Sức mạnh thực tế của B52? Chỗ nào là điểm mạnh nhất và gây cho ta nhiều khó khăn nhất (Nhiễu điện tử

ngan trang

New member
Câu hỏi: Sức mạnh thực tế của B52? Chỗ nào là điểm mạnh nhất và gây cho ta nhiều khó khăn nhất (Nhiễu điện tử? Hỏa tiễn Sơ-rai? Máy bay F111A?) Ta đã khắc phục những khó khăn đó như thế nào (Cuốn cẩm nang bìa đỏ? Gánh hát rong?) Trả lời: a) Những lời quảng cáo uy hiếp tinh thần đối phương:

Máy bay B52 bây giờ không còn là ghê gớm nữa, nhưng khi mới ra đời, nó đã từng được quảng cáo: "B52 là siêu pháo đài bay, pháo đài bay thượng đẳng, là thần tượng của không lực Hoa Kỳ; là sản phẩm hội tụ những thành tựu kỳ diệu nhất của nền công nghiệp hàng đầu thế giới; là thứ vũ khí linh hoạt nhất trong bộ ba vũ khí chiến lược của Mỹ (tên lửa tầm xa, tàu ngầm hạt nhân, máy bay ném bom chiến lược)... B52 trút bom như mưa. Tiếng bom rơi xé không khí, gầm rít ghê rợn như dông bão. Một phi vụ B52 có thể hủy diệt cả một vùng rộng lớn. Một tốp 3 chiếc B52 sẽ biến một diện tích hơn 2 ki-lô mét vuông thành bình địa... Không một sinh vật nào có thể tồn tại nổi dưới sức công phá ghê gớm của bom B52. Đối phương sẽ bị hủy diệt về quân sự, khiếp đảm về tinh thần, bởi vì họ cảm thấy hoàn toàn bất lực trước sức mạnh tàn phá ghê gớm của B52 mà họ không có cách gì chống đỡ nổi".

Với sức mạnh khủng khiếp ấy, một sức mạnh có thật, để đe dọa ta, ngày 18 tháng 6 năm 1965, Mỹ đã cho 30 chiếc B52 từ đảo Gu-am bay vào "rải thảm" (Chú thích: "Rải thảm": ném bom kiểu rải thảm (carpet-bomb). Một đợt "rải thảm" của một tốp 3 chiếc B52 có sức tàn phá bằng một trận oanh tạc của 30 đến 40 máy bay cường kích.) vùng căn cứ của ta ở Long Nguyên, huyện Bến Cát, cách Sài Gòn 50 ki-lô-mét về phía bắc. Kèm theo là những lá truyền đơn in hình một chiếc B52 đang rắc bom, với những câu hăm dọa hãi hùng, dường như để giáng một đòn cân não lên tinh thần chiến đấu của nhân dân ta. Nhiều bạn bè trên thế giới lúc đó đã lo lắng cho số phận cuộc kháng chiến của Việt Nam.

b) Sức mạnh thực tế của B52? Đâu là chỗ mạnh nhất?

Kể ra những lời quảng cáo trên đây quả cũng không ngoa lắm.

- B52 là loại pháo đài bay khổng lố, có uy lực rất lớn. Thân hình nó cao hơn 12 mét, dài hơn 49 mét, sải cánh hơn 56 mét, nặng trên 200 tấn.

- B52 có 8 động cơ phản lực, nhờ vậy có thể mang được hơn 100 quả bom với tổng trọng lượng xấp xỉ 30 tấn, nghĩa là gấp khoảng 10 lần một máy bay cường kích F4 (Chú thích: Một chiếc B52D mang 84 quả bom trong khoang bụng và 24 quả đeo dưới cánh: với tổng trọng lượng 27 tấn.) .

