Suy nghĩ về lối sống có mục đích qua ý nghĩa bức tranh sự lựa chọn đường bay của ba mũi tên

Có bao giờ bạn tự hỏi mình sinh ra trên cuộc đời là vì điều gì? Bạn sống để làm gì? Việc xác định lí tưởng, mục đích sống cho bản thân sẽ là một kim chỉ nam hoàn chỉnh để chúng ta có thể đi đến được thành công. Bức tranh sự lựa chọn đường bay của ba mũi tên của nhà giáo tâm lí Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu đã nhắc nhở chúng ta lối sống có mục đích

Suy nghĩ về lối sống có mục đích qua ý nghĩa bức tranh sự lựa chọn đường bay của ba mũi tên
  • Mở bài:
Trong cuộc sống, ta vẫn thấy người thành công luôn là người biết đương đầu với những khó khăn. Bức vẽ ba mũi tên của thầy giáo tâm lí Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu đã một lần nhắc chúng ta về điều này.
  • Thân bài:
Giải thích nội dung bức vẽ :
– Bức tường : tượng trưng cho những khó khăn, cản trở.
– Ba mũi tên : tượng trưng cho những con người đang cùng một điểm xuất phát, và cùng một hành trình, chung một mục đích.
– Hai mũi tên quay đầu, rẽ hướng khi gặp phải bức tường ám chỉ những người đầu hàng trước khó khăn.
– Mũi tên mạnh mẽ vượt qua bức tường : được gọi là “người thành công”.

Ý nghĩa bức vẽ :
– Người thành công là người mạnh mẽ biết đương đầu với những khó khăn, trắc trở trên hành trình sống của mình.
– Dẫn chứng về những con người dám đương đầu với khó khăn trở ngại để thành công: Tập đoàn nước ngọt Coca Cola trong năm đầu khởi nghiệp chỉ bán được 400 chai. Họ đã vượt qua khó khăn để trở thành thương hiệu lớn trên thế giới. Thomas Edison, nhà phát minh vĩ đại trên thế giới, đã có 10.000 lần thất bại trước khi chiếc bóng đèn điện đầu tiên được hoàn chỉnh đến với loài người. Và điều thú vị là ông đã phải nghỉ học từ năm 8 tuổi vì giáo viên của ông luôn cho rằng ông là “cậu học trò kém cỏi, ngốc nghếch!”.

Đánh giá vấn đề :
– Bức vẽ đơn giản nhưng ẩn chứa một lời nhắc đáng quý rằng phải nỗ lực hết mình, vượt qua chướng ngại vật để thành công.
– Ý chí nghị lực tạo nên sức mạnh tinh thần giúp con người mạnh mẽ hơn khi đối đầu với khó khăn gian khổ.
– Nếu “thấy sóng cả mà ngã tay chèo” thì chúng ta sẽ trượt dài từ thất bại này sang thất bại khác.
Người có bản lĩnh, ý chí luôn có khát khao thành công để khẳng định giá trị bản thân.

Phê phán: Trong cuộc sống quanh ta, không hiếm người lười biếng, hèn nhát, ngại khó ngại khổ như hai mũi tên kia vội vã quay đầu khi gặp chướng ngại vật. Họ dễ dàng chấp nhận thua cuộc và sẵn sàng đổ lỗi cho hoàn cảnh. Những con người như thế không được mọi người trân trọng.

Bài học: Hãy học cách đương đầu với khó khăn như “Mr. Thành Công”. Có thể thất bại vài lần nhưng cánh cửa thành công sẽ mở ra đón bạn. Tuy nhiên, bên cạnh ý chí, chúng ta còn cần đến những yếu tố khác để đạt được mục đích tốt đẹp trong hành trình sống như trí tuệ, sức khỏe, những điểm tựa từ gia đình, bạn bè …
  • Kết bài:
Từ sự lựa chọn đường bay của ba mũi tên, câu chuyện mang đến cho mỗi chúng ta bài học sâu sắc rằng cuộc sống của bạn như thế nào là do chính bạn quyết định. Thành công trong cuộc sống không tự nhiên mà đến. Bạn cần phải có thái độ sống, khát vọng và cả sự chấp nhận.

Bài tam khảo

Bạn sẽ không thể biết mình cần sống như thế nào nếu bạn không có mục đích sống. Sống không có mục đích chẳng khác nào bước đi trong đêm tối. Đới với thành niên, xây dựng mục đích sống và tìm kiếm lý tưởng sống cho bản thân là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Trong thời đại ngày nay, lý tưởng sống cao quý nhất của thanh niên không có gì khác ngoài lý tưởng sống vì đất nước, vì nhân nhân dân, vì cuộc sống công bằng, thịnh vượng và hạnh phúc.

Lý tưởng sống là mục đích cuộc sống mà con người mong muốn đạt tới, có tác dụng định hướng cho các suy nghĩ, hành động, lối sống và cách ứng xử của con người. Lý tưởng đối với thanh niên như ánh sáng mặt trời với sự sống, là sự gắn bó hữu cơ, là sự tự nguyện, tự giác, là sự đòi hỏi tự thân, nó thường trực, nó hướng tới “không một chút nào quên”. Lý tưởng sống của thanh niên không chỉ dừng lại ở nhận thức, ý thức và quan niệm mà phải được tôi rèn trong thực tiễn học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Lý tưởng sống sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, can đảm chấp nhận mọi gian khổ, thách thức.

