Tài ứng đối của người xưa

Câu đối Có Tính Triết Học

Người phương Đông có câu “ vô trung sinh hữu” nghĩa là từ cái không sinh ra cái có.

Triết lý của đạo Phật là “ sắc sắc không không”. Duyên tục là có hình có sắc, duyên tan, hình sắc lại trở về không.

Nhà triết học Trung Hoa cũng nói.

Trong bộ tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng, Tào Tuyết Cần đã nói một đoạn về đứa trẻ tên là Liên Anh như sau.

Nhà sư đem hòn đá cho Sĩ Ẩn xem. Sĩ Ẩn cầm xem một hòn ngọc sáng đẹp, mặt trên khắc rõ bốn chữ “ Thông linh bảo ngọc”, mặt sau có mấy hàng chữ nhỏ. Sĩ Ẩn đang muốn xem kỹ, thì nhà sư bảo ngay. “ Đã đến Ảo Cảnh rồi và giật ngay lấy hòn ngọc, cùng đạo sĩ đến một tòa nhà bia lớn trước mặt có đề bốn chữ “ Thái hư Ảo Cảnh”, hai bên lại có câu đối.

Diệc giả chân thời, chân diệc giả.
Vô vi hữu xứ, hữu hoàn vô.


Nghĩa: Lúc nào mà cái giả bảo là cái thật, thì cái thật cũng là cái giả.

Ở xứ sở nào mà cái không làm cái có thì cái có cũng trở về cái không.

Đây là câu đối rất sâu sắc, mang tính triết học sâu xa và có ý khuyên người đời chớ lẫn lộn cái thực với cái giả và cái giả với cái thiện, mặc dù thật, giả, có, không là những khái niệm triết học có sự liên hệ mật thiết với nhau và chuyển hóa cho nhau.
 
Câu đối Xỏ Xiên Quan

Một hôm, Trạng Quỳnh ghé vào quán nước ven đường. Trong quán có một viên quan đang ngồi hách dịch, bỏm bẻm nhai trầu. Quan nhai xong trầu vứt bã trầu xuống đất. Trạng Quỳnh liền nhặt lên ngắm nghía vẻ lạ lùng. Thấy vậy quan bèn hỏi.

Ngươi là ai, nhặt bã trầu làm gì?

Quỳnh trả lời.

Tôi là học trò, nghe nói “ Miệng nhà quan có gang có thép”, tôi muốn xem có đúng vậy không?

Thấy mình bị xỏ xiên, quan liền truyền.

Đã là học trò thì phải đối lại câu ngươi vừa nói. Ta sẽ thưởng hoặc đánh đòn tùy vào câu đối hay hoặc dở.

Trạng Quỳnh làm bộ sợ hãi.

Bẩm quan tôi sợ mang tiếng xấc xược, không dám đối.

Quan tưởng Quỳnh bí liền dồn.

Nếu không đối được thì ăn đòn, nghe chưa?

Dạ ! Đã nghe. Tôi xin đối.

Và Quỳnh đọc.

Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm.


Mặc dù hàm ý rất xỏ xiên nhưng vế đối rất chỉnh. Quan không có lý do gì để phạt Quỳnh đành phải cùng tên lính hầu vội vã ra về.

Sưu tầm.
 
đôi Câu đối ở Thời Cận đại

Chạm Đàm Thủy và Cô Tố Tâm là cặp trai gái yêu nhau nhưng chẳng lấy được nhau. Ngày Tố Tâm đi lấy chồng, Đạm Thủy đã không gửi mừng nàng những vàng bạc châu báu vì nàng bảo.

Đừng mừng nàng gì cả, nếu mừng nàng là mỉa mai nàng một cách chua chát.

Tuy nhiên, Đạm Thủy vẫn sửa một lễ mừng, gồm mấy cành hoa lan buộc giải lụa tím và một đôi câu đối viết trên loại giấy màu phớt xanh.

Duyên mới kể từ đây, yêu bạn gọi là mừng bạn nhé.
Tình xưa dù nghĩ đến, thương nhau nên phải phụ nhau mà.