- B52 có tầm bay cao tới 20 ki-lô-mét, ném bom ở độ cao 17 ki-lô-mét, hiệu quả nhất là từ 9 đến 11 ki-lô-mét. Nó có thể bay xa nhiều ngàn ki-lô-mét không phải tiếp dầu (Chú thích: Một chiếc B52 đã được bay thử (không mang bom) từ căn cứ Ô-ki-na-oa (Nhật Bản) đến căn cứ Tô-rê-giôn (Tây Ban Nha) trên một chặng đường 20.000 ki-lô-mét. Chuyến bay kéo dài 21 giờ 52 phút, không phải tiếp dầu trên không.). B52 lại còn được máy bay tiêm kích bảo vệ rất chặt chẽ. Mỗi khi đi ném bom, B52 bay tối thiểu một tốp (3 chiếc), trung bình sáu tốp (18 chiếc), cao nhất có thể lên tới 31 hoặc 33 tốp (93 đến 105 chiếc). Đi kèm B52 là một lực lượng rất đông máy bay F4 hộ tống, trước, sau và hai bên sườn, cách B52 từ 18 đến 20 ki-lô-mét, tạo thành một "hàng rào không thể chọc thủng", chặn đứng mọi sự tiến công của máy bay MIG, để bảo vệ cho đội hình B52 an toàn khi bay vào, cũng như khi bay thoát khỏi vùng trời đối phương.

- Để khống chế từ đầu hoạt động của không quân ta, những máy bay "cánh cụp cánh xòe" F111 được giao nhiệm vụ đến trước B52, bay thật thấp để tránh ra-đa phát hiện rồi bất ngờ lao vào ném bom các sân bay.

Trong quá trình chiến dịch tập kích, cả ngày lẫn đêm, nhiều tốp máy bay chiến thuật của Mỹ gồm F111 ,F105, F4, A6, được phân công chế áp các trận địa ra-đa, cao xạ và tên lửa, bằng bom và bằng hỏa tiễn (cũng tức là tên lửa) không đối đất rất quyết liệt, nhằm triệt tiêu hỏa lực phòng không của ta, đồng thời tiếp tục đánh phá các sân bay, nhất là các đường băng cất, hạ cánh.

- Khi vào đánh miền Bắc nước ta, B52 hoàn toàn bay đêm để loại trừ mọi khả năng quan sát bằng những ống kính nhìn xa của các đài quan sát dưới đất, của các trận địa pháo tầm cao và khả năng nhìn trực tiếp của các phi công MIG.
Tuy nhiên, sức mạnh của không quân chiến lược Mỹ trong đợt tập kích này không chỉ ở tính chất ồ ạt của cuộc hành binh với số lượng lớn máy bay B52, máy bay tiêm kích, cường kích được đưa vào sử dụng, cùng với khối lượng bom đồ sộ và với thủ đoạn lợi dụng màn đêm, mà còn ở - đây là điều chủ yếu nhất - hệ thống gây nhiễu điện tử cực mạnh (trong cùng một lúc, tác động lên mọi dải tần số của ra-đa đối phương, khiến cho ra-đa đối phương hoàn toàn mất mục tiêu), tạo thành cái "áo giáp điện tử" vững chắc, một "tấm màn điện tử" che giấu toàn bộ lực lượng tiến công, biến mỗi chiếc B52 thành một "máy bay tàng hình" đúng nghĩa, trước mắt các chiến sĩ ta.

Điều làm cho ta gặp khó khăn nhiều nhất chính là ở đó. Viên tướng Giôn Mai-ơ (John C.Mayer), Tư lệnh Không quân chiến lược Mỹ đã từng nói: "Chúng ta coi chiến tranh điện tử là con đường sống còn của không lực Hoa Kỳ". Chính vì vậy, nhiễu điện tử đã trở thành thủ đoạn chủ yếu nhất trong chiến dịch 12 ngày đêm.

