Tại sao tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới II lại căng thẳng hơn sau chiến tranh thế giới I

CalvinTuấnAnh

New member
Xu
0
các anh, em thông hiểu tình hình lịch sử thế giới giúp mình câu này mới :

Tại sao tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới II lại căng thẳng hơn sau chiến tranh thế giới I?
 
^ Do trước, trong, và sau chiến tranh thế giới thứ hai có xuất hiện một thứ gọi là "communism", với Liên-xô là đại diện tiêu biểu.
 
Để giải thích được tại sao chiến tranh thế giới thứ hai mang tính chất căng thẳng hơn so với chiến tranh thế giới thứ nhất, bạn hãy dựa vào "thành phần tham gia" giữa hai cuộc chiến tranh này, từ đó sẽ quy định "mục đích tham chiến" của mỗi bên.
Chính mục đích đó sẽ quy định "đặc điểm và tính chất căng thẳng" của mỗi cuộc chiến tranh:

- So với chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là cuộc chiến tranh giữa các nước để quốc với mục đích phân chia lại thị trường và thuộc địa.

- Đối với chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), sự tham gia của Liên Xô với tư cách là một chế độ xã hội đối lập với chế độ tư bản chủ nghĩa, chính điều đó đã quy định sự căng thẳng trong giai đoạn trước, trong và sau chiến tranh thế giới thứ hai. Đó không chỉ là cuộc đối đầu giữa các cường quốc nhằm tranh giành và phân chia lại thị trường, thuộc địa mà cuộc đối đầu đó còn thể hiện mâu thuẫn giữa hai chế độ xã hội đối lập nhau.
 
Sự tham gia của Liên Xô với tư cách là một chế độ xã hội đối lập với chế độ tư bản chủ nghĩa, chính điều đó đã quy định sự căng thẳng trong giai đoạn trước, trong và sau chiến tranh thế giới thứ hai. Đó không chỉ là cuộc đối đầu giữa các cường quốc nhằm tranh giành và phân chia lại thị trường, thuộc địa mà cuộc đối đầu đó còn thể hiện mâu thuẫn giữa hai chế độ xã hội đối lập nhau.


 
Tại sao tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới II lại căng thẳng hơn sau chiến tranh thế giới I?

Để giải thích được tại sao chiến tranh thế giới thứ hai mang tính chất căng thẳng hơn so với chiến tranh thế giới thứ nhất,
bạn hãy dựa vào "thành phần tham gia", "mục đích tham chiến" của mỗi bên và kết quả đạt được của mỗi bên?
Chính mục đích đó sẽ quy định "đặc điểm và tính chất căng thẳng" sau mỗi cuộc chiến tranh:

- So với chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918):

Đây là cuộc chiến tranh giữa các nước để quốc với mục đích phân chia lại thị trường và thuộc địa. Đó là mâu thuẫn trong phạm vi một chế độ.

- Đối với chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945):

+ Sự tham gia của Liên Xô với tư cách là một chế độ xã hội đối lập với chế độ tư bản chủ nghĩa, chính điều đó đã quy định sự căng thẳng trong giai đoạn quan hệ quốc tế dẫn tới chiến tranh thế giới thứ hai. Đó không chỉ là cuộc đối đầu giữa các cường quốc nhằm tranh giành và phân chia lại thị trường, thuộc địa mà cuộc đối đầu đó còn thể hiện mâu thuẫn giữa hai chế độ xã hội đối lập nhau. Mâu thuẫn chế độ tạm thời bị che lấp trong thời gian diễn biến của chiến tranh.

+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, mâu thuẫn đó được chuyển hóa trực tiếp. Chính điều này dẫn đến hệ quả sau chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lạnh đối đầu giữa hai hệ thống xã hội chủ nghĩa, tuy là cuộc chiến tranh không tiếng súng nhưng chiến tranh lạnh luôn đẩy thế giới đứng bên bờ vực của một cuộc chiến tranh mới.

Song cũng cần nhận thấy rằng, khẳng định điều đó không có nghĩa là quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính hòa dịu. Chính việc áp đặt những điều khoản khắt khe với các nước bại trận, dẫn đến tình trạng bất mãn đối với các nước này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng đẩy quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng, dẫn tới chiên tranh thế giới thứ hai.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Đó là sự khác nhau giữa mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau trong chiến tranh thế giới 1 và mâu thuẫn giữa Tư bản chủ nghĩa với xã hội chủ nghĩa ( Liên Xô) Trong chiến tranh thế giới 2
 
Đó là sự khác nhau giữa mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau trong chiến tranh thế giới 1 và mâu thuẫn giữa Tư bản chủ nghĩa với xã hội chủ nghĩa ( Liên Xô) Trong chiến tranh thế giới 2

Rất đúng. Tính chất của chiến tranh thế giới thứ 2 với sự tham gia của Liên Xô Xã hội chủ nghĩa nên nó có sự khác biệt hẳn so với chiến tranh thế giới một về tất cả mọi mặt quy mô tính chất.........
 