Đôi câu đối nói lên nỗi lòng của người yêu chân thành chỉ muốn người mình yêu được hạnh phúc dù đó không phải là hạnh phúc của chính mình.

Nguồn TSDG.
 
Cụ đồ Chiểu ứng đối Thày Tàng

Xã Trường Bình ( Nam Bộ) có một thầy thuốc, tai lại bị nghễnh ngãng, tính tình ngay thẳng và ngang bướng do đó nhân dân gọi thày Tàng. Một hôm gặp cụ Đồ Chiểu, thày Tàng liền ra một vế câu đối.

Trâu khát nước bò xuống uống.

Cái khó đối là chữ bò vừa có nghĩa là danh từ con bò, lại vừa là động từ chỉ động tác bò.

Cụ Đồ Chiểu liền đối.

Trê thèm mồi lóc lên ăn.

Vế đối hay ở chỗ đối rất chỉnh. Chữ lóc tiếng Nam Bộ là con cá lóc ( cá quả), lóc còn là một động từ chỉ động tác, trườn, lách.

Tiếp đó cụ Đồ Chiểu lại ra một vế đối.

Thầy Tàng tai không nghe sấm.

( Nói về con vịt các cụ có câu. “ Tri lôi thanh ư nhĩ ngoại võng khiếp thiên uy” (Để tiếng sấm ở ngoài tai, chẳng sợ oai trời ) và dân gian có câu “ như vịt nghe sấm”. Có ý vừa đùa thày Tàng tai nghe nghễnh ngãng, vừa khen thầy ngay thẳng, không sợ ai.

Nghe xong , thầy Tàng liền đối.

Đồ Chiểu mắt chẳng xé mây.

( Lấy ý từ câu của Siêu ( thời Tam Quốc) khi mới hàng Lưu Bị. Nay gặp được minh chúa, khác nào vén đám mây và trông thấy trời xanh)

Vế đối vừa có hàm ý đùa Đồ Chiểu bị mù và vừa có hàm ý đời này làm gì có minh chúa để ta kính trọng, còn gì trời xanh để ta vén mây mà nhìn.

Cả hai người đều thấy tâm đắc và cùng nhìn nhau cười sảng khoái.

Nguồn:TSDG
 
Vũ bị ướt lông

Nghe tên Lê Trung Đình là người văn hay chữ tốt và tài giỏi, Trần Bá Vũ là cử nhân ( thường được gọi là quan cử), đã tìm gặp Trung Đình để thử tài.

Một hôm, gặp Lê Trung Đình, Vũ ra vế đối.

Đình đi, đình đứng, đình bị cháy, đình còn một cột.

Vế đối vừa hiểm hóc lại vừa có ý diễu cợt Trung Đình.

Nhanh như cắt, Trung Đình đã đối lại ngay.

Vũ ỷ, vũ mạnh, vũ múa, vũ bị mưa, vũ ướt lông cả.

( Vũ cũng có nghĩa là lông)

Vế đối đã chỉnh từng chữ, từng ý và đã diễu cợt theo cách cao hơn một bậc.

“ Quan cử” đành lủi thủi ra về và từ đó trong lòng rất nể phục Lê Trung Đình.

Nguồn :TSDG
 
Trêu ghẹo nhà sư

Tỉnh Nghệ An có Hoàng Văn Thái đã từng đỗ đầu xứ, vào thời ông còn là cậu học trò, ông thường hay đến trêu ghẹo một nhà sư hay chữ thích chơi thơ phú.

Một năm, gần tết, nhà sư viết câu đối, dán ngoài cổng chùa. Thái đóng vai người học trò nghèo đến xin ngủ nhờ, nhà sư đồng ý.

Đêm đó ông đến chỗ cột ngoài tam bảo, thấy nhà sư đã viết vào hai cột.

Khuyến thiện trừng dâm.
Cứu nhân độ thế.

Thái liền viết nốt thêm để trở thành.

Khuyến thiện trừng dân, con dâu đẻ tháng tư mồng tám ( ngày tháng 8 tháng 4 âm lịch là ngày Phật sinh).

Tại sao “ trừ dâm” mà vẫn “ sinh đẻ”. Đã cứu nhân độ thế tại sao “ mất một lại đền mười”.