Trong trận "không tập đại qui mô" này, khối lượng khổng lồ về máy bay và bom đạn, của hai căn cứ cách xa nhau hàng ngàn cây số, cùng với tính năng siêu việt của các phương tiện điện tử, đã được bộ máy chiến tranh Mỹ tổ chức và điều hành một cách hết sức chặt chẽ, chính xác theo một chương trình vạch sẵn, biến tất cả các yếu tố tổng hợp ấy trở thành một lực lượng tiến công mạnh mẽ chưa từng thấy. Họ tin tưởng một cách chắc chắn rằng cuộc "hành binh Lai-nơ-bếch-cơ II" nhất định thắng.

c) Nhiễu điện tử đã gây khó khăn cho chúng ta như thế nào

Với các phương tiện trinh sát hiện đại, không quân Mỹ đã nắm được tất cả các dải tần số của những máy móc thông tin vô tuyến và các đài ra-đa của ta, từ sóng mét đến sóng xen-ti-mét.

Bằng kỹ thuật điện tử tối tân, nền công nghiệp quân sự khổng lồ của Mỹ đã trang bị cho không quân của họ những máy gây nhiễu điện tử được chế tạo hết sức tinh vi, có công suất rất lớn, liên tục được cải tiến (Chú thích: Mỗi B52 mang trong mình nó 16 máy phát nhiễu tích cực, với dải tần rộng từ 100 đến 10.000 mê-ga-héc; 2 máy gây nhiễu tiêu cực, 2 máy thu tần số ra-đa của đối phương, không kể những ra-đa dẫn đường, ra-đa phát hiện mục tiêu, ra-đa ngắm bắn, ra-đa ngắm ném bom hết sức tinh xảo.) để làm nhiễu loạn toàn bộ hệ thống thông tin và vô hiệu hóa tất cả các đài ra-đa của đối phương, từ ra-đa cảnh giới đến ra-đa điều khiển tên lửa, ra-đa ngắm của pháo cao xạ, ra-đa dẫn đường cho máy bay và ra-đa ngắm bắn của phi công MIG.

Nhiễu có nhiều loại:

Nhiễu tích cực: là nhiễu bằng sóng điện tử phát ra từ những chiếc máy bay EA6A, EB66B, EC121 thường được gọi là những "nhà máy điện tử di động trên không" bay ở vòng ngoài, cách Hà Nội, Hải Phòng khoảng 60 đến 100 ki-lô-mét trên hai hướng đông, tây, để gây nhiễu mạnh từ xa, gọi là nhiễu ngoài đội hình. Nhiễu tích cực còn được phát đi từ những máy bay F4, F105, A6, A7 và từ bản thân mỗi chiếc B52 bay trong đội hình tiến công, tự che dấu đội hình bay, gọi là nhiễu trong đội hình.

Nhiễu tiêu cực: là hàng triệu triệu sợi kim loại màu trắng bạc cực mỏng, nhẹ như tơ, bung ra từ những quả "bom" (Mỗi quả "bom" này mang 450 bó nhiễu. Mỗi bó bung ra hàng triệu, hàng triệu sợi kim loại.) do các máy bay F4 đến trước và cả từ bụng của B52 thả xuống, bay lơ lửng, giăng kín bầu trời, tạo thành một hành lang nhiễu dày đặc. Nó giống như một bức tường khổng lồ, cao từ 5 đến 7 ki-lô-mét, dày từ 1 đến 2 ki-lô-mét, dài từ 40 đến 70 ki-lô-mét, vắt qua thung lũng sông Hồng, chắn ngang mọi cánh sóng ra-đa của ta.

Trong những đêm tháng 12 năm ấy, bầu trời bình yên của Hà Nội bỗng trở thành một vùng trời đầy máy bay và đầy nhiễu loạn.

Màn hiện sóng của các trắc thủ, của sĩ quan điều khiển, giống như màn hình máy vi tính, mỗi khi bị nhiễu điện tử các loại tấn công, bỗng nhiên rối loạn hoàn toàn. Các dạng nhiễu cứ quét đi quét lại, đan chéo nhau, lồng vào nhau, rối tinh rối mù lên. Nhiễu trắng xóa cả màn hiện sóng, che lấp mọi tín hiệu phản xạ, khiến cho các chiến sĩ ta hết đường nhìn thấy tín hiệu mục tiêu.

