• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Tại sao Nguyễn Ái Quốc không làm Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam?

  • Thread starter Thread starter bichdao
  • Ngày gửi Ngày gửi

bichdao

New member
Xu
0
Mình có một thắc mắc là NAQ là người đóng vai trò rất quan trọng trong việc thống nhất 3 đảng để thành lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhưng tại sao khi đó người lại không giữ vai trò làm TBT mà lại là Trần Phú?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Luận cương chính trị do Trần Phú dự thảo và được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng l0- 1930 thông qua, là văn kiện quan trọng của Đảng, đã vận đụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa và những luận điểm cơ bản trình bày trong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng.

Một học trò suất sắc của Nguyễn ái Quốc
 
Đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cộng sản kiên cường, mẫu mực, người con ưu tú của Đảng và dân tộc ta suốt đời chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Bước ngoặt trong cuộc đời cách mạng của Trần Phú là việc Đồng chí được cử sang Quảng Châu bắt liên lạc với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tại đây Trần Phú đã gặp Nguyễn Ái Quốc, dự lớp huấn luyện chính trị do Người giảng dạy. Trần Phú được Nguyễn Ái Quốc tin cậy, kết nạp vào nhóm bí mật (Cộng sản Đoàn) với tên gọi Lý Quý, được giới thiệu sang học tại Trường đại học Phương Đông ở Mátxcơva. Chính những năm học tập, nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, tham gia hoạt động thực tiễn, đặc biệt trao đổi với các Đồng nghiệp của các Đảng anh em về những vấn đề dân tộc và thuộc địa, Trần Phú đã có bước trưởng thành lớn đủ sức gánh vác những nhiệm vụ do Đảng phân công.

Tháng 4-1930, Trần Phú được Quốc tế Cộng sản và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cử về nước hoạt động với cương vị là cán bộ chủ chất của Đảng và có những đóng góp to lớn cho cách mạng Việt Nam.

Tháng 7 năm 1930, Trần Phú được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời. Đồng chí đã khẩn trương xúc tiến việc tổ chức các cuộc trao đổi với các Đồng chí lãnh đạo trên các lĩnh vục. các vùng và nghiên cứu khảo sát thực tế tại Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Hòn Gai, Thái Bình để hoàn thành bản Luận cương.

Mình chỉ bỏ sung thêm về Trần Phú thôi
 
Theo mình được biết thì khi đó NAQ có một khúc mắc gì đó với Quốc tế thứ ba. Còn khúc mắc gì thì không rõ. Nhiều thầy dạy tư tưởng HCM cũng có đưa vấn đề này ra nhưng nó không được bàn luận rộng rãi, có lẽ vì một lý do tế nhị nào đó.
 
Sang Trung Quốc, Mao đưa Bác vào quỹ đạo của Mao. Sang tới Liên Xô, Stalin lại đưa Bác vào quỹ đạo của Stalin. Chuyến đi Trung quốc và Liên xô năm 1950 của Bác là chuyến đi gian khổ. Khi đó Stalin nói : Bây giờ cách mạng Trung quốc thành công rồi, Trung quốc có trách nhiệm giúp đỡ các nước phương Đông, cũng như Liên xô có trách nhiệm giúp đỡ các nước châu Âu và châu Mỹ. Trung quốc cho như thế là Quốc tế cộng sản đã phân công Trung quốc phụ trách châu Á. Bám vào ý kiến ấy, sau này Trung Quốc coi như là người đỡ đầu ta. Tôi cho rằng vì lý do đó như thế mà mấy lần Bác từ chối làm Tổng bí thư. Ngoài việc Ban chấp hành Trung ương trong nước chỉ định đồng chí Trường Chinh làm Tổng bí thư, có lẽ Bác cho rằng nếu Bác nhận làm Tổng bí thư thì Liên xô sẽ gây chuyện.
 
