FRIENDLYBOY
New member
- Xu
- 0
Hỏi:
Liên quan đến việc xưng tội, xin Cha giải thích thêm điều này: Sau khi đã thật lòng xưng tội với linh mục thì Chúa đã tha thứ hết mọi tội rồi. Vậy tại sao còn phải làm việc “đền tội” sau đó? Như vậy, có phải Chúa không tha hết, hay tha có điều kiện hay sao?
Trả lời:
Trước hết, tôi cần nói lại một lần nữa về tội và lòng thương xót, tha thứ của Chúa, là Cha rất nhân từ. Chúa chê ghét mội tội lỗi, nhưng lại yêu thương người có tội biết ăn năn, sám hối.
Do hậu quả của tội Nguyên tổ, bản chất con người đã trở nên yếu đuối và rất dễ sa ngã, mặc dù được tái sinh qua phép rửa, được tha thứ một lần khỏi tội nguyên tổ và mọi tội cá nhân khác. Nhưng sau đó, chính vì bản chất yếu đuối nói trên, cộng thêm sự cám dỗ mãnh liệt của ma quỉ và gương xấu của thế gian, mà con người vẫn còn nguy cơ phạm tội cá nhân nhiều lần nữa. Nguy cơ này kéo dài suốt cả đời người cho đến giờ hấp hối trên giường bệnh. Và chỉ khi linh hồn ra khỏi xác, con người mới hết nguy cơ bị cám dỗ và phạm tội mà thôi.
Vì thế, Chúa Giêsu đã dạy các Tông Đồ rằng: “Anh em hãy canh thức mà cầu nguyện để khỏi lâm vào cơn cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối.” (Mt 26:41).
Thánh Phêrô cũng cảnh cáo chúng ta về nguy cơ của tội đến từ ma quỉ như sau: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức vì ma quỉ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét rảo quanh tìm mồi cấu xé.” (1 Pr 5:8)
Như thế, tội lỗi là một thực trạng của con người sống trên trần thế này. Chính vì vậy mà Chúa Giêsu, trước khi về Trời, đã lập bí tích Hoà Giải để giúp con người giao hoà lại với Chúa sau khi đã lỡ phạm tội vì yếu đuối và vì ‘sa chước” cảm dỗ. Chúa Giêsu đã trao cho các Tông Đồ và những người kế vị, quyền tha tội cho mọi hối nhân như sau: “Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ.” (Ga 20:23)
Đây là nền tảng thần học và kinh thánh của bí tích Hoà giải (xưng tội) qua đó, Chúa Kitô tiếp tục tha tội cho chúng ta qua sứ vụ của các thừa tác viên có chức thánh, là Giám Mục và Linh mục.
Theo giáo lý của Giáo Hội, tội được chia ra làm hai loại: tội trọng và tội nhẹ. Nhưng mọi tội đều có thể được tha, nếu thực tâm thống hối và còn tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa. Riêng tội phạm đến Đức Chúa Thánh Thần, tức là tội chối bỏ Thiên Chúa hoàn toàn thì không thể tha được, vì kẻ đã chối Chúa, không tin có Chúa thì chạy đến với ai mà xin tha thứ được? (x. Mc 3:28-29).
Nhưng sau khi được tha mọi tội qua bí tích hòa giải, hối nhân vẫn còn phải làm một số việc lành để đền tội theo chỉ dẫn của cha giải tội. Lý do là : “Ơn tha tội xoá mọi tội lỗi, nhưng không sửa chữa được những xáo trộn mà tội đã gây ra” như Thánh Công Đồng Trentinô đã dạy (x SGLCG, số 1459).
Nói khác đi, khi ta thành tâm xưng tội, thì tội được tha và giúp ta lấy lại tình thân với Chúa. Nhưng phải làm một số việc lành tương xứng để đền bù lại. Thí dụ, lấy của ai cái gì, thì phải trả lại người ấy cách nào đó vì phép công bằng đòi buộc như vậy. Giết người không thể đền mạng được, nhưng phải làm việc gì có giá trị bảo vệ sự sống để đền bù lại. Nghĩa là không thể đọc năm ba kinh Lậy Cha, Kính Mừng để đền tội giết người hay làm thiệt hại danh dự và tài sản của người khác được. Đây là việc “đền tội” mà các cha giải tội đòi hối nhân phải làm để sửa chữa những hậu quả do tội gây ra, sau khi đã xưng và được tha qua ơn phép tha tội.