Địch lại còn gây nhiễu giả B52. Những chiếc máy bay F4 hoặc F111 bay thành từng tốp, cũng bay thăng bằng, tốc độ ổn định, ở độ cao khoảng 10 ki-lô-mét giống như B52. Đặc biệt là 4 chiếc trong từng tốp bay sát gần nhau, cùng phát nhiễu, tạo thành một dải nhiễu to trên màn hiện sóng khiến các trắc thủ ta tưởng lầm đó là dải nhiễu B52.
<!--[if !supportEmptyParas]--> <!--[endif]-->
Nhiễu điện tử của không quân Mỹ đã gây cho ta những khó khăn hết sức to lớn. Hậu quả là trong những ngày đầu thiếu kinh nghiệm, bộ đội Phòng không - Không quân và nhân dân ta đã phải chịu nhiều tổn thất, hy sinh; đặc biệt là giữa tháng 4 năm 1972:

- 3 giờ sáng ngày 10 tháng 4: 12 chiếc B52 cùng 38 máy bay chiến thuật ném bom Vinh, Bến Thủy ( Nghệ An).

- 2 giờ 30 sáng ngày 13 tháng 4: 6 chiếc B52 cùng 64 máy bay chiến thuật ném bom Hàm Rồng, Thọ Xuân (Thanh Hóa).

- 3 giờ sáng ngày 16 tháng 4: 9 chiếc B52 cùng 261 máy bay chiến thuật ném bom Hải Phòng (máy bay chiến thuật tiếp tục đánh phá cả ngày hôm sau).

Trong ba đêm đó, ra-đa của ta phát hiện B52 rất khó khăn vì bị nhiễu nặng, còn tên lửa thì không bắn rơi được chiếc B52 nào.

- 9 giờ sáng ngày 16 tháng 4, địch cho 60 máy bay chiến thuật bay vào vùng trời Hà Nội, trong đó có nhiều chiếc F4 bay cao 10 ki-lô-mét gây nhiễu giả B52. Ra-đa ta hoang báo: "B52 bay vào Hà Nội”. Ba chục quả đạn tên lửa được phóng lên những tốp F4 giả B52 ấy, nhưng không có chiếc nào rơi. MIG-21 của ta cất cánh tìm diệt "B52" nhưng bị lũ F4 tiêm kích khống chế quyết liệt nên được lệnh phải quay về.

Ngày 16 tháng 4, hàng trăm đồng bào ta ở Hải Phòng bị bom Mỹ sát hại, kho xăng Đức Giang của Hà Nội bị thiêu hủy phần lớn. Một thực tế quá đau lòng! Đó là những ngày nặng nề nhất của bộ đội Phòng không - Không quân, đặc biệt là đối với những đơn vị tên lửa đã từng ghi đậm chiến công cùng quân dân miến Bắc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965-1968).

Nhà bình luận Gờ-rin Út (Green Wood) nhận xét: "Những trận ném bom của B52 giữa tháng 4 năm 1972, nhất là trận đánh vào Hải Phòng, đã làm mê mẩn các nhà vạch kế hoạch Mỹ.

Hí hửng trước thắng lợi đó, các tướng lĩnh Lầu Năm Góc đã đưa ra những lời tuyên bố chắc như đinh đóng cột: "Bằng kỹ thuật điện tử, không lực Hoa Kỳ có thể bịt mắt toàn bộ hệ thống ra-đa của Bắc Việt; có thể vô hiệu hóa toàn bộ hệ thống phòng không của đối phương , "Giờ đây không quân Mỹ có thể ném bom vào bất cứ mục tiêu nào trên lãnh thổ Bắc Việt Nam, "như đi dạo chơi vào chỗ trống. Họ khẳng định: "B52 là bất khả xâm phạm", "B52 chỉ có thể bị rơi do thời tiết, hoặc do trục trặc kỹ thuật chứ quyết không thể bị bắn rơi vì hỏa lực của bộ đội phòng không - không quân Bắc Việt".