Sang Trung Quốc, Mao đưa Bác vào quỹ đạo của Mao. Sang tới Liên Xô, Stalin lại đưa Bác vào quỹ đạo của Stalin. Chuyến đi Trung quốc và Liên xô năm 1950 của Bác là chuyến đi gian khổ. Khi đó Stalin nói : Bây giờ cách mạng Trung quốc thành công rồi, Trung quốc có trách nhiệm giúp đỡ các nước phương Đông, cũng như Liên xô có trách nhiệm giúp đỡ các nước châu Âu và châu Mỹ. Trung quốc cho như thế là Quốc tế cộng sản đã phân công Trung quốc phụ trách châu Á. Bám vào ý kiến ấy, sau này Trung Quốc coi như là người đỡ đầu ta. Tôi cho rằng vì lý do đó như thế mà mấy lần Bác từ chối làm Tổng bí thư. Ngoài việc Ban chấp hành Trung ương trong nước chỉ định đồng chí Trường Chinh làm Tổng bí thư, có lẽ Bác cho rằng nếu Bác nhận làm Tổng bí thư thì Liên xô sẽ gây chuyện.

Tại sao nếu Bác nhận là Tổng bí thư thì Liên Xô sẽ gây chuyện? Thời điểm câu hỏi đặt ra ở đây là khi thành lập Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930 chứ không phải là 1950. Đc Trường Chinh làm TBT là từ tháng 7/1986 đến tháng 12/1986, không liên quan gì đến sự kiện này cả.
 
Tại sao nếu Bác nhận là Tổng bí thư thì Liên Xô sẽ gây chuyện? Thời điểm câu hỏi đặt ra ở đây là khi thành lập Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930 chứ không phải là 1950. Đc Trường Chinh làm TBT là từ tháng 7/1986 đến tháng 12/1986, không liên quan gì đến sự kiện này cả.

Về quan hệ với Liên Xô, tôi biết Liên Xô, nhất là Stalin coi Bác là một người dân tộc chủ nghĩa cải lương từ năm 1928. Sau lại thêm việc Bác bị bắt ở Hồng Kông rồi lại được thả, khiến Liên Xô nghi ngờ. Stalin không hiểu được lại có những người như Loseby. Lại thêm việc Hà Huy Tập báo cáo. Anh Lê Duẩn có nói với tôi là Hà Huy Tập báo cáo với Quốc tế về việc mật thám đưa bà Thanh đi Trung Quốc tìm Nguyễn Ái Quốc và ra nghị quyết phê phán sai lầm dân tộc chủ nghĩa cải lương của Nguyễn Ái Quốc.
 
Túm lại là có thể hiểu rằng vào thời điểm đó NAQ đang bị cô lập/hạn chế hoạt động bởi Quốc tế 3?

Ôi, lịch sử.......
 
Theo mình được biết thì khi đó NAQ có một khúc mắc gì đó với Quốc tế thứ ba. Còn khúc mắc gì thì không rõ. Nhiều thầy dạy tư tưởng HCM cũng có đưa vấn đề này ra nhưng nó không được bàn luận rộng rãi, có lẽ vì một lý do tế nhị nào đó.
Do mục tiêu của QTCS là lợi ích của giai cấp công nhân, còn NAQ là lợi ích dân tộc, toàn thể nhân dân VN. Nên khi thành lập là ĐCSVN sau đó mới đổi
 
Mình có một thắc mắc là NAQ là người đóng vai trò rất quan trọng trong việc thống nhất 3 đảng để thành lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhưng tại sao khi đó người lại không giữ vai trò làm TBT mà lại là Trần Phú?
Theo mình được biết thì khi đó NAQ có một khúc mắc gì đó với Quốc tế thứ ba. Còn khúc mắc gì thì không rõ. Nhiều thầy dạy tư tưởng HCM cũng có đưa vấn đề này ra nhưng nó không được bàn luận rộng rãi, có lẽ vì một lý do tế nhị nào đó.
Mâu thuẫn Vì Nguyễn Ái Quốc đặt lợi ích của dân tộc lên hàng đầu, tức là phải đánh đổ thực dân Pháp, giành lại quyền tự do độc lập. Nhưng Quốc tế cộng sản lại quan trọng lợi ích của giai cấp công nhân, và coi tư tưởng dân tộc là tư tưởng hẹp hòi vì chỉ quan tâm mỗi dân tộc mình.
Tui học nghe cô nói vậy ne
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top