Khi Thái vừa viết xong. Chú tiểu bắt được đưa tới gặp nhà sư, khi được hỏi Thái đều trả lời lưu loát. Nhưng nhà sư vẫn không hái lòng và ra một vế đối rất hiểm hóc.

Cái là tượng, tượng là voi, voi chầu cửa cái.

Trước khi đối lại. Phạm Thái xin phép nhà sư ra đứng ngoài cửa chùa để « tẩu » cho dễ.

Thái đọc to.

Tu là hổ, hổ là cọp, cọp bắt thầy tu.

Rồi Thái co cẳng chạy biến.

Nhà sư tuy giận nhưng rất phục tài của Thái. Chuyện ngỗ ngược của Thái với người tu hành và với Phật cũng được bỏ qua.

Song Thái thì vẫn chưa thỏa lòng. Một hôm, Thái bó chân giả làm kẻ què, tới chùa nói mình là học trò nghèo đến chùa xin ăn và xin tiền.

Lúc nhà sư đang ngồi lau chùi đèn thờ, thấy có người học trò què đến xin tiền và trong lúc rót dầu vào đèn, dầu giây ra cả đế đèn. Nhân việc đó nhà sư nảy ra một ý kiến để ra một vế đối hiểm hóc và phán rằng.

Nếu là học trò thì ta ra một vế đối. Nếu đối hay ta cho cả quan tiền và đọc.

“ Dầu vương cả đế”.

Cái hiểm là chỉ có 4 chữ đã có hai chữ liên hệ với nhau là đế - vương.

Thái liếc mắt thấy xung quanh không có ai đứng hầu, liền đáp.

Ỉa vãi vào sư.

Vế đối cũng có hai chữ vãi – sư và cũng chỉ có 4 chữ. Đối xong Thái liền tìm cách chuồn thẳng.

Sưu tầm.
 
Câu đối có âm điệu rất độc đáo

Cụ Tam Nguyên Yên Đổ đến Chùa Đọi ( nay thuộc huyện Duy Tiên, Tỉnh Nam Định) để vãn cảnh, thấy trong vườn có một sư cụ già đã rụng hết răng, giọng nói phều phào và có một chú tiểu nói ngọng.

Thấy cụ Tam Nguyên tới thăm chùa, nhà sư rất mừng và pha trà để cụ thưởng thức. Sau đó họ xin cụ viết cho vài chữ. Thấy cảnh chùa như vậy cụ liền bảo họ lấy giấy bút, nghiên mực ra để cụ viết. Cụ nghĩ ra một ý hay và viết đôi câu đối.

Phất phất, pháng phang, phạn, pháp phái, phi phù phù phụng phật.
Căn căn cạnh cổ kệ, cao cao kỷ cứu, cứ cùng kinh.


Nghĩa : Phần phật, cờ phan bay trước gió, đạo pháp làm phép đốt bùa, bùa thờ Phật.

Oang oang hòa giọng đọc kệ cổ, cất cao tiếng nghiên ngẫm kinh nghiền ngẫm đến cùng.

Ý tứ cũng rất hay vì toàn nói về nhà chùa như chuyện kinh, kệ, phướn, cờ.

Điều đặc biệt là vế đối toàn âm “ cờ” đọc lên nghe líu lo, ngọng ngọe đúng là âm của người ngọng phát ra.

Nguồn TSDG
 
điều bí ẩn của câu đối

Hồ Quý Ly khi còn hàn vi, đi qua một bãi cát bên bờ sông thấy một câu “ Quảng Hàn cung lý nhất chi mai” không rõ ai viết trên bãi cát. Thấy câu chữ tao nhã, ông đã nhẩm thuộc. Về sau Quý Ly làm quan thời nhà Trần, được hầu cận vua. Vào một ngày vua Trần đến điện Thanh Thử - nơi có hàng ngàn cây cối và cả những cây quế xanh biếc tỏa mùi hương thơm lừng, làm cho vẻ đẹp nơi đây thanh u, kỳ thú, thơ mộng. Xúc động trước cảnh đẹp nhà vua liền đọc một câu thơ và truyền cho các quan cùng đối.