Họ hợm hĩnh, họ huênh hoang bởi vì họ quá tin vào khả năng tuyệt đối của nhiễu điện tử mà họ coi là niềm kiêu hãnh của nền công nghiệp hàng đầu của Mỹ, là sức mạnh siêu phàm, là lá bùa màu nhiệm giúp họ chiến thắng.

Báo chí Mỹ có dịp nhắc lại câu nói ngạo mạn của Kít-xinh-giơ: "Nước Mỹ chúng ta mạnh đến mức trong vấn đề Việt Nam, từ "thất bại" không bao giờ thuộc về phía chúng ta".

Thế nhưng, thực tế diễn ra trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng trong những đêm cuối tháng 12 năm 1972 đã hoàn toàn trái với mong đợi của những con "diều hâu" Mỹ. Ra-đa của ta không bị mù. Thông tin liên lạc của ta không bị gián đoạn. Hệ thống phòng không của ta không bị vô hiệu hóa. Ngược lại, cuối cùng quân dân ta đã giáng cho không quân chiến lược, chiến thuật Mỹ một đòn choáng váng.

Thế giới lạ lùng. Kẻ thù sửng sốt. Tuần báo Hàng không (Hoa Kỳ) coi đây là: "Một cuộc chiến tranh phản điện tử quy mô lớn đầu tiên trên thế giới". Trong cuộc chiến tranh điện tử ấy, phe phản công (Việt Nam) đã thắng phe tiến công (Mỹ).

d) Vậy bằng cách nào ta chống được nhiễu điện tử, chỗ mạnh nhất của không lực Hoa Kỳ? Nghe nói có một cuốn "Cẩm nang bìa đỏ" và một "Gánh hát rong" đã giúp bộ đội tên lửa ta bắn rơi được nhiều B52?

Đây không chỉ là thắc mắc của các bạn trẻ Việt Nam. Có một viên tướng già người Mỹ tên là Uy-liêm Xmit ( William Smith ) nguyên là trợ lý của Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân Hoa Kỳ thời kỳ chiến tranh xâm lược Việt Nam, cách đây không lâu, vào ngày 23 tháng 6 năm 1997, cũng đã từng đặt câu hỏi tương tự với Đại tướng Võ Nguyên Giáp: "Bằng cách nào Việt Nam đối phó được những vũ khí hiện đại của Mỹ?"

Đại tướng của chúng ta đã trả lời, đại ý: Việt Nam là một dân tộc có ý chí bất khuất hàng ngàn năm. Quân đội nhân dân Việt Nam là một đội quân anh hùng, thông minh và sáng tạo. Chúng tôi đã tiến hành một cuộc chiến tranh nhân dân, do dân, vì dân nên chúng tôi đã thắng.
<!--[if !supportEmptyParas]--> <!--[endif]-->
Bây giờ xin trở lại lời đáp cho câu hỏi: "Làm sao ta thắng được nhiễu điện tử của Mỹ?.

Vấn đề rất phức tạp, chỉ có thể nói một cách đơn giản: bộ đội Phòng không - Không quân ta, không đầu hàng trước thủ đoạn gây nhiễu của địch, đã hạ quyết tâm "vạch nhiễu tìm thù”, một quyết tâm đã trở thành huyền thoại trong thời đánh Mỹ.

"Vạch nhiễu tìm thù" là trong tình trạng nhiễu dày đặc che kín cả màn hiện sóng, các dạng nhiễu xanh lè đủ loại nhảy nhót, đan chéo vào nhau, nhập vào rồi lại tách ra, rối loạn như mớ bòng bong ấy, các trắc thủ phải làm sao phân biệt được: đâu là nhiễu của các máy bay điện tử phát từ xa tới, đâu là nhiễu tiêu cực của những sợi kim loại giăng kín khắp bầu trời, nhiễu của máy bay tiêm kích đi kèm bảo vệ B52, nhiễu của các máy bay chiến thuật nghi binh làm "B52 giả" và đâu là nhiễu của "B52 thật", để đặt "đường ngắm" chính xác vào đấy mà điều khiển quả đạn tên lửa đi đúng hướng.

