• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Tại sao chúng ta làm tổn thương những thứ chúng ta không thể nhìn thấy

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Hãy tưởng tượng một kịch bản này: Bạn phải làm cho một người ngẫu nhiên thực hiện một hành động bạo lực. Làm thế nào bạn sắp xếp mọi việc để khiến anh ta tuân theo ngay cả khi anh ta biết mình sẽ gây tổn thương một ai đó hoặc phá hủy một cái gì đó – và không nhất thiết muốn làm như vậy?

Thứ nhất, hãy biến nó thành một nhiệm vụ đơn giản, ví dụ như bấm một cái nút. Và đưa anh ta vào một căn phòng kín ở xa người hoặc con vật mà anh ta sẽ làm hại hoặc khu rừng mà anh ta sẽ đốt cháy và nói với anh ta về mục tiêu của anh ta càng ít càng tốt. Cho anh ta thấy là có nhiều người cũng sẽ bấm những cái nút giống như anh ta. Nếu có thể, hãy làm cho hành động phá hoại này chỉ là một trong một loạt hành động bắt đầu với những thứ nhỏ hơn. Nói với anh ta là sự phá hoại này sẽ không xảy ra ngay lập tức – nó sẽ bị trì hoãn một thời gian, và anh ta sẽ không biết khi nào nó xảy ra. Bước cuối cùng sẽ là một ai đó đóng vai một nhân vật quyền lực, có thể mặc một cái áo trắng hoặc bộ vét, và nói với người bấm nút “Bạn phải tuân theo. Nếu không, toàn bộ hệ thống sẽ thất bại.”

Những điều kiện đó sẽ khiến anh ta có nhiều khả năng tuân lệnh hoặc gây ra thiệt hại? Bằng chứng đến từ một số thực nghiệm nổi tiếng, gây bất ngờ, gây tranh cãi trong lịch sử của tâm lý học: Những nghiên cứu cổ điển về sự phục tùng của Stanley Milgram vào những năm 1960.

Milgram muốn biết về sự phục tùng gây hủy hoại của những quân lính trong những trại tập trung giết người của Đức từ năm 1933 đến 1945, khi “hàng triệu người vô tội bị giết một cách hệ thống theo mệnh lệnh.” [1] Do đó, ông đã thiết kế những thực nghiệm để đánh giá về sự phục tùng gây phá hoại trước nhân vật quyền lực. Một tình nguyện viên (“đối tượng”) được phân công đóng vai giáo viên trong một thực nghiệm học tập và được yêu cầu thực hiện những cú sốc điện với một “người học.” Những cú sốc điện được xem là hình phạt đối với những câu trả lời sai và do đó giúp cải thiện việc học. Nhưng người học không thực sự là một tình nguyện viên như đối tượng được cho biết. Anh ấy là một diễn viên chỉ giả vờ nhận những cú giật điện.

Những kết quả thật đáng kinh ngạc và đáng sợ. 65% số đối tượng tuân theo hoàn toàn những chỉ dẫn của thực nghiệm viên, cho điện giật người học đến mức tối đa là 450 volts. 80% số đối tượng tiếp tục làm quá khi người học than phiền về vấn đề tim mạch và yêu cầu được tự do.

Nhiều tranh luận xung quanh thực nghiệm vì chúng dường như cho thấy thật dễ dàng để khiến con người làm hại người khác, họ cố tình lừa những tình nguyện viên ngây thơ, và họ làm cho những người tham gia ở vào những tĩnh trạng mệt mỏi về tinh thần. [2] Dù các đối tượng được cho biết sau mỗi thực nghiệm rằng không có cú giật điện nào thực sự làm hại đến nạn nhân, thì một số phản ứng tâm lý nghiêm trọng vẫn bộc lộ trong suốt những thực nghiệm, bao gồm những dấu hiệu của sự căng thẳng tột độ khi cho điện giật ở cường độ mạnh nhất, từ đổ mồ hôi, run rẩy cho đến những cơn co giật không kiểm soát được (được ghi nhận bởi nhiều đối tượng trong các thực nghiệm). Một số người tin là họ có thể đã làm hại “nạn nhân.” [3]

