Tại sao Nguyễn Ái Quốc lại ra đi tìm con đường cứu nước mới ?

ThuyenNhanXaXu

New member
Xu
0
Tại sao Nguyễn Ái Quốc lại ra đi tìm con đường cứu nước mới ? Trình bày về quá trình hoạt động từ năm 1911 – 1930 và những cống hiến của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam.
 
Khi tất cả các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỷ XX đều phải hứng chịu thất bại và trong điều kiện lịch sử dân tộc cũng như thế giới đang đặt ra những vấn đề thời đại thì Hồ Chí Minh đã xuất hiện. Người không chỉ kế thừa những truyền thống tốt đẹp của quá khứ dân tộc như nhiều nhà yêu nước khác đương thời mà còn vượt lên trên họ, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn nhất, đáp ứng tốt nhất những yêu cầu phát triển của lịch sử dân tộc.

1. Cuộc khủng khoảng đường lối đầu thế kỷ XX của cách mạng Việt Nam, nhìn một cách khái quát có thể rút ra hai kết luận: thứ nhất, bản thân cuộc khủng hoảng khẳng định tinh thần yêu nước và ý chí giành độc lập không gì dập tắt được của nhân dân Việt Nam, vì nếu nhân dân ta cam chịu nô lệ thì đã không có cuộc khủng hoảng ấy. Thứ hai, tính bất diệt của nền độc lập dân tộc, trong đó các điều kiện lịch sử đã hối thúc nhân dân ta phải đi tới cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thông qua việc lựa chọn những giải pháp lịch sử tích cực mang tính thời đại.



Nếu bám chắc vào các xu hướng vận động của lịch sử hồi đầu thế kỷ XX thì thời cuộc đã thay đổi. Khác xa với kẻ thù truyền thống, kẻ thù mới của dân tộc Việt Nam là chủ nghĩa tư bản đã trở thành chủ nghĩa đế quốc cấu kết với các thế lực phản động của lịch sử trung cổ, hiện ra như một sức mạnh tiên tiến hơn, hiện đại hơn trước một nước Việt Nam cũ của các vua cuối cùng dưới triều Nguyễn. Nền quân chủ phong kiến Việt Nam với thể chế chính trị Nho giáo chính thống từ cuối thế kỷ XIX đã hoàn toàn bất lực trước chủ nghĩa tư bản phương Tây. Có thể nói sai lầm trong chính sách đối ngoại của triều Nguyễn do ảnh hưởng của tư tưởng chính trị Nho giáo đã đưa đất nước trượt đi một cách chậm chạp trên con đường suy thoái. Sự lộng lẫy bề ngoài của các kiến trúc cung đình Huế che dấu bên trong một tình trạng đình trệ kinh tế sâu sắc, một chủ nghĩa dân tộc bảo thủ cực đoan và xơ cứng. Đó cũng là tình trạng chung của những quốc gia chịu ảnh hưởng của tư tưởng chính trị Trung Quốc truyền thống đang ở vào thời điểm không thể đáp ứng được với thời cuộc, bị động và lúng túng trước sức mạnh vật chất hóa của tư bản chủ nghĩa phương Tây.



Trước hành động xâm lược ngày càng được đẩy mạnh của thực dân Pháp, sau một thời gian chống cự yếu ớt, nhà nước phong kiến Việt Nam đó đã mất hết ý chí chống ngoại xâm và ngày càng đi vào con đường khuất phục đầu hàng Pháp. Ý thức yêu nước cuối cùng của một vài ông vua triều Nguyễn như Hàm Nghi (1884 – 1885), Thành Thái (1889 – 1907), Duy Tân (1907 – 1916) cũng bị thực dân Pháp vô hiệu hóa. Các cuộc khởi nghĩa nông dân mà tiêu biểu là khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo kéo dài hàng chục năm và tiếp đến là các phong trào đấu tranh mang màu sắc dân chủ tư sản đều lần lượt thất bại. Nghiên cứu về giai đoạn này của lịch sử Việt Nam, nhà sử học Italia Pino Tagliazudu Perugia nhận định: “Vào thời đại đó vấn đề chưa thật rõ ràng và nếu chính sách thuộc địa của Pháp theo gương người Anh để cho giai cấp tư sản bản xứ một khoảng không gian phát triển thì những người cải cách sẽ có thể là những người phát ngôn đích thực của giai cấp đó. Trái lại, bị bóp nghẹt trong trạng thái yếu đuối và lệ thuộc, giai cấp tư sản Việt Nam phải đương đầu cái logíc tư bản chủ nghĩa mà không bao giờ trở thành lãnh đạo dân tộc” .



Xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX đã đặt ra những vấn đề thời đại của dân tộc và khắc khoải trong tâm tưởng các nhà cách mạng khi mà những cuộc khởi nghĩa cuối cùng đều phải hứng chịu thất bại. Đây chính là hiện thực xã hội, là động cơ thúc đẩy xu hướng vận động mới của lịch sử và khi nói rằng, dân tộc ta đã sinh ra Hồ Chí Minh, người anh hùng dân tộc vĩ đại chính là theo ý nghĩa xã hội mà tiền đề là hiện thực ấy.



2. Lịch sử cũng cho thấy là không thể trông cậy vào lực lượng nào khác ngoài lực lượng của nhân dân ta để giành lấy nền độc lập dân tộc. Nhưng lực lượng đó còn đang vận động trong các phương thức cổ truyền. Về mặt lý thuyết, có thể giả định nếu không có sự xuất hiện của học thuyết cách mạng mác xít ở châu Âu, nếu không có Lênin và Cách mạng Tháng Mười, nếu không có hình thái Quốc tế của sự liên minh vô sản thế giới trong Quốc tế thứ ba, thì kết quả cuộc ra đi của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành có thể không dẫn tới sự xuất hiện nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc. Nhưng lịch sử thì không có giả định mà lại chứng minh rằng, trong hoàn cảnh quốc tế như vậy, nếu không có người con của một dân tộc có truyền thống yêu nước như dân tộc Việt Nam mà người con ấy lại không kế thừa đầy đủ truyền thống quý báu đó, không có một nhân cách lớn lao, một trí tuệ sáng suốt và một ý chí sắt đá quyết tìm bằng được con đường cứu nước thì lịch sử đã không diễn ra như nó vốn có.



Ngay tại Pháp, anh Nguyễn đã mở một đột phá khẩu cho con đường giải phóng dân tộc Việt Nam trong hiện thực đời sống thế giới đương đại, tiếp cận đến các phương thức hoạt động mới. Sự thật là bọn thực dân Pháp ở Đông Dương tỏ ra sợ hãi trước các tờ truyền đơn và sách báo của nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc hơn là các cuộc khởi nghĩa tại Việt Nam mà về căn bản không khác gì các cuộc khởi nghĩa chống phong kiến trong lịch sử. Nói cho công bằng thì bọn chúng tỏ ra không lo ngại lắm trước lực lượng của cụ Đề Thám, vẫn triển khai làm đường xe lửa Hà Nội - Lạng Sơn và dàn xếp một cuộc ngưng bắn tạm thời. Thế mà, chỉ một tờ "Le Paria" (Người cùng khổ) và các hoạt động tuyên truyền của nhà cách mạng hiện đại Nguyễn Ái Quốc đã làm rúng động một loạt quan chức chóp bu của chính quyền thực dân, đến nỗi Bộ trưởng Bộ Thuộc địa phải mời Nguyễn Ái Quốc đến gặp và đe dọa, đồng thời có cả một mạng lưới theo dõi các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc - con người chưa có một tấc sắt trong tay, “chỉ dựa vào lực lượng của chính nghĩa và cảm tình của giai cấp công nhân Pháp, nhất là công nhân Pa- ri”

Nguyễn Ái Quốc là người yêu nước. Yêu nước ở Nguyễn Ái Quốc là thế nào? Ngai vàng, hoàng đế như các vua chúa triều Nguyễn ư? Hay trở thành chính khách, thủ lĩnh, tổng thống? Ở Nguyễn Ái Quốc, yêu nước là yêu dân, thương dân - yêu dân như yêu chính mình, bà con mình, yêu những người nghèo khổ như mình - một người bồi tàu, quét tuyết, thợ ảnh... Một người mất nước và nghèo khổ đi làm cách mạng chiến đấu cho sự thay đổi thân phận nô lệ của dân tộc mình. Đây là nét riêng về cội nguồn của nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc. Có thể nói, yêu nước và thương dân là hành trang đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc, trước khi Người đến với chủ nghĩa Mác như chính Người đã khẳng định: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top