Nói thì đơn giản như vậy, nhưng thực tế khó khăn phức tạp vô cùng. Đó là cả một quá trình tìm tòi, mò mẫm, với biết bao hy sinh tổn thất để tìm cho được những chỗ mạnh, chỗ yếu của địch mà nghĩ ra cách đối phó. Có không ít trường hợp, trong khi các trắc thủ ta đang mải mê "tìm thù trong nhiễu” thì một loạt bom Mỹ trùm lên trận địa, hoặc một quả đạn hỏa tiễn không đối đất lao trúng vào đài. Nhưng, mỗi lần máu đổ là một lần có thêm kinh nghiệm, mà bài học đầu tiên là ý chí tiến công, dám phát sóng tìm địch, không sợ hỏa tiễn Sơ-rai của chúng, đi đôi với những biện pháp sáng tạo, nhằm phát hiện được kẻ thù sau màn nhiễu. Trong một cuộc họp rút kinh nghiệm chiến đấu ở Sư đoàn Phòng không Hà Nội, Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân Lê Văn Tri đã xúc động phát biểu với các cán bộ, chiến sĩ: "Thay mặt Bộ Tư lệnh Quân chủng, tôi thiết tha kêu gọi các đồng chí hãy tích cực phát sóng đánh địch”. Lời kêu gọi ấy thực sự đã cổ vũ cán bộ chiến sĩ Phòng không nâng cao tinh thần chiến đấu, bình tĩnh dũng cảm đối mặt với kẻ thù.

Trước hết nói về bộ đội ra-đa cảnh giới và dẫn đường: ở đây có một điều có vẻ trái ngược. Những nét đẹp nên thơ của bản đồ đất nước: "Mắt nhìn ra biển Đông bao la, lưng dựa vào Trường Sơn hùng vĩ" lại là những điều gây ra không ít khó khăn cho các trắc thủ ra-đa.

Từ mặt biển, máy bay của Hạm đội 7 có thể bay rất thấp để tiếp cận đất liền. Từ những sân bay bên đất Thái, máy bay chiến thuật và chiến lược của Mỹ cũng dễ dàng lợi dụng cả một dải núi cao che khuất để bất ngờ ập tới. Trong hình tình đó, muốn "Tổ quốc không bị bất ngờ" và muốn phục vụ kịp thời, chính xác cho các binh chủng bạn (Cao xạ, Tên lửa, Không quân) chiến đấu thắng lợi, bộ đội ra-đa chúng ta đã phải khắc phục muôn vàn khó khăn, gian khổ.

Học tập tinh thần kéo pháo vào mặt trận Điện Biên Phủ năm xưa, các chiến sĩ ra-đa lắm lúc cũng đã phải dùng sức người đưa máy lên chiếm lĩnh những ngọn núi cao giữa rừng già Tây Bắc, hoặc có khi phải tháo rời từng bộ phận của khí tài, dùng đôi vai để khiêng vác, gùi thồ các khối máy móc nặng nề leo ngược dốc Trường Sơn để "vươn dài cánh sóng".
Bộ đội ra-đa còn táo bạo đưa những cỗ máy, với nhưng giàn ăng-ten đồ sộ, ra đặt giữa các cánh đồng trống trải, không xa lắm mép biển của đồng bằng Bắc Bộ, để "hạ thấp tầm nhìn".

Những vọng quan sát của bộ đội ra-đa, bố trí ở những nơi đèo heo hút gió, giữa lưng chừng núi trên biên cương hoặc giữa chốn mù khơi ngoài hải đảo, mà cuộc sống vật chất ở đó trăm bề thiếu thốn, kết hợp với đội trinh sát nhiễu của Quân chủng Phòng không – Không quân trên một đỉnh núi phía tây Quảng Bình cũng đã góp phần phát hiện máy bay địch, kể cả B52, từ những khoảng cách rất xa.