Mặt khác, cũng theo giáo lý của Giáo Hội, thì tội mang lại hai hậu sau đây, tùy mức phạm là nặng hay nhẹ:
Tội trọng làm mất tức khắc sự hiệp thông với Chúa là tình yêu; và nếu chết không kịp sám hối và được tha qua bí tích hoà giải, thì sẽ phải chịu án phạt đời đời trong nơi gọi là hoả ngục (x. SGLCG,số 1033-35).
Tội nhẹ không cắt đứt sự hiệp thông với Chúa, nhưng cũng gây thương tổn phần nào cho sự hiệp thông này, nên cũng cần được tha thứ và thanh tẩy.
Cả hai loại tội trọng và tội nhẹ, sau khi được tha qua bí tích hoà giải, đều để lại hậu quả xáo trộn nhiều ít trong tâm hồn hối nhân, như Thánh Công Đồng Trentinô đã dạy trên đây.
Vì thế, hối nhân cần được thanh tẩy mọi hậu quả của tội qua việc “đền tội” để xoá đi cái gọi là “hình phạt hữu hạn” sau khi tội được tha nhờ bí tích hoà giải. Việc đền tội này, nếu không làm đầy đủ khi còn sống thì phải được thanh luyện sau khi chết trong nơi gọi là “Luyện tội”. Và đây là lý do vì sao Giáo Hội daỵ các tín hữu còn sống, phải làm việc lành và cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện tội để giúp họ mau thoát khỏi hình phạt hữu hạn nói trên, để gia nhập hàng ngũ các Thánh trên Thiên Đàng, hưởng Nhan Thánh Chúa đời đời.
Hình phạt hữu hạn không phải là sự “trả thù” của Chúa. Cũng không phải vì Chúa không tha thứ hoàn hoàn cho con người, mà vì hậu quả của tội gây ra cho hối nhân cần được sửa chữa mà thôi (x. SGLGH CG,số 1472).
Nói cách cụ thể, ta có thể tạm dùng hình ảnh này để minh họa cho điều vừa giải thích trên đây: tội lỗi được ví như những cái đinh đóng vào tường. Khi đinh được gỡ đi thì để lại những lỗ hổng to hay nhỏ trên tường, tùy đinh to hay nhỏ. Ví thế, phải lấp các lỗ này sau khi đinh được tháo gỡ để mặt tường được nhẵn nhụi, phẳng phiu trở lại. Việc đền tội cũng được ví tương tự như vậy. Sau khi được tha, tội ví như đinh được rút ra khỏi tường nhưng lổ hổng còn để lại. Vậy phải lấp các lỗ hổng này bằng việc đền tội để tẩy xoá đi những hậu quả do tội để lại trong tâm hồn hối nhân.
Đó là lý do vì sao hối nhân phải làm việc “đền tội” sau khi đã xưng các tội nặng nhẹ với thừa tác viên có chức thánh, là Giám mục hay lịnh mục, tức những người được quyền tha tội nhân danh Chúa Kitô (in personna Christi) như Giáo Hội dạy.
Cũng cần nói thêm một lần nữa, là xưng tội và đềN tội rồi, thì phải quyết tâm chừa bỏ tội lỗi để luôn sống trong tình yêu của Chúa, nghĩa là không được lợi dụng lòng thương xót tha thứ của Chúa để cứ phạm tội, rồi lại đi xưng tội. Làm như vậy là lạm dụng lòng khoan dung của Chúa và làm hư phép giải tội. Cha giải tội có thể từ chối ban phép tha tội nếu biết hối nhân cứ xưng đi xưng lại một tội nhiều lần, nghĩa là không cố gắng chừa tội.
