Tại sao công cuộc xây dựng CNXH ở tất cả các nước XHCN đều không mang lại thành công như mong muốn?

  • Thread starter Thread starter vatuday
  • Ngày gửi Ngày gửi

vatuday

New member
Xu
0
Trả lời:

CNXH được mở đầu với thắng lợi của Cách mạng tháng 10 Nga – nước XHCN đầu tiên được thành lập. Sau cuộc Nội chiến ở Trung Quốc 1/10/1949, sự ra đời của nước CHND Trung Hoa đã đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của CNXH. Từ đây, CNXH đã trở thành một hệ thống thế giới.

Trong suốt thời gian tiến hành công cuộc xây dựng CNXH mà trong đó Liên Xô là thành trì của CNXH, là nước đi tiên phong trong công cuộc xây dựng CNXH. Hầu hết các nước khác ở Đông Âu và khu vực Châu Á phần nhiều xây dựng CNXH theo con đường mà Liên Xô đã thực hiện. Sau công cuộc xây dựng CNXH ở các nước XHCN thì kết quả thu lại không như mong muốn, mà làm cho hệ thống XHCN trên thế giới bị sụp đổ.

Nguyên nhân là do:

- Hầu hết các nước XHCN khi tiến hành công cuộc xây dựng CNXH, xây dựng về một mô hình CNXH chưa đúng đắn, chưa phù hợp và quy luật khách quan trên nhiều mặt như kinh tế - xã hội chưa dân chủ, chưa công bằng; chủ quan duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường làm cho nền kinh tế đất nước thiếu tính năng động và cơ chế mềm dẻo trong sự phát triển.

- Những khuyết tật, thiếu sót được duy trì quá lâu càng làm cho các nước XHCN xa rời những tiến bộ, văn minh của thế giới, nhất là sự phát triển như vũ bão của cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, đưa tới tình trạng “trượt dài” từ trì trệ đến khủng hoảng nặng nề về kinh tế - xã hội.

- Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động lớn của tình hình thế giới.

- Những sai lầm và sự tha hóa về phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng của một số người lãnh đạo Đảng và nhà nước trong một số nước XHCN.

- Những hoạt động chống phá của các thế lực chống CNXH trong và ngoài nước.

Chính những nguyên nhân trên đã làm cho công cuộc xây dựng CNXH ở các nước XHCN không đạt được thành công.

Ví dụ:

Liên Xô là nước điển hình nhất cho việc xây dựng CNXH, là nước đi tiên phong trong công cuộc xây dựng CNXH nhưng cũng là nước mà công cuộc xây dựng CNXH sụp đổ nặng nề nhất. Từ đó kéo theo sự sụp đổ của các nước Đông Âu và các nước khác.

- Liên Xô đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế công – nông nghiệp không hợp lý.

Trong giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 (1945 – những năm 70). Những người lãnh đạo Liên Xô đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng trong việc đề ra đường lối xây dựng CNXH nóng vội, chủ quan, đốt cháy giai đoạn.

+ Tháng 2/1957 người lãnh đạo Liên Xô lúc này là Khrusherv đã đưa ra một phương án quản lý mới trong công nghiệp: chuyển giao quyền quản lý các xí nghiệp từ các bộ hoạt động theo ngành của Liên Bang và các nước Cộng hòa về cho 105 Hội đồng Kinh tế quốc dân, chịu trách nhiệm quản lý trên một vùng lãnh thổ nhất định. Trong đó, Liên bang Nga là nước rộng nhất được 70 hội đồng, các nước có lãnh thổ hẹp hơn sẽ có ít Hội đồng hơn. Sáng kiến của Khrushev không được bàn thảo kĩ càng và được mang ra áp dụng vội vàng, sáng kiến phi tập trung hóa đã làm không ít các nhà lãnh đạo hàng đầu bất mãn.

+ 5/1957, Khrushev còn tung ra khẩu hiệu “Trong vòng 3 - 4 năm đuổi kịp Mỹ về sản lượng thịt, sữa và bơ tính theo đầu người dân”.

+ 2/1958, trong Hội nghị toàn thể BCH trung ương căn cứ theo báo cáo của Khrushev thông qua “nghị quyết về việc tiến lên một bước phát triển chế độ nông trang tập thể và cải tổ trạm máy kéo”. Quyết định bán máy kéo và các loại máy Nông nghiệp…, quyết định này được nông dân hoan nghênh nhưng vì Khrushev yêu cầu quá gấp nên không thực hiện một cách triệt để được.

+ Trong quá trình cải cách và điều chỉnh nông nghiệp, Khrushev cũng làm nhiều việc thiếu đắn đo, suy nghĩ, chủ quan và manh động. Như ông thấy Mỹ nhờ trồng bắp phát tiển được ngành chăn nuôi, thu được hiệu quả rõ rệt, nhưng không cần biết điều kiện của Liên Xô như thế nào, ra lệnh cưỡng bức trồng bắp, vì vậy kế hoạch bị phá sản.