Gian khổ, khó khăn chồng chất không làm sờn lòng các chiến sĩ. Họ đã coi "đơn vị là nhà", "màn hiện sóng là trận địa". Nguyễn Văn Giằng, đài trưởng ra-đa của Tiểu đoàn 8, Trung đoàn H93 đã từng nói lời tâm huyết: "Màn hiện sóng là hình ảnh thu nhỏ của Tổ quốc" một câu nói nặng tình nặng nghĩa với đất nước thân yêu (Chú thích: Với những thành tích xuất sắc, đồng chí Nguyễn Văn Giằng đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 3 tháng 9 năm 1973.).

Vì Tổ quốc, các chiến sĩ ra-đa không chịu khuất phục trước đạn bom và những quả tên lửa Sơ-rai của địch. Từ trên màn hiện sóng, qua nhiều ngày tháng nghiên cứu tìm tòi, cuối cùng họ đã tóm được kẻ thù và lôi nó ra khỏi màn nhiễu (Chú thích: Trắc thủ Đỗ Công Hoa thuộc Đại đội 12, Trung đoàn H90, là người đầu tiên của Binh chủng Ra-đa nhận diện được tín hiệu B52 trong màn nhiễu.). Hầu hết máy bay Mỹ xâm phạm vùng trời miền Bắc nước ta, từ các máy bay chiến thuật đến máy bay chiến lược B52, từ độ thấp một vài trăm mét đến độ cao trên 10 ngàn mét (Chú thích: Kể cả máy bay có người lái trinh sát tầng cao SR71 , bay ở độ cao 30 ngàn mét, bay nhanh gấp 3 lần tốc độ âm thanh.), đều bị bộ đội ra da phát hiện, để kịp thời báo về trung tâm hoặc để dẫn đường cho không quân ta bay lên tìm diệt máy bay địch.
<!--[if !supportEmptyParas]--> <!--[endif]-->
Trong những năm chiến tranh, bộ đội ra đa đã phục vụ rất đắc lực các binh chủng bạn lập nên biết bao chiến công xuất sắc, từ chiến thắng ngày 5 tháng 8 năm 1964, trận giáp mặt đầu tiên giữa bộ đội phòng không và hải quân ta với không quân Mỹ, đến những thành tích ra quân đánh thắng trận đầu của bộ đội không quân ngày 3 tháng 4 năm 1965, của bộ đội tên lửa ngày 24 tháng 7 năm 1965 và cuối cùng là chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" oanh liệt.

Còn nhớ trong buổi giao ban tại Sở chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân sáng 19 tháng 12 năm 1972, sau trận thắng giòn giã đầu tiên của chiến dịch, Tư lệnh Lê Văn Tri, bằng những lời giản dị, đã biểu dương Binh chủng Ra-đa: "Đêm qua các đồng chí làm ăn rất tốt, đã phát hiện địch sớm, xác định đúng đối tượng B52 khi chúng đang bay vào Hà Nội. Binh chủng Ra-đa đã giúp Bộ Tư lệnh Quân chủng hạ quyết tâm chính xác, kịp thời đưa toàn Quân chủng vào chiến đấu. Kết quả là ngay từ trận đầu chúng ta đã bắn rơi 3 B52 Mỹ".

Có thể nói bộ đội ra-đa đã "mở đường thắng lợi" cho các lực lượng phòng không - không quân trên toàn miền Bắc trong suốt chiến dịch 12 ngày đêm, tạo điều kiện cho các binh chủng bạn liên tiếp lập công và chiến thắng.