Ước mong giải thích này thoả mãn câu hỏi được đặt ra.
Liên quan đến việc xưng tội, xin Cha giải thích thêm điều này: Sau khi đã thật lòng xưng tội với linh mục thì Chúa đã tha thứ hết mọi tội rồi. Vậy tại sao còn phải làm việc “đền tội” sau đó? Như vậy, có phải Chúa không tha hết, hay tha có điều kiện hay sao?
Trả lời:
Trước hết, tôi cần nói lại một lần nữa về tội và lòng thương xót, tha thứ của Chúa, là Cha rất nhân từ. Chúa chê ghét mội tội lỗi, nhưng lại yêu thương người có tội biết ăn năn, sám hối.
Do hậu quả của tội Nguyên tổ, bản chất con người đã trở nên yếu đuối và rất dễ sa ngã, mặc dù được tái sinh qua phép rửa, được tha thứ một lần khỏi tội nguyên tổ và mọi tội cá nhân khác. Nhưng sau đó, chính vì bản chất yếu đuối nói trên, cộng thêm sự cám dỗ mãnh liệt của ma quỉ và gương xấu của thế gian, mà con người vẫn còn nguy cơ phạm tội cá nhân nhiều lần nữa. Nguy cơ này kéo dài suốt cả đời người cho đến giờ hấp hối trên giường bệnh. Và chỉ khi linh hồn ra khỏi xác, con người mới hết nguy cơ bị cám dỗ và phạm tội mà thôi.
Vì thế, Chúa Giêsu đã dạy các Tông Đồ rằng: “Anh em hãy canh thức mà cầu nguyện để khỏi lâm vào cơn cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối.” (Mt 26:41).
Thánh Phêrô cũng cảnh cáo chúng ta về nguy cơ của tội đến từ ma quỉ như sau: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức vì ma quỉ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét rảo quanh tìm mồi cấu xé.” (1 Pr 5:8)
Như thế, tội lỗi là một thực trạng của con người sống trên trần thế này. Chính vì vậy mà Chúa Giêsu, trước khi về Trời, đã lập bí tích Hoà Giải để giúp con người giao hoà lại với Chúa sau khi đã lỡ phạm tội vì yếu đuối và vì ‘sa chước” cảm dỗ. Chúa Giêsu đã trao cho các Tông Đồ và những người kế vị, quyền tha tội cho mọi hối nhân như sau: “Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ.” (Ga 20:23)
Đây là nền tảng thần học và kinh thánh của bí tích Hoà giải (xưng tội) qua đó, Chúa Kitô tiếp tục tha tội cho chúng ta qua sứ vụ của các thừa tác viên có chức thánh, là Giám Mục và Linh mục.
Theo giáo lý của Giáo Hội, tội được chia ra làm hai loại: tội trọng và tội nhẹ. Nhưng mọi tội đều có thể được tha, nếu thực tâm thống hối và còn tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa. Riêng tội phạm đến Đức Chúa Thánh Thần, tức là tội chối bỏ Thiên Chúa hoàn toàn thì không thể tha được, vì kẻ đã chối Chúa, không tin có Chúa thì chạy đến với ai mà xin tha thứ được? (x. Mc 3:28-29).
Nhưng sau khi được tha mọi tội qua bí tích hòa giải, hối nhân vẫn còn phải làm một số việc lành để đền tội theo chỉ dẫn của cha giải tội. Lý do là : “Ơn tha tội xoá mọi tội lỗi, nhưng không sửa chữa được những xáo trộn mà tội đã gây ra” như Thánh Công Đồng Trentinô đã dạy (x SGLCG, số 1459).
Nói khác đi, khi ta thành tâm xưng tội, thì tội được tha và giúp ta lấy lại tình thân với Chúa. Nhưng phải làm một số việc lành tương xứng để đền bù lại. Thí dụ, lấy của ai cái gì, thì phải trả lại người ấy cách nào đó vì phép công bằng đòi buộc như vậy. Giết người không thể đền mạng được, nhưng phải làm việc gì có giá trị bảo vệ sự sống để đền bù lại. Nghĩa là không thể đọc năm ba kinh Lậy Cha, Kính Mừng để đền tội giết người hay làm thiệt hại danh dự và tài sản của người khác được. Đây là việc “đền tội” mà các cha giải tội đòi hối nhân phải làm để sửa chữa những hậu quả do tội gây ra, sau khi đã xưng và được tha qua ơn phép tha tội.