Thanh thử điện tiền thiên thụ quế.

Nghĩa: Trước điện Thanh Thử, ngàn gốc quế.

Các quan theo hầu còn đang vắt óc suy nghĩ chưa ra vế đối thì Hồ Quý Ly đã nhớ đến ngay câu viết trên bãi cát. Ông liền đọc.

Quảng Hàn cung lý nhất chi mai.

Nghĩa : Quảng Hàn cung đó, một cành mai.

Nhà vua và các quan đều rất phục và cũng rất ngạc nhiên vì nhà vua có cô công chúa tên là Nhất Chi Mai. Lâu nay công chúa vẫn sống ở một cung. Nhà vua đặt tên là cung Quảng Hàn nhưng tuyệt nhiên nhà vua chưa nói tên này với ai. Tại sao Hồ Quý Ly lại đụng đến những điều thầm kín ấy. Nhà vua cận vấn, Hồ Quý Ly thành thật kể lại chuyện mình đọc câu ấy ở trên bãi cát ven sông. Nhà vua cho là chuyện lạ và tin rằng có duyên số nên gả nàng công chúa cho Hồ Quý Ly trở thành phò mã.

Nguồn: TSDG
 
Nhà thơ bút tre ứng đối nhanh

Năm 1975, Đoàn văn công Bến Tre ( của tỉnh Vĩnh Phú) biểu diễn tiết mục mới dàn dựng để chào mừng Đại Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phú lần thứ nhất. Vở diễn có tên là “ Người con gái Bến Tre”. Do vội nên chất lượng vở diễn yếu. Một số kháck là văn nghệ sĩ về dự đã ra một vế đối.

Con cháu của Bút Tre, diễn vở Bến Tre, không có chi, đành phải diễn.

Văn nghệ sĩ thấy chủ nhà thấy vế đối hiểm hóc dùng chữ Tre để diễu Bút Tre liền xúm lại cố tìm ra vế đối. Song mọi người đều bí và họ chạy tới gặp cụ Đăng ( tức nhà thơ Bút Tre) để xin cụ cho vế đối.

Cụ suy nghĩ chỉ trong một phút đã tìm ra vế đối.

Các cô vùng quê cọ, tắm táp kỳ cọ, cầm cái cẫng cọ, cố mà kỳ.

Một vế đối rất chuẩn, song điều đáng nói hơn là nhà thơ Bút Tre đã nghĩ nhanh và ứng đối rất nhanh đã gỡ thế bí cho anh em văn nghệ sĩ tỉnh nhà.

Nguồn:TSDG
 
Những câu đối trong đời thường

MƯỜI CHỮ ĐÃ CÓ BỐN CHỮ LÀ TÊN BỐN CUNG TRONG KINH DỊCH

Tú Cát sính chữ nghĩa và hay lên mặt kẻ sĩ, Cát sang nhà Quỳnh chơi thấy Quỳnh đang cho con lợn cấn ( chửa) trong chuồng ăn cám, liền ra vế đối.

Lợn cấn ăn cám tốn.

Cấn và Tốn là hai cung trong Kinh Dịch hai quẻ bói trong bát quái. Vế đối còn có nghĩa lợn chửa ăn nhiều cám, vừa lúc ấy có một con chó nhà Quỳnh ra ngửi chân Tú Cát. Quỳnh đối ngay.

Chó khôn chớ cắn càn.

Khôn và Càn là hai cung trong Kinh Dịch, hai quẻ bói trong bát quái. Vế đối là lời mắng chó, nhưng hàm ý chửi bóng gió Tú Cát.

Tú Cát có học vị tú tài nhưng là tú tài mua bằng tiền. Cát hợm hĩnh viết lên cổng nhà mình.

Trời sinh ông Tú Cát.

Tú Cát yêu cầu Quỳnh đối lại trong khi Quỳnh có việc, đi qua cổng nhà Tú Cát.

Quỳnh giả bộ rụt rè nói.

Thưa thầy Tú, đất đối với trời được không ạ.

Được – Tú Cát ngông nghênh trả lời.