đ) Quá trình chống nhiễu và thắng nhiễu của bộ đội Tên lửa:

Hành trình gian khổ và đầy sóng gió ấy bắt đầu từ cuối năm 1965 đến đầu năm 1966 khi không quân Mỹ lần đầu tiên gây "nhiễu ngoài đội hình". Những chiếc máy bay EB66, EC121 phát nhiễu điện tử từ xa che chở cho máy bay cường kích vào đánh. Nhiễu trắng xóa các màn hiện sóng trên đài điều khiển của ta. Tuy nhiên, hồi ấy cường độ nhiễu còn nhẹ, các trắc thủ ta vẫn còn nhìn thấy tín hiệu mục tiêu trên nền nhiễu để diệt được máy bay địch bằng cách đánh tối ưu: phương pháp điều khiển "nhìn thấy mục tiêu trong nhiễu".

Nhưng sang đầu năm 1967, không quân địch lại tung ra thủ đoạn mới, gây "nhiễu trong đội hình". Bản thân mỗi máy bay đi trong đội hình tiến công đồng loạt phát nhiễu. Tất cả cộng lại giống như một "chùm nhiễu" khổng lồ, vô hình, cực mạnh, chĩa thẳng về phía các ăng-ten ra-đa của đối phương. Màn hiện sóng của ta, như những ô cửa sổ nhỏ, bỗng bị che lấp bởi những tấm màn kẻ sọc với nhiều dải nhiễu, lớn nhỏ, đậm nhạt khác nhau, đan xen vào nhau, dày đặc, che lấp hoàn toàn tín hiệu máy bay. Những chiếc máy bay bỗng trở thành vô hình trước mắt các trắc thủ.

Trong hơn nửa năm trời của năm 1967, bộ đội phòng không - không quân, nhất là các tiểu đoàn tên lửa SAM2, ngày đêm vật lộn với đạn bom, cùng biết bao khó khăn gian khổ mà bắn mãi vẫn không trúng, không rơi máy bay địch.
Rồi trong gian khó, cứ "bám trụ" mãi cái màn hiện sóng bé nhỏ ấy, anh em ta đã nghiên cứu vận dụng thành công phương pháp chống lại thủ đoạn gây "nhiễu trong đội hình" bằng một cách khác. Đó là phương pháp điều khiển "không nhìn thấy mục tiêu trong nhiễu”.

Nhìn thấy mục tiêu trong nhiễu để bắn đã là khó. Giờ đây không nhìn thấy mục tiêu trong nhiễu mà vẫn hạ được máy bay địch, đúng là khó tin, nhưng đó là sự thật. Tính ưu việt của bộ khí tài Liên Xô cùng với trí thông minh của các chiến sĩ Việt Nam đã làm nên điều kỳ diệu ấy. Ngày 11 tháng 8 năm 1967, Tiểu đoàn 63 hạ tại chỗ một chiếc RF4C bằng phương pháp "không nhìn thấy mục tiêu trong nhiễu". Lập tức một cuộc họp rút kinh nghiệm được tiến hành ngay tại trận địa, do Phó tư lệnh Quân chủng Lê Văn Tri trực tiếp chủ trì. Những bài học nóng hổi ấy đã được kịp thời phổ biến rộng rãi và biên soạn thành tài liệu. Sau đó là một cuộc tập huấn 7 ngày về cách đánh mới cho tất cả các kíp chiến đấu trong toàn Binh chủng Tên lửa. Máy bay Mỹ lại liên tiếp bị hạ (Chú thích: Riêng ngày 27 tháng 10, tên lửa của Hà Nội bắn rơi 5 máy bay, đều bằng phương pháp "không nhìn thấy mục tiêu trong nhiễu".). Tháng 10 và tháng 11 năm 1967 là hai tháng quân dân Thủ đô ta "được mùa gặt hái" những máy bay Mỹ rơi và giặc lái Mỹ bị bắt sống.

Thế rồi không bao lâu sau, có thể nói là rất nhanh, vào giữa tháng 12 năm 1967 không quân Mỹ lại thay đổi thủ đoạn gây nhiễu, một thủ đoạn mới nguy hiểm hơn, làm cho đạn tên lửa ta
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top