+ Tại Đại hội XXII ĐCS Liên Xô (10/1961), bất kể điều kiện tình hình trong nước lúc đó, Đại hội đã thông qua “Cương lĩnh ĐCS Liên Xô” tổ chức “CNXH đã thắng lợi hoàn toàn tại Liên Xô”, “Liên Xô tiến vào thời kì triển khai việc xây dựng cộng sản toàn diện”, cương lĩnh cũng tuyên bố: “Liên Xô sẽ trong vòng 10 năm gần đây (1962 – 1970) về mặt sản lượng tính theo bình quân đầu người sẽ vượt qua TBCN lớn mạnh nhất, giàu có nhất là nước Mỹ”. Khi kết thúc thập niên thứ hai (1971 – 1980) thì “Liên Xô sẽ cơ bản xây dựng xong CNXH”. Như vậy có thể thấy cách đề xuất kế hoạch xây dựng CNCS là không khoa học, là vượt quá gđ hiện thực của Liên Xô, không phù hợp với quy luật khách quan của lịch sử, điều này thể hiện sai lầm trong việc nóng vội, đốt cháy giai đoạn.

- Kết quả là làm cho tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân bắt đầu chậm lại. Tổng sản lượng nông nghiệp 1961 chỉ tăng 2,5%, sản lượng hàng hóa chỉ tăng 0,7%. Mức tăng trưởng công nghiệp trong năm 1963 so với 1962 thấp hơn.

- Năm 1973, khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ nghiêm trọng chưa từng có bùng nổ, rồi nhiều cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế, tài chính, tiền tệ, tiếp sau đó mở đầu cuộc khủng hoảng chung của toàn thế giới, đặt ra cho nhân loại những vấn đề bức thiết phải giải quyết như: sự bùng nổ dân số và hiểm họa vơi cạn dần những tài nguyên thiên nhiên cung cấp cho sự sống con người, yêu cầu đổi mới, thích nghi về kinh tế, chính trị, xã hội trước sự phát triển vượt bậc của Cách mạng khoa học kĩ thuật và sự giao lưu, hợp tác quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ theo xu thế quốc tế hóa cao. Chính trong bối cảnh đó, những người lãnh đạo Đảng, nhà nước Liên Xô chủ quan cho rằng quan hệ sản xuất XHCN không chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng chung toàn thế giới, do đó chậm thích ứng, chậm sửa đổi làm cho mô hình và cơ chế cũ của CNXH vốn đã tồn tại những sai lầm nay càng trở nên không phù hợp và cản trở sự phát triển về mọi mặt của xã hội Xô Viết, làm cho đất nước lâm vào tình trạng “tiền khủng hoảng”.

Nền kinh tế Liên Xô trong những năm 70 đến nửa đầu những năm 80 là sự suy sụp toàn bộ và nặng nề: Thu nhập quốc dân giảm xuống 2,5 lần; sản xuất công nghiệp giảm 2,5 lần; sản xuất nông nghiệp giảm 3,5 lần; thu nhập quốc dân tính theo đầu người giảm 3 lần. Tình trạng này đã làm cho mục tiêu xây dựng CNXH ở Liên Xô trong những năm 1980, 1985 đã không đạt được thành công như mong muốn, không đạt được.

- vị trí số 1 trên thế giới về sản phẩm tính theo đầu người cũng như về năng suất lao động và Liên Xô cũng không trở thành nước có mức sống “cao nhất” như tuyên bố năm 1961.

- Mặt khác kết cấu kinh tế của Liên Xô không thích ứng với yêu cầu sản xuất hiện đại hóa. Theo đà triển khai của Cách mạng KHKT mới…, tiếp đó tính chất của kinh tế Liên Xô cơ bản là khép kín, sự qua lại về mặt kinh tế với bên ngoài cũng như việc giao lưu về tin tức rất kém, chính điều này đã gây trở ngại cho sự phát tiển kĩ thuật và sản xuất.

- Năm 1985, Gioocbachop lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và nhà nước Liên Xô, tiến hành công cuộc cải tổ nhằm sửa chữa những thiếu sót và sai lầm trước đây nhưng trên thực tế vẫn chưa làm được gì, trong khi đó các quan hệ kinh tế cũ bị phá vỡ mà các quan hệ kinh tế mới chưa hoàn thành.

- 19/8/1991 một số người lãnh đạo Đảng và nhà nước Xô Viết đã tiến hành cuộc đảo chính lật đổ tổng thống Gioocbachop. Tuy thất bại nhưng ngày 25/12/1991 Gioocbachop phải từ chức. CNXH ở Liên Xô hoàn toàn sụp đổ.

Tóm lại,
do nhiều thiếu sót, sai lầm trong đường lối đi lên xây dựng CNXH mà công cuộc xây dựng CNXH ở các nước đều không đạt được thành công như mong muốn.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top