Tần ngần một lúc. Quỳnh lại hỏi.

Thưa thầy Tú, hung đối với cát có chỉnh không ạ.

Tú Cát vênh váo nói.

Rất chỉnh.

Được lời như cởi tấm lòng. Quỳnh vui vẻ lấy bút viết ngay vế đối lên cổng.

Đất nứt con bọ hung.

Cát biết mình bị lỡm rất giận nhưng không trách được vì Quỳnh đã khôn khéo hỏi trước. Từ đó Tú Cát bớt tính kiêu căng khoe tài, khoe chữ.

Nguồn TSDG
 
Xỏ đốc học thành nam

Ngày xưa, dê được coi trọng vì trong triều đình khi cúng trời đất hoặc cúng những ngày giỗ ky lớn thường phải sửa cỗ Thái lao là cỗ tam sinh gồm có lợn, trâu, dê. Từ khi xuất hiện thực dân Pháp xâm lược, dân ta gọi chúng là giặc Tây Dương ( thực ra chữ dương ở đây có nghĩa là biển), đại dương nhưng chữ dương cũng có nghĩa là dê) và với những kẻ theo Pháp phản bội Tổ quốc cũng gọi là loài khuyển dương, khuyển mã.

Tỉnh Nam Định có ông Vũ Hữu Lợi đỗ tiến sĩ năm Tự Đức 28 ( 1871). Khi Pháp chiếm thành Nam, ông bỏ quan về dạy học ở quê.

Về sau ông Vũ cùng với một số lính tập và khách buôn yêu nước bàn mưu tính kế chiếm lại Thành Nam. Vũ Văn Báo lúc ấy là thống đốc Thành Nam, sinh năm 1841 người Vĩnh Trụ, Nam Xang (Lý Nhân) tỉnh Nam Định ngày nay, đậu phó bảng năm 1868 vốn là tên tay sai đắc lực của thực dân Pháp ( về sau làm đến tổng đốc Sơn Hưng Tuyên). Vũ Văn Báo vờ đến thăm ông Vũ Hữu Lợi để dò xét tình hình. Ông Vũ Hữu Lợi có ý chơi Báo một vố. Ông biết bố tên Báo là Vũ Văn Lý, đậu tiến sĩ, là người có danh vọng lớn vào thời Tự Đức. Ông Vũ liền ra cho học trò một vế câu đối.

Lý chi đình, thi lễ chi đình.

Có ý khen. Nhà ông Lý là nhà thi lễ.

Một học trò, hiểu ý của thầy muốn xỏ xiên tên Báo nên đã xin đọc vế đối.

Báo chi quách, khuyển dương chi quách.

Có ý chửi thầm. Da con báo như da con chó dê.

Hai câu này là lấy điển trong sách Luận ngữ ( Lý là tên ông Ba Ngư, con của Khổng Tử. Ở câu đối lại là chỉ bố của Báo là Vũ Văn Lý với nội dung ý nói. Nhà bố con Báo là nhà tử tế, cớ sao lại đẻ ra thằng con là đồ chó đẻ).

Khi được nghe câu đối, Báo rất tức vì biết mình bị xỏ. Hắn ngầm báo cho Pháp bắt Vũ Hữu Lợi bỏ tù rồi chém ông ở chợ Thành Nam để uy hiếp dân chúng.

Nhân dân đều vô cùng căm ghét tên Báo, về sau trong cuộc nổi dậy, dân chúng đã bắt Báo và đốt Báo làm nến để tế ông Vũ Hữu Lợi và nói châm biếm rằng mùi mỡ Báo, y như mùi mỡ dê.

Nguồn TSDG.
 
Mỉa mai quan trường

Mặc dù Nguyễn Công Trứ làm quan 30 năm, từ chức Hành tẩu ở Quốc sứ quán cho đến Tổng đốc Hải An. Song ông vẫn có con mắt nhìn quan trường rất mỉa mai châm biếm. Một buổi sáng, ông ra công trường hơi muộn. Thấy có mấy viên nha lại và vài người dân đang chờ, ông tức cảnh và đọc hai câu đối có ý đùa cợt như sau.

