FRIENDLYBOY
New member
- Xu
- 0
Trái đất hút tất cả các vật vào tâm của nó. Đó là lý do tại sao trái cây rơi từ trên cành xuống đất hoặc trái banh được tung lên cao rồi cũng rơi xuống mặt đất. Lực hấp dẫn giữa trái đất và bất kỳ vật thể nào được gọi là trọng lực. Trung tâm trọng lực của trái đất nằm ở tâm trái đất. Thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu ta đào một cái lỗ từ mặt bên này sang mặt bên kia xuyên qua tâm của trái đất, và trái banh được ném vào trong cái lỗ này.
Trái banh sẽ ngừng ở tâm trái đất, nó sẽ không đi qua mặt bên kia của trái đất. Trọng lượng của một vật thể sẽ nặng hơn nếu nó ở gần tâm trái đất hơn. Ngược lại, trọng lượng của một vật thể sẽ nhẹ hơn nếu nó ở xa tâm trái đất. Đó là lý do tại sao vật thể ở vùng cực trái đất nặng hơn vật thể ở vùng xích đạo. Bởi vì vùng cực trái đất ở gần tâm trái đất hơn những nơi trong vùng xích đạo. Không phải riêng trái đất mới có lực hút này, tất cả các hành tinh khác đều như vậy. Thật vậy, tất cả mọi vật trong vũ trụ đều hút lẫn nhau và chính lực này làm cho các ngôi sao và các hành tinh lơ lửng trên bầu trời. Lực hút này làm cho mặt trăng quay quanh trái đất và trái đất quay quanh mặt trời. Thực chất, mặt trăng cũng hút trái đất và tạo ra thuỷ triều lên xuống.
Tới cuối thế kỷ thứ 15, người ta vẫn cho rằng hai vật thể cùng lúc rơi trên cùng một độ cao trong chân không, thì vật nặng hơn sẽ rơi xuống trước. Điều này đã sai lầm. Galilê, nhà khoa học vĩ đại, vào năm 1590, đã chứng minh rằng bất kỳ các vật thể có trọng lượng như thế nào, khi rơi ở cùng một độ cao trong chân không đều rơi xuống cùng một lúc như nhau.
Kế đến, Newton đã đưa ra định luật vạn vật hấp dẫn là lực hút giữa hai vật thể tỉ lệ thuận với tích số khối lượng và tỉ lệ nghịch với số bình phương cự ly của hai vật. Có nghĩa là lực hút sẽ gấp đôi lên nếu khối lượng của một trong hai vật to gấp hai. Ngược lại, nếu cự ly của hai vật xa gấp đôi thì lực hút sẽ giảm đi một phần tư so với giá trị ban đầu.
Các nhà khoa học không thể giải thích đầy đủ về lực hút của trái đất hoặc lực hút của các thiên thể khác.
Tốc độ rơi tự do của một vật thể rơi xuống trái đất tăng khoảng 9.8 mét mỗi giây, được gọi là gia tốc.
Trái banh sẽ ngừng ở tâm trái đất, nó sẽ không đi qua mặt bên kia của trái đất. Trọng lượng của một vật thể sẽ nặng hơn nếu nó ở gần tâm trái đất hơn. Ngược lại, trọng lượng của một vật thể sẽ nhẹ hơn nếu nó ở xa tâm trái đất. Đó là lý do tại sao vật thể ở vùng cực trái đất nặng hơn vật thể ở vùng xích đạo. Bởi vì vùng cực trái đất ở gần tâm trái đất hơn những nơi trong vùng xích đạo. Không phải riêng trái đất mới có lực hút này, tất cả các hành tinh khác đều như vậy. Thật vậy, tất cả mọi vật trong vũ trụ đều hút lẫn nhau và chính lực này làm cho các ngôi sao và các hành tinh lơ lửng trên bầu trời. Lực hút này làm cho mặt trăng quay quanh trái đất và trái đất quay quanh mặt trời. Thực chất, mặt trăng cũng hút trái đất và tạo ra thuỷ triều lên xuống.
Tới cuối thế kỷ thứ 15, người ta vẫn cho rằng hai vật thể cùng lúc rơi trên cùng một độ cao trong chân không, thì vật nặng hơn sẽ rơi xuống trước. Điều này đã sai lầm. Galilê, nhà khoa học vĩ đại, vào năm 1590, đã chứng minh rằng bất kỳ các vật thể có trọng lượng như thế nào, khi rơi ở cùng một độ cao trong chân không đều rơi xuống cùng một lúc như nhau.
Kế đến, Newton đã đưa ra định luật vạn vật hấp dẫn là lực hút giữa hai vật thể tỉ lệ thuận với tích số khối lượng và tỉ lệ nghịch với số bình phương cự ly của hai vật. Có nghĩa là lực hút sẽ gấp đôi lên nếu khối lượng của một trong hai vật to gấp hai. Ngược lại, nếu cự ly của hai vật xa gấp đôi thì lực hút sẽ giảm đi một phần tư so với giá trị ban đầu.
Các nhà khoa học không thể giải thích đầy đủ về lực hút của trái đất hoặc lực hút của các thiên thể khác.
Tốc độ rơi tự do của một vật thể rơi xuống trái đất tăng khoảng 9.8 mét mỗi giây, được gọi là gia tốc.