Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
- 16% vị thành niên có quan hệ tình dục sớm.
- 50% số người có HIV/AIDS dưới 30 tuổi.
- 22% vị thành niên không có kiến thức về các biện pháp tránh thai.
- 48% vị thành niên không hiểu biết về dấu hiệu dậy thì và mang thai.
Thực trạng về các vấn đề liên quan đến SKSS vị thành niên ở Bình Định
Giáo dục và lao động:
- Nhiều trẻ em phải bỏ học từ bậc trung học cơ sở.
- Nhiều trẻ em phải lao động đóng góp vào thu nhập gia đình.
Kiến thức về CSSKSS:
- 48% vị thành niên không biết dấu hiệu dậy thì và có thai.
- 19% vị thành niên chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân.
- 39% vị thành niên cho là các biện pháp tránh thai chỉ dành cho người đã lập gia đình.
- 49% vị thành niên không biết nơi bán bao cao su và thuốc tránh thai.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS:
- Tỉ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở vị thành niên tuy không cao, nhưng có đến 20% không biết cần điều trị khi mắc bệnh đường tình dục.
- Có vị thành niên nhiễm HIV ở tuổi dưới 15, hơn 50% không biết cách phòng tránh HIV.
Lạm dụng tình dục trẻ em:
- Hàng năm Bình Định có hàng chục vị thành niên gái bị lạm dụng tình dục dưới nhiều hình thức và để lại nhiều hậu quả đáng tiếc như: có thai, sang chấn tinh thần, tự tử...;
- Nhiều trẻ em gái 12-17 tuổi bị dụ dỗ, cưỡng bức tham gia vào các hoạt động mại dâm.
Tại sao chúng ta cần quan tâm đến SKSS của vị thành niên?
- Sự lựa chọn của vị thành niên hiện nay về quy mô gia đình, khoảng cách sinh sẽ quyết định số dân trên lãnh thổ Việt Nam vào những thập kỷ sau;
- Quyết định của họ sẽ ảnh hưởng đến mức sống của bản thân họ và cho dân tộc: sống trong nghèo khổ hay phồn vinh;
- Hành động của họ liên quan đến SKSS và đang gây nên những tổn hại về sức khỏe (phá thai, nhiễm HIV/AIDS... đang ngày một tăng).
Chăm sóc SKSS cho vị thành niên từ bây giờ sẽ mang lại tương lai, chất lượng con người Việt Nam mai sau.
Chúng ta đã làm gì trước vấn đề đáng lo ngại của vị thành niên?
Chúng ta đã tổ chức thực hiện:
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em;
Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em;
Chiến lược Quốc gia về chăm sóc SKSS giai đoạn 2001-2010.
Về tổ chức và quản lý:
Đã có nhiều chương trình nhằm nâng cao SKSS cho vị thành niên như:
- Chương trình giáo dục dân số đã đưa vào các trường THCS, THPT.
- Ngành Y tế, ngành Dân số, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên đã phối hợp với các chương trình dự án trong và ngoài nước tác động đến đối tượng vị thành niên ở một số địa phương trong tỉnh.
Về đầu tư cơ sở hạ tầng:
- Một số nhà tài trợ (GTZ, VSA, UNICEF, DKT...) đầu tư cho một số dự án về truyền thông và dịch vụ chăm sóc SKSS phù hợp cho vị thành niên.
- Với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, một số mô hình truyền thông và dịch vụ chăm sóc SKSS phù hợp cho vị thành niên như: Trung tâm tư vấn, Nhóm giáo dục đồng đẳng phòng chống HIV/AIDS, Quán cà phê tư vấn... đã và đang hoạt động có hiệu quả.
- Quan tâm đầu tư cho hoạt động thanh niên như: Trường dạy nghề thanh niên, Nhà văn hóa thanh thiếu niên...
Một số tồn tại chủ yếu:
Những chương trình can thiệp trên mới chỉ triển khai ở một số địa bàn với số rất ít vị thành niên và thanh niên trẻ được tác động. Các cơ sở tư vấn còn quá ít và nghèo nàn. Chưa có một mô hình nào thực sự thu hút được đông đảo lực lượng vị thành niên tham gia.
