhưng, với những người trẻ tuổi, nhất là sinh viên mới từ quê ra phố, những quyết định sai và những quyết định không chín chắn đôi khi mang lại những hậu quả khôn lường, rất khó có thể khắc phục.


  • [*] Nguyên Minh
    [*] VNN.VN
 
Nếu không bị bệnh về tâm lý thì những nữ sinh này sẽ "trả thù" người yêu cũ, hoặc có thể là trả thù đời.
 
Yêu là một vấn đề muôn thuở. nhưng yêu trong sinh viên là vấn đề sống còn của một số ít kẻ nam nhi và tiểu thư thích ăn bám, và một số ít thích được thỏa mãn dục vọng.
Tuy nhiên điều đáng mừng là còn có khoảng 1% là thực sự yêu và đến được với nhau.
 
Yêu như thấy này nè , dễ thương không ?

Bài thơ đôi dép

Tác giả: Nguyễn Trung Kiên
Tháng Hai 11

Bài thơ đầu tiên anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ
Hai chiếc dép kia gặp gỡ tự bao giờ
Có yêu đâu mà chẳng rời nửa bước
Cũng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung, xuống cát bụi cùng nhau
Cùng bước cùng mòn không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia
Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế sẽ trở thành khập khễnh
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu
Cũng như mình trong những phút vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh
Đôi dép vô tư khắn khít bước song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt có đôi
Không thiếu nhau trên những bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc có một bên phải trái
Nhưng anh yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau bởi một bước đi chung
Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia
Cuộc đời ta mãi mãi chẳng xa lìa
Mất một chiếc, chiếc kia vào sọt rác
Hay cố lê bên những gì phế thải
Sống âm thầm nơi xó góc tối đen
Rồi ngày kia buồn chán không ánh đèn
Chiếc còn lại cũng ra đi vĩnh viễn
Ngày ra đi không một người đưa tiễn
Nhưng vui lòng vì gặp lại chiếc kia
Một nơi xa hai chiếc chẳng chia lìa
Vì đã thoát khỏi cảnh đời ô trọc
Không hơn thua ghét ghen hay lừa lọc
Bước song hành một dạ đến ngàn thu
 
Ngày nay, tâm lý sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân xảy ra trong sinh viên, học sinh không còn hiếm nữa. Những hệ lụy từ nó là lớn vô cùng. Bởi đây là giai đoạn dần hoàn thiện cả về tâm lý và sinh lý (cơ thể) thế nên, những "giao tiếp " về tâm lý và thể xác cần phải hợp lý, không được quá giới hạn.
Ví dụ như những sinh viên ở trên là do bị chấn động về tâm lý vượt quá sức đề kháng của tâm lý tuổi đó cho phép. Cho nên, nó giống như một tòa nhà yếu gặp bão quá lớn không đứng vững được. Và , họ cũng là chính những người không biết vệ sinh tinh thần thường xuyên.
Về mặt sinh học thì việc chưa có vốn hiểu biết về sức khỏe sinh sản và tình dục lành mạnh sẽ làm cho việc phòng ngừa bệnh tật, mang thai ngoài ý muốn là kém. Hoặc có biết thì nó sẽ làm suy yếu khả năng sinh sản khi kết hôn sau này.

Mình thấy rằng , tuổi nào thì làm việc của tuổi ấy. Tuổi ăn tuổi học tuổi chơi thì hãy lo học, ăn, chơi lành mạnh, trong sáng.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top