Hai hạp, ba thủ, một lũ nhà tơ, ngồi chờ quan lớn.
Ba bị, chín quai, mười hai con mắt, hay bắt trẻ con.


Ở đây, Hạp là chữ bát phẩm, thơ lại cũng như để lại. Thủ là chức lại thuộc hàm cửu phẩm. Tơ là ty ( nơi làm việc quan). Nhà tơ là nhân viên nhưng còn có nghĩa là ả đào.

Hai câu trên đã chứng tỏ Nguyễn Công Trứ là người làm quan nhưng lại mỉa mai quan trường.

Nguồn TSDG.
 
Quan phải phục tài ứng đối theo kiểu dân dã của chị nông dân

Trên đường, một nhà sư và một chú tiểu đang sảo bước, bỗng nhà sư dừng lại vì trông thấy một chị nông dân và một con trâu cái đang cày dưới ruộng. Thấy cảnh hay hay, nhà sư liền đọc một vế câu đối.

Nhất ngưu, nhất nữ nông canh điền, nhất môn tại hậu, nhất môn tiền.

Nghĩa: Một con trâu, một phụ nữ cày ruộng, một cửa ở phía sau, một ở phía trước.

Nhà sư không ngờ chị thôn nữ kia nghe thấy và chị cũng là người biết chút chữ nghĩa nên đã đối lại.

Nhất sư, nhất tiểu đạo môn tiên, lưỡng đầu chỉ địa, lưỡng đầu chỉ thiên.

Nghĩa : Một sư, một tiểu đi trên đường. Hai đầu chỉ xuống đất, hai đầu chỉ lên trời.

Câu đối của nhà sư cũng có ý hài hước một chút. Song câu vế đối của chị nông dân thì hơi có ý ám chỉ đầu nọ của nhà sư và chú tiểu cũng là đầu kia. Nhà sư tức khí liền đi gặp quan để thưa kiện.

Quan nghe trình báo liền sai lính đòi chị nông dân kia đến hầu kiện. Khi bên nguyên, bên bị đã có mặt tại công đường, quan liền phán.

Các người là người tu hành và người cày ruộng mà đều hay chữ. Vậy ta ra một vế câu đối hai bên đối đáp, ai đối hay đối chỉnh ta sẽ xử cho được kiện. Hãy nghe cho rõ vế đối của ta.

Đường môn khai – Đại quan cư chính vị - Nha lại lưỡng biên bài – Hào lý tại ngoại lai.

Nghĩa là: Cửa công đường mở ra, đại quan ở chính giữa, nha lại xếp hàng hai bên, hào lý ở bên ngoài đi vào.

Nghe xong nhà Sư xin đối.

Triều môn khai – Thích Ca cư chính vị - Hộ pháp lưỡng biên bài – Tăng tiên tại ngoại lai.

Nghĩa : Cửa chùa mở ra – Thích Ca tại chính giữa, Hộ pháp xếp hàng hai bên – Tăng tiểu ở ngoài vào.

Tới lúc này, quan và nhà sư đều nhìn chị nông dân và quan phán.

Bây giờ đến lượt thị đối đi.

Chị nông dân có vẻ ngại ngùng, ngượng ngập thưa.

Bẩm quan, em quê mùa không thông chữ nghĩa. Em chỉ biết nôm na. Song em cũng xin cố gắng đối vừa nôm vừa tự có được không ạ?

Được – Quan đáp.

Chị nông dân lại nói. Chúng em là nông dân chỉ biết chém to kho mặn, nói năng không được khéo. Có gì sai sót xin quan tha và đánh chữ đại xá cho.

Quan phán.

Được, đánh kẻ biết mà cố ý làm sai, không ai đánh kẻ không biết mà sơ xuất. Vậy em xin đối.

Quần môn khai – Tang ta cư chính vị - Long lá lưỡng biên bài – Cô dái tại ngoại lai.

Quan rất giận vì chí ví “ Đại quan” như là với “ Tang ta” nhưng vì há miện mắc quai mất rồi nên phán. Thôi được, bên nguyên, bên bị đều đối chỉnh, xử hòa.

Nguồn TSDG.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top