Nguy hại ở xa

Nhưng còn những điều kiện khác thì sao, như cách ly đối tượng khỏi nạn nhân? Milgram (và những người khác) đã thực hiện nhiều thay đổi trong thực nghiệm này. Họ thay đổi khoảng cách giữa người học với những đối tượng qua 4 thực nghiệm. Trong điều kiện về khoảng cách xa nhất, người học ở trong một phòng riêng và không có than phiền nào và những đối tượng tham gia không thể nhìn thấy anh ấy, nhưng với dòng điện có cường độ 300 volts thì những bức tường của phòng thực nghiệm sẽ dội âm khi anh ta đấm vào tường để phản đối. Sau 315 volts thì nạn nhân không còn trả lời các câu hỏi, và tiếng đấm tường dừng. Trong phiên bản tiếp theo, nạn nhân ở một căn phòng riêng, nhưng những tiếng than phiền của anh ta có thể được nghe rõ thông qua bức tường. Thực nghiệm thứ 3 đưa nạn nhân ở cùng phòng với đối tượng, chỉ cách vài feet, do đó đối tượng có thể nhìn thấy cũng như nghe rõ nạn nhân. Trong thực nghiệm cuối, nạn nhân chỉ bị điện giật khi bàn tay của anh ta đặt trên một cái đĩa gây điện giật. Ở mức 150 volt, anh ta yêu cầu được trả tự do và từ chối đặt tay lên đĩa. Khi đó thực nghiệm viên yêu cầu đối tượng buộc nạn nhân đặt tay lên đĩa, yêu cầu đối tượng phải có tương tác cơ thể với nạn nhân trên 150 volt.[4]

Tỷ lệ tuân phục (tỷ lệ các đối tượng tuân phục theo thực nghiệm viên hoàn toàn và cho điện giật ở mức độ cao nhất) giảm xuống đáng kể khi đối tượng ở gần hơn với nạn nhân – từ 65% trong điều kiện ở xa nhất xuống 30% trong điều kiện ở gần nhất. [5] Như vậy, một người càng bị cách ly khỏi những hậu quả không mong đợi, thì anh/cô ấy càng sẵn sàng chọn con đường hủy hoại, thậm chí khi biết đầy đủ về những hậu quả. Các đối tượng biết rằng họ đang thực hiện những cú điện giật gây đau đớn, nguy hiểm.

Milgram nhận thấy các quan chức có thể sắp xếp để chỉ có những kẻ độc ác nhất là trực tiếp liên quan trong vụ bạo lực. Những người khác có thể sắp xếp những chuyến tàu cho nạn nhân đi đến trại tập trung hoặc tổng hợp gas cho những căn phòng. Nhà khoa học chính trị Timothy Pachirat nhận thấy ở những lò mổ lớn nơi ông từng làm việc, chỉ có 8 trong 800 công nhân ở nhà máy nhìn thấy những con vật còn sống và bị giết. [6]

Như tôi đã thảo luận trong chương 3 của cuốn Invisible Nature: Healing the Destructive Divide between People and the Environment,[7] những thực nghiệm về sự phục tùng, kết hợp với những yếu tố khác và được ủng hộ bởi lý thuyết tâm lý, xác minh rằng ở cách xa với những hậu quả của những sự lựa chọn của chúng ta làm cho con đường phá hủy được chấp nhận nhiều hơn. Những tình huống chúng ta thấy mình ở trong đó có thể tác động đến chúng ta, làm chúng ta hành động trái với những giá trị của chúng ta, không chỉ làm hại người khác mà còn ảnh hưởng đến hạnh phúc của chúng ta.Trong những thực nghiệm phục tùng, sự xung đột giữa những giá trị và hành vi gây ra những triệu chứng sinh lý như đổ mồ hôi và những cơn co giật không kiểm soát được.

Chúng ta phải hỏi bản thân, Liệu những tình huống thường ngày trong cuộc sống hiện đại khiến chúng ta đưa ra những lựa chọn làm tổn hại đến môi trường, chống lại những giá trị và đạo đức của riêng chúng ta không? Nếu có, liệu chúng ta có chịu đựng những triệu chứng sinh lý xấu như một hệ quả không? Tôi sẽ trình bày câu hỏi thứ hai trong bài tiếp theo.

Sức mạnh của những hoàn cảnh lên những giá trị

Có lẽ bạn đã biết về biến đổi khí hậu và nhiều vấn đề nó gây ra, và có lẽ bạn muốn làm giảm gánh nặng của bạn lên hành tinh. Trong khi đó, bạn đang bị tấn công bởi những quảng cáo mua một chiếc xe mới. Những quảng cáo, những sự lựa chọn của bạn bè - tất cả dường như bào chữa cho những lựa chọn xung đột với những giá trị của bạn. Bạn mua xe.
Những giá trị về môi trường của bạn nhường chỗ cho một chiếc xe mới.