Ngành Y tế đã xem vị thành niên là một đối tượng của hoạt động chăm sóc SKSS, nhưng cho đến nay tại các cơ sở cung cấp dịch vụ SKSS vẫn chưa có một nơi cung cấp dịch vụ, tư vấn phù hợp với lứa tuổi này.
Việc xây dựng kế hoạch phân phối phương tiện tránh thai hàng năm vẫn chỉ dựa trên số phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ mà chưa quan tâm đến vị thành niên.
Chúng ta phải làm gì?
Tăng cường đầu tư ngân sách cũng như từ các nhà tài trợ cho chương trình SKSS nói chung, giáo dục SKSS cho vị thành niên nói riêng.
Xem xét lại các chính sách làm ngăn cản sự tiếp cận của vị thành niên với các thông tin, dịch vụ SKSS. Đưa giáo dục giới tính, tình dục... vào nội dung giảng dạy của các trường học.
Cần có kế hoạch hoạt động và huy động nguồn ngân sách để triển khai có hiệu quả Chiến lược Quốc gia về chăm sóc SKSS. Tăng cường phối hợp việc bảo vệ SKSS vị thành niên giữa các ngành có liên quan như Y tế, Giáo dục - Đào tạo, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Phụ nữ, Dân số...
Mở rộng các kênh truyền thông, tư vấn, đặc biệt tư vấn qua đường dây nóng.
Xây dựng các cơ sở cung cấp dịch vụ phù hợp với giới trẻ.
Khuyến khích gia đình, cộng đồng hỗ trợ cho việc giáo dục giới tính, tình dục lành mạnh cho vị thành niên và khuyến khích giới trẻ trì hoãn tuổi kết hôn, tuổi sinh con lần đầu.
Tài liệu tham khảo:
- Bộ Y tế. "Chiến lược quốc gia về CSSKSS giai đoạn 2001-2010"
- Ủy ban Quốc gia Dân số-KHHGĐ."Chiến lược Dân số Việt nam 2001-2010."
- Thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ CSSKSS 2003 tỉnh Bình Định.
- Báo cáo tổng kết 2003 - Sở Y tế Bình Định.
Nguồn : Baobìnhdinh
- 50% số người có HIV/AIDS dưới 30 tuổi.
- 22% vị thành niên không có kiến thức về các biện pháp tránh thai.
- 48% vị thành niên không hiểu biết về dấu hiệu dậy thì và mang thai.
Thực trạng về các vấn đề liên quan đến SKSS vị thành niên ở Bình Định
Giáo dục và lao động:
- Nhiều trẻ em phải bỏ học từ bậc trung học cơ sở.
- Nhiều trẻ em phải lao động đóng góp vào thu nhập gia đình.
Kiến thức về CSSKSS:
- 48% vị thành niên không biết dấu hiệu dậy thì và có thai.
- 19% vị thành niên chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân.
- 39% vị thành niên cho là các biện pháp tránh thai chỉ dành cho người đã lập gia đình.
- 49% vị thành niên không biết nơi bán bao cao su và thuốc tránh thai.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS:
- Tỉ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở vị thành niên tuy không cao, nhưng có đến 20% không biết cần điều trị khi mắc bệnh đường tình dục.
- Có vị thành niên nhiễm HIV ở tuổi dưới 15, hơn 50% không biết cách phòng tránh HIV.
Lạm dụng tình dục trẻ em:
- Hàng năm Bình Định có hàng chục vị thành niên gái bị lạm dụng tình dục dưới nhiều hình thức và để lại nhiều hậu quả đáng tiếc như: có thai, sang chấn tinh thần, tự tử...;
- Nhiều trẻ em gái 12-17 tuổi bị dụ dỗ, cưỡng bức tham gia vào các hoạt động mại dâm.
Tại sao chúng ta cần quan tâm đến SKSS của vị thành niên?
- Sự lựa chọn của vị thành niên hiện nay về quy mô gia đình, khoảng cách sinh sẽ quyết định số dân trên lãnh thổ Việt Nam vào những thập kỷ sau;
- Quyết định của họ sẽ ảnh hưởng đến mức sống của bản thân họ và cho dân tộc: sống trong nghèo khổ hay phồn vinh;
- Hành động của họ liên quan đến SKSS và đang gây nên những tổn hại về sức khỏe (phá thai, nhiễm HIV/AIDS... đang ngày một tăng).
