Sang Trung Quốc, Mao đưa Bác vào quỹ đạo của Mao. Sang tới Liên Xô, Stalin lại đưa Bác vào quỹ đạo của Stalin. Chuyến đi Trung quốc và Liên xô năm 1950 của Bác là chuyến đi gian khổ. Khi đó Stalin nói : Bây giờ cách mạng Trung quốc thành công rồi, Trung quốc có trách nhiệm giúp đỡ các nước phương Đông, cũng như Liên xô có trách nhiệm giúp đỡ các nước châu Âu và châu Mỹ. Trung quốc cho như thế là Quốc tế cộng sản đã phân công Trung quốc phụ trách châu Á. Bám vào ý kiến ấy, sau này Trung Quốc coi như là người đỡ đầu ta. Tôi cho rằng vì lý do đó như thế mà mấy lần Bác từ chối làm Tổng bí thư. Ngoài việc Ban chấp hành Trung ương trong nước chỉ định đồng chí Trường Chinh làm Tổng bí thư, có lẽ Bác cho rằng nếu Bác nhận làm Tổng bí thư thì Liên xô sẽ gây chuyện.
Tại sao nếu Bác nhận là Tổng bí thư thì Liên Xô sẽ gây chuyện? Thời điểm câu hỏi đặt ra ở đây là khi thành lập Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930 chứ không phải là 1950. Đc Trường Chinh làm TBT là từ tháng 7/1986 đến tháng 12/1986, không liên quan gì đến sự kiện này cả.
Do mục tiêu của QTCS là lợi ích của giai cấp công nhân, còn NAQ là lợi ích dân tộc, toàn thể nhân dân VN. Nên khi thành lập là ĐCSVN sau đó mới đổiTheo mình được biết thì khi đó NAQ có một khúc mắc gì đó với Quốc tế thứ ba. Còn khúc mắc gì thì không rõ. Nhiều thầy dạy tư tưởng HCM cũng có đưa vấn đề này ra nhưng nó không được bàn luận rộng rãi, có lẽ vì một lý do tế nhị nào đó.
Mình có một thắc mắc là NAQ là người đóng vai trò rất quan trọng trong việc thống nhất 3 đảng để thành lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhưng tại sao khi đó người lại không giữ vai trò làm TBT mà lại là Trần Phú?
Mâu thuẫn Vì Nguyễn Ái Quốc đặt lợi ích của dân tộc lên hàng đầu, tức là phải đánh đổ thực dân Pháp, giành lại quyền tự do độc lập. Nhưng Quốc tế cộng sản lại quan trọng lợi ích của giai cấp công nhân, và coi tư tưởng dân tộc là tư tưởng hẹp hòi vì chỉ quan tâm mỗi dân tộc mình.Theo mình được biết thì khi đó NAQ có một khúc mắc gì đó với Quốc tế thứ ba. Còn khúc mắc gì thì không rõ. Nhiều thầy dạy tư tưởng HCM cũng có đưa vấn đề này ra nhưng nó không được bàn luận rộng rãi, có lẽ vì một lý do tế nhị nào đó.