Tại sao việc hình thành cơ cấu công nghiệp ở vùng duyên hải miền Trung lại phải gắn liền với việc xâ

  • Thread starter Thread starter vàng
  • Ngày gửi Ngày gửi

vàng

New member
Xu
0
Tại sao việc hình thành cơ cấu công nghiệp ở vùng duyên hải miền Trung lại phải gắn liền với việc xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật? Hãy nêu phương hướng giải quyết.


* Trả lời:

1. Duyên hải miền Trung có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp và là vùng có tài nguyên khoáng sản phong phú.
- Mỏ sắt chiếm 60% trữ lượng cả nước, lớn nhất là mỏ Thạch Khê (Hà Tĩnh).
- Mỏ Crômít chiếm 100% trữ lượng cả nước, tập trung ở Cổ Định (Thanh Hoá).
- Mỏ thiếc chiếm 60% trữ lượng cả nước, lớn nhất là mỏ Quỳ Hợp (Nghệ An).
- Ngoài ra còn có Mangan ở Nghệ An, Titan ở Phú Bài (Huế), vàng ở Quảng Nam.
- Khoáng sản phi kim koại đáng kể là các mỏ đá quý ở Quỳ Hợp, Quế Phong (Nghệ An), đá vôi chiếm gần 50% trữ lượng toàn quốc, có nhiều ở Nghệ An, Thanh Hoá. Đất sét trắng ở Quảng Bình, cát thuỷ tinh ở Khánh Hoà.

2. Thực trạng công nghiệp lại chưa phát triển. Hiện tại toàn vùng chỉ có một số ngành công nghiệp, phần lớn là các xí nghiệp vừa và nhỏ. Xí nghiệp công nghiệp hiện đại nhất là nhà máy xi măng Bỉm Sơn ở Thanh Hoá. Các cơ sở khác còn nhỏ chủ yếu là chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, cơ khí sửa chữa và lắp ráp.
- Hiện nay đã có khu công nghiệp lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi).

3. Nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế về cơ sở vật chất - kỹ thuật, vốn. Kết cấu cơ sở hạ tầng lạc hậu, thiếu điện nghiêm trọng.
- Tài nguyên lâm nghiệp, thuỷ sản còn nhiều, nhưng kỹ thuật khai thác còn hạn chế do thiếu phương tiện đánh bắt hiện đại. Cơ sở chế biến hải sản chưa phát triển manhk.
- Chính vì thế khi hình thành cơ cấu công nghiệp phải chú ý đặc biệt đến cơ sở năng lượng và kết cấu hạ tầng.

4. Phương hướng.
- Tăng cường cơ sở năng lượng cho toàn vùng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Việc sử dụng điện của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình (qua đường dây siêu cao áp) và việc xây dựng hàng loạt nhà máy thủy điện vừa và nhỏ ở Nam Trung Bộ là hết sức cần thiết.

- Tăng cường, hiện đại hoá cơ sở kỹ thuật mới cho các ngành công nghiệp cơ khí, vật liệu xây dựng, dệt, chế biến thực phẩm. Hình thành cụm công nghiệp Thanh Hoá - Bỉm Sơn, trung tâm công nghiệp Vinh, Đà Nẵng.

- Từng bước hiện đại hoá giao thông vận tải, thông tin liên lạc. Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Thống Nhất có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, vì nó là huyết mạch giao thông đi qua tất cả các tỉnh, thành phố, thị xã…

- Chú trọng các tuyến đường 7, 8, 9 có ý nghĩa quan trọng đối với việc giao lưu với nước bạn Lào.

** Xem thêm: Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi về 7 vùng kinh tế ở nước ta


NGUỒN:
Diễn Đàn Kiến Thức
- Trích từ Sách Hướng dẫn Ôn tập và trả lời các câu hỏi Địa Lí *

(Xin vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn bài viết này. Cảm ơn!)


 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top