Chăm sóc SKSS cho vị thành niên từ bây giờ sẽ mang lại tương lai, chất lượng con người Việt Nam mai sau.
Chúng ta đã làm gì trước vấn đề đáng lo ngại của vị thành niên?
Chúng ta đã tổ chức thực hiện:
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em;
Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em;
Chiến lược Quốc gia về chăm sóc SKSS giai đoạn 2001-2010.
Về tổ chức và quản lý:
Đã có nhiều chương trình nhằm nâng cao SKSS cho vị thành niên như:
- Chương trình giáo dục dân số đã đưa vào các trường THCS, THPT.
- Ngành Y tế, ngành Dân số, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên đã phối hợp với các chương trình dự án trong và ngoài nước tác động đến đối tượng vị thành niên ở một số địa phương trong tỉnh.
Về đầu tư cơ sở hạ tầng:
- Một số nhà tài trợ (GTZ, VSA, UNICEF, DKT...) đầu tư cho một số dự án về truyền thông và dịch vụ chăm sóc SKSS phù hợp cho vị thành niên.
- Với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, một số mô hình truyền thông và dịch vụ chăm sóc SKSS phù hợp cho vị thành niên như: Trung tâm tư vấn, Nhóm giáo dục đồng đẳng phòng chống HIV/AIDS, Quán cà phê tư vấn... đã và đang hoạt động có hiệu quả.
- Quan tâm đầu tư cho hoạt động thanh niên như: Trường dạy nghề thanh niên, Nhà văn hóa thanh thiếu niên...
Một số tồn tại chủ yếu:
Những chương trình can thiệp trên mới chỉ triển khai ở một số địa bàn với số rất ít vị thành niên và thanh niên trẻ được tác động. Các cơ sở tư vấn còn quá ít và nghèo nàn. Chưa có một mô hình nào thực sự thu hút được đông đảo lực lượng vị thành niên tham gia.
Ngành Y tế đã xem vị thành niên là một đối tượng của hoạt động chăm sóc SKSS, nhưng cho đến nay tại các cơ sở cung cấp dịch vụ SKSS vẫn chưa có một nơi cung cấp dịch vụ, tư vấn phù hợp với lứa tuổi này.
Việc xây dựng kế hoạch phân phối phương tiện tránh thai hàng năm vẫn chỉ dựa trên số phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ mà chưa quan tâm đến vị thành niên.
Chúng ta phải làm gì?
Tăng cường đầu tư ngân sách cũng như từ các nhà tài trợ cho chương trình SKSS nói chung, giáo dục SKSS cho vị thành niên nói riêng.
Xem xét lại các chính sách làm ngăn cản sự tiếp cận của vị thành niên với các thông tin, dịch vụ SKSS. Đưa giáo dục giới tính, tình dục... vào nội dung giảng dạy của các trường học.
Cần có kế hoạch hoạt động và huy động nguồn ngân sách để triển khai có hiệu quả Chiến lược Quốc gia về chăm sóc SKSS. Tăng cường phối hợp việc bảo vệ SKSS vị thành niên giữa các ngành có liên quan như Y tế, Giáo dục - Đào tạo, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Phụ nữ, Dân số...
Mở rộng các kênh truyền thông, tư vấn, đặc biệt tư vấn qua đường dây nóng.
Xây dựng các cơ sở cung cấp dịch vụ phù hợp với giới trẻ.
Khuyến khích gia đình, cộng đồng hỗ trợ cho việc giáo dục giới tính, tình dục lành mạnh cho vị thành niên và khuyến khích giới trẻ trì hoãn tuổi kết hôn, tuổi sinh con lần đầu.
Tài liệu tham khảo:
- Bộ Y tế. "Chiến lược quốc gia về CSSKSS giai đoạn 2001-2010"
- Ủy ban Quốc gia Dân số-KHHGĐ."Chiến lược Dân số Việt nam 2001-2010."
- Thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ CSSKSS 2003 tỉnh Bình Định.
- Báo cáo tổng kết 2003 - Sở Y tế Bình Định.
Nguồn : Baobìnhdinh