Tình huống mà tôi miêu tả ở đoạn đầu – khiến một ai đó thực hiện một hành động phá hoại – nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng nó thực sự rất khác với những gì đang xảy ra trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta? Những nhân vật quyền lực – các nhà kinh tế, những người khổng lồ của ngành công nghiệp – nói với chúng ta tiếp tục mua sắm nhiều hơn để làm chúng ta hạnh phúc hơn và kích thích nền kinh tế. Chúng ta nhìn thấy mọi người đang làm điều tương tự. Còn các hậu quả thì xảy ra ở nơi khác, bên ngoài những kinh nghiệm trước mắt của chúng ta.

Những thiệt hại xảy ra ở xa, với thiên nhiên và những con người chúng ta chưa bao giờ nhìn thấy: ô nhiễm từ chất thải khai thác mỏ, những khí thải làm nhiệt độ bầu khí quyển tăng lên, lũ lụt và hạn hán gây ra bởi biến đổi khí hậu. Trong chương 1 của cuốn Invisible Nature, tôi đã mô tả về những tác động về môi trường của sự nghiện những thiết bị công nghệ cao của chúng ta. Chúng xảy ra ngoài tầm nhìn và do đó có vẻ không có thật.

Thậm chí một phần của việc tạo ra một tình huống nhân tạo để khiến chúng ta làm hại người khác không phải là điều bất thường. Những huấn luyện viên quân sự đã cách ly những học viên khỏi những người mà họ làm hại như một chiến thuật cũ rích để tạo điều kiện cho bạo lực. Để khiến một binh sĩ giết hoặc tra tấn một ai đó, những sỹ quan cấp trên đã tạo ra khoảng cách giữa kẻ giết người và nạn nhân – bằng bất kỳ khoảng cách nào: thể lý, tâm lý, xã hội. Binh sĩ được dạy để tạo ra khoảng cách xã hội bằng cách ‘giảm tính người’ của nạn nhân của họ, gọi họ là “kẻ thù” và xem họ là khác biệt hoàn toàn với các binh sĩ. Khoảng cách thể lý cũng có hiệu quả tốt. Thật dễ dàng hơn để thả một trái bom có thể giết nhiều người từ một máy bay trên trời hơn là bắn họ với một khẩu súng trong khi bạn nhìn vào mắt họ.

-----------
[1] Stanley Milgram, Obedience to Authority: An Experimental View, (New York: Harper & Row, 1974), p. 1.

[2] Miller, Arthur G., Barry E. Collins, and Diana E. Brief. “Perspectives on Obedience to Authority: The Legacy of the Milgram Experiments.” Journal of Social Issues 51, no. 3 (1995), p. 1–19; Thomas Blass, “Understanding Behavior in the Milgram Obedience Experiment: The Role of Personality, Situations, and Their Interactions,” Journal of Personality & Social Psychology 60, no. 3 (1991), pp. 88–89, 398.

[3] Stanley Milgram, “Behavioral-Study of Obedience,” Journal of Abnormal and Social Psychology 67, no. 4 (1963), p. 375; Blass, “Understanding Behavior in the Milgram Obedience Experiment,” pp. 398–99. Subjects were observed sweating, trembling, stuttering, biting their lips, groaning, digging their fingernails into their flesh, and smiling and laughing nervously. In four of the experimental conditions, fifteen subjects experienced full-blown, uncontrollable seizures. Stanley Milgram, “Some Conditions of Obedience and Disobedience to Authority,” Human Relations 18, no. 1 (1965), p. 68.

[4] Milgram, Obedience to Authority, pp. 32–34.

[5] Milgram, Obedience to Authority, pp. 34–36.

[6] Timothy Pachirat, Every Twelve Seconds: Industrialized Slaughter and the Politics of Sight, Yale Agrarian Studies Series (New Haven, CT: Yale University Press, 2011), pp. 238–40.

[7] Kenneth Worthy, Invisible Nature: Healing the Destructive Divide between People and the Environment (Amherst, N.Y.: Prometheus Books, 2013).

Nguồn
Why We Hurt the Ones We Can’t See
Some shocking psychology explains our violent divorce from nature.
Published on September 23, 2013 by Kenneth Worthy, Ph.D. in The Green Mind
PsychologyToday
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top