Nhìn lại chặng đường vẻ vang của thanh niên việt nam trong lịch sử dân tộc, chúng ta có quyền tự hào về các anh, các chị; họ đã hy sinh tuổi thanh xuân, bỏ lại sau lưng những ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ để cho mùa xuân của dân tộc. Thanh niên Lý Tự Trọng đã khẳng định: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng”; Võ Thị Sáu đã hiên ngang tỏ rõ khí phách anh hùng của một thiếu nữ Việt Nam ở tuổi 17; Đó là chị Đặng Thùy Trâm, anh Nguyễn Văn Thạc với mãi mãi tuổi hai mươi, ….các anh các chị đã truyền lửa nhiệt huyết để thế hệ thanh niên hôm nay tự hào và tiếp bước truyền thống ấy như một sứ mệnh vẻ vang.

Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thanh niên nước ta có lòng yêu nước nồng nàn, có ý chí vươn lên trong học tập và lao động, tích cực tham gia các phong trào, hoạt động đoàn thể, xung kích, sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng, sống có nghĩa tình. Nhiều tấm gương thanh niên vượt qua khó khăn của bản thân, gia đình để vươn lên thành những người có ích; không ít thanh niên dám đấu tranh quyết liệt với các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội.

Sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống. Là thanh niên thế hệ trẻ, hãy sống sao cho có mục đích, có lý tưởng, hãy sống sao để khi nhìn lại những gì đã qua không phải xót xa ân hận những năm tháng đã sống hoài, sống phí.

Trong thời kì mới của cách mạng, thanh niên với các phong trào “lập thân, lập nghiệp”, “thanh niên tình nguyện”, “tuổi trẻ giữ nước”, “mùa hè xanh”, “đền ơn đáp nghĩa”, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ chủ quyền biển đảo….và đã tích cực hưởng ứng, thực hiện cuộc vận động “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã có tác dụng và ý nghĩa to lớn đối với việc bồi dưỡng lý tưởng và đạo đức, lối sống cho thế hệ thanh niên Việt Nam, góp phần tạo dựng nên một lớp thanh niên mới đi đầu trong mọi lĩnh vực.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn rất buồn vì hiện nay còn không ít thanh niên không có chí hướng rõ ràng, một bộ phận thanh niên lười lao động, lười học tập, ngại khó khăn, không có ý chí vươn lên trong cuộc sống, có biểu hiện sa sút niềm tin, đua đòi, vô cảm, thiếu trách nhiệm, chạy theo vòng xoáy của “văn hóa tốc độ”…

Để xây dựng mục đích sống, lý tưởng sống đúng đắn cho thanh niên, cần chú trọng giáo dục làm cho thế hệ thanh niên nhận thức sâu sắc các giá trị chân, thiện, mỹ, thường xuyên quan tâm bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những tình cảm cao đẹp về tình yêu quê hương đất nước ,cần tiếp tục tổ chức có hiệu quả và lôi cuốn được nhiều tham niên tham các phong trào hành động tiêu biểu như: “Thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước”, “Thanh niên tình nguyện”, “chiến dịch mùa hè xanh”…

Nhà trường đã chú ý giáo dục đạo đức, lối sống và lý tưởng cho học sinh qua các buổi học chính khóa, đặc biệt chú trọng giáo dục đạo đức, pháp luật qua môn học. Tuổi trẻ nhà trường thường xuyên củng cố, tạo sân chơi cho học sinh được tham gia các hoạt động giáo dục như tham gia cuộc thi giao thông thông minh, vào đầu năm học kí cam kết thực hiện Luật giao thông; tham gia học tập phổ biến pháp luật; tích cực bảo vệ môi trường, xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp; tham gia các hoạt động tình nguyện, đền ơn đáp nghĩa….những hoạt động đó đã giúp các học sinh luôn ý thức về trách nhiệm của bản thân đối với cuộc sống, với cộng đồng.

Phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống, bồi dưỡng cho thanh niên. Bản thân thanh niên cũng cần tự giác phát huy vai trò tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống và lý tưởng của mình. Mỗi một đoàn viên thanh niên phải xác định rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, sống có lý tưởng, có hoài bão, khao khát vươn tới cái mới, cái tiến bộ.

Trước cuộc sống phức tạp như ngày nay, thanh niên càn biết tự giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu cực xã hội, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỉ, thực dụng, cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin vào cuộc sống, vượt qua mọi khó khăn gian khổ như Bác Hồ đã dạy “gian nan rèn luyện mới thành công”.

Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, thanh niên chính là người tiếp thu và thực hành tốt lời dạy của Bác vì trong tim chúng ta luôn tâm niệm rằng “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà thử hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay”. Sống có mục đích, sống có lý tưởng cao đẹp, thanh niên mới tháy mình hữu ích, cuộc sống mình là đáng trân trọng.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top