Mặt khác, cũng theo giáo lý của Giáo Hội, thì tội mang lại hai hậu sau đây, tùy mức phạm là nặng hay nhẹ:
Tội trọng làm mất tức khắc sự hiệp thông với Chúa là tình yêu; và nếu chết không kịp sám hối và được tha qua bí tích hoà giải, thì sẽ phải chịu án phạt đời đời trong nơi gọi là hoả ngục (x. SGLCG,số 1033-35).
Tội nhẹ không cắt đứt sự hiệp thông với Chúa, nhưng cũng gây thương tổn phần nào cho sự hiệp thông này, nên cũng cần được tha thứ và thanh tẩy.
Cả hai loại tội trọng và tội nhẹ, sau khi được tha qua bí tích hoà giải, đều để lại hậu quả xáo trộn nhiều ít trong tâm hồn hối nhân, như Thánh Công Đồng Trentinô đã dạy trên đây.
Vì thế, hối nhân cần được thanh tẩy mọi hậu quả của tội qua việc “đền tội” để xoá đi cái gọi là “hình phạt hữu hạn” sau khi tội được tha nhờ bí tích hoà giải. Việc đền tội này, nếu không làm đầy đủ khi còn sống thì phải được thanh luyện sau khi chết trong nơi gọi là “Luyện tội”. Và đây là lý do vì sao Giáo Hội daỵ các tín hữu còn sống, phải làm việc lành và cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện tội để giúp họ mau thoát khỏi hình phạt hữu hạn nói trên, để gia nhập hàng ngũ các Thánh trên Thiên Đàng, hưởng Nhan Thánh Chúa đời đời.
Hình phạt hữu hạn không phải là sự “trả thù” của Chúa. Cũng không phải vì Chúa không tha thứ hoàn hoàn cho con người, mà vì hậu quả của tội gây ra cho hối nhân cần được sửa chữa mà thôi (x. SGLGH CG,số 1472).
Nói cách cụ thể, ta có thể tạm dùng hình ảnh này để minh họa cho điều vừa giải thích trên đây: tội lỗi được ví như những cái đinh đóng vào tường. Khi đinh được gỡ đi thì để lại những lỗ hổng to hay nhỏ trên tường, tùy đinh to hay nhỏ. Ví thế, phải lấp các lỗ này sau khi đinh được tháo gỡ để mặt tường được nhẵn nhụi, phẳng phiu trở lại. Việc đền tội cũng được ví tương tự như vậy. Sau khi được tha, tội ví như đinh được rút ra khỏi tường nhưng lổ hổng còn để lại. Vậy phải lấp các lỗ hổng này bằng việc đền tội để tẩy xoá đi những hậu quả do tội để lại trong tâm hồn hối nhân.
Đó là lý do vì sao hối nhân phải làm việc “đền tội” sau khi đã xưng các tội nặng nhẹ với thừa tác viên có chức thánh, là Giám mục hay lịnh mục, tức những người được quyền tha tội nhân danh Chúa Kitô (in personna Christi) như Giáo Hội dạy.
Cũng cần nói thêm một lần nữa, là xưng tội và đềN tội rồi, thì phải quyết tâm chừa bỏ tội lỗi để luôn sống trong tình yêu của Chúa, nghĩa là không được lợi dụng lòng thương xót tha thứ của Chúa để cứ phạm tội, rồi lại đi xưng tội. Làm như vậy là lạm dụng lòng khoan dung của Chúa và làm hư phép giải tội. Cha giải tội có thể từ chối ban phép tha tội nếu biết hối nhân cứ xưng đi xưng lại một tội nhiều lần, nghĩa là không cố gắng chừa tội.
Ước mong giải thích này thoả mãn câu hỏi được đặt ra.