Đó là sự khác nhau giữa mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau trong chiến tranh thế giới 1 và mâu thuẫn giữa Tư bản chủ nghĩa với xã hội chủ nghĩa ( Liên Xô) Trong chiến tranh thế giới 2

Bạn ơi, nếu chỉ coi chiến tranh thế giới thứ hai tồn tại mâu thuẫn chế độ (TBCN và XHCN) tạo ra sự căng thẳng hơn thì vẫn chưa đúng.

Nó còn là việc tồn tại mâu thuẫn và đối đầu giữa các nước chủ nghĩa đế quốc với nhau. Như vậy tính chất căng thẳng hơn được quy định bởi nó tồn tại hai mâu thuẫn: Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau và mâu thuẫn chế độ.
 
Bạn ơi, nếu chỉ coi chiến tranh thế giới thứ hai tồn tại mâu thuẫn chế độ (TBCN và XHCN) tạo ra sự căng thẳng hơn thì vẫn chưa đúng.

Nó còn là việc tồn tại mâu thuẫn và đối đầu giữa các nước chủ nghĩa đế quốc với nhau. Như vậy tính chất căng thẳng hơn được quy định bởi nó tồn tại hai mâu thuẫn: Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau và mâu thuẫn chế độ.

Mình có nói là chiến tranh thế giới thứ 2 không có mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa đâu. Chiến tranh thế giới thứ 2 căng thẳng quyết liệt hơn là do có sự tham chiến của Liên Xô và mâu thuẫn giữa XHCN( Liên Xô ) và tư bản chủ nghĩa làm chiến tranh gay gắt căng thẳng hơn
 
Mình có nói là chiến tranh thế giới thứ 2 không có mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa đâu. Chiến tranh thế giới thứ 2 căng thẳng quyết liệt hơn là do có sự tham chiến của Liên Xô và mâu thuẫn giữa XHCN( Liên Xô ) và tư bản chủ nghĩa làm chiến tranh gay gắt căng thẳng hơn

bạn nói rằng "mình có nói là chiến tranh thế giới thứ hai không có mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa đâu" - nhưng bạn đâu có khẳng định trong câu trả lời của mình.

câu trả lời của bạn như vậy rõ ràng là không chặt chẽ mà. Như vậy sẽ hiểu là chiến tranh thế giới thứ hai căng thăng hơn chỉ là do mâu thuẫn chế độ, trong khi đó tạo nên yếu tố căng thẳng đó còn là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc. Phải có cả hai cái đó mới có thể khẳng định nó căng thẳng hơn hay không?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
bạn nói rằng "mình có nói là chiến tranh thế giới thứ hai không có mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa đâu" - nhưng bạn đâu có khẳng định trong câu trả lời của mình.

câu trả lời của bạn như vậy rõ ràng là không chặt chẽ mà. Như vậy sẽ hiểu là chiến tranh thế giới thứ hai căng thăng hơn chỉ là do mâu thuẫn chế độ, trong khi đó tạo nên yếu tố căng thẳng đó còn là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc. Phải có cả hai cái đó mới có thể khẳng định nó căng thẳng hơn hay không?

vấn đề chúng ta bàn luận ở đây là "Tại sao tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới II lại căng thẳng hơn sau chiến tranh thế giới I" mình thấy cái khác biệt chính giữa chiến tranh thế giới thứ 2 so với chiến tranh thế giới thứ nhất đó chính là sự tham chiến của Liên Xô đại diện cho Chủ nghĩa xã hội và điều này nó sẽ lý giải cho tại sao chiến tranh thế giới thứ 2 lại căng thẳng hơn so với chiến tranh thế giới 1. Chiến tranh thế giới thứ nhất không có cái thứ 2 còn chiến tranh thế giới thứ 2 nó có thêm cái thứ 2 lên nó căng thằng quyết liệt hơn.


 
Tớ nhớ cậu;222932. Như vậy sẽ hiểu là chiến tranh thế giới thứ hai căng thăng hơn chỉ là do mâu thuẫn chế độ, trong khi đó tạo nên yếu tố căng thẳng đó còn là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc. Phải có cả hai cái đó mới có thể khẳng định nó căng thẳng hơn hay không?

Mình Không hiểu như vậy bạn ạ, Mình đồng ý với quan điểm của Nguyễn Thị Huyền Trang. Bởi vẫn đề chúng ta đang bàn luận ở đây là Tại sao tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới II lại căng thẳng hơn sau chiến tranh thế giới I cơ mà


 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top