Sửa thói quen hay đánh người khác của con thế nào?

Sửa thói quen hay đánh người khác của con như thế nào?

%C4%90%C3%A1nh-c%C3%A1i-gh%E1%BA%BF.jpg

“Chỉ có mỗi chuyện cỏn con mà con tớ đánh cả tớ...”

Khi gặp phải trường hợp này, chắc hẳn có không ít bà mẹ đau đầu không biết tại sao con mình lại bạo lực đến như vậy. Dù có mắng con hay giải thích cho con hiểu thế nào đi chăng nữa thì con cũng không chịu dừng. Thế nhưng nếu cứ để con tiếp tục làm như vậy thì cha mẹ lại cảm thấy lo lắng...

Để giúp các bà mẹ giải quyết nỗi lo này, trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách xử lý khi con hay đánh người khác.

Tâm trạng của con khi đánh người khác

img_062e13199c3b0c4394d55191e87c190c150167.jpg

Photo by Shutterstock.com

Khi trẻ nhỏ đánh người khác, trong đầu trẻ sẽ nảy sinh vô số cảm xúc tiêu cực như:
  • Tức giận
  • Bất an
  • Lo lắng
  • Khổ sở
  • Đau lòng
  • Cáu kỉnh
Và trẻ nhỏ thực hiện hành động đánh người khác để xả hết những cảm xúc này ra bên ngoài. Do vẫn còn nhỏ nên trẻ chưa thể nói được nhiều và nhiều lúc không thể diễn tả được hết những điều mình nghĩ. Ngoài ra, cũng có trường hợp trẻ cảm thấy không thích điều gì đó nên đánh người khác để giải tỏa stress. Hoặc cũng có khi trẻ muốn được mẹ yêu thương để được mẹ chú ý và yêu thương nhưng mẹ lại không bày tỏ sự yêu thương với trẻ nên trẻ đánh mẹ để mẹ hiểu tâm trạng đó của trẻ.

Cách nói chuyện với con và cách xử lý khi con đánh người khác
img_0c554e8844140d164615f9283769bc4a156581.jpg

Photo by Shutterstock.com

Vậy phải làm gì khi con đánh người khác?

1. Phán đoán tâm trạng của con và diễn đạt thành lời thay con
Như đã nói ở trên, trẻ nhỏ có thế có hành động “đánh” người khác khi trẻ mang cảm xúc tiêu cực trong người. Phương pháp hữu hiệu nhất vào lúc này là “phán đoán tâm trạng của con và diễn đạt thành lời thay con”, hay nói cách khác là bạn nên bày tỏ sự đồng cảm với tâm trạng của con lúc này. Nếu thấy trẻ tức giận thì bạn có thể nói với trẻ “Con đang tức giận vì ... à?” hoặc “Con khó chịu vì ... phải không?”... Khi bạn nói đúng tâm trạng của con thì trẻ sẽ trở nên an tâm hơn “Mẹ đã hiểu tâm trạng của mình” và sẽ bình tĩnh trở lại.

2. Nói cho con hiểu cảm xúc của người bị đánh và ảnh hưởng của hành động đó
Nếu con thường xuyên đánh người khác thì bạn cần phải nói cho con hiểu rõ cảm xúc của người bị đánh. Khi bị con đánh, bạn cần nói cho con hiều cảm xúc của bạn lúc này như “đau”, “buồn” hay “đau lòng”. Chẳng hạn như bạn có thể nói rõ cho con hiểu “Bị con đánh, mẹ thấy đau lắm. Mẹ rất buồn vì con lại làm như vậy. Mẹ mong con biết suy nghĩ cho người bị đánh”... Bằng cách này, bạn có thể dạy con biết tầm quan trọng của việc biết suy nghĩ cho người khác và ảnh hưởng của hành động đánh người khác của con.

Đến đây chắc hẳn bạn có thể lo lắng “Không mắng con, không nghiêm khắc với con mà chỉ đồng cảm với con có phải là nuông chiều con hay không?”. Thực ra “đồng cảm” ở đây là bạn phán đoán tâm trạng của con mình và “xác nhận” lại với con “Có phải con đang cảm thấy như thế này không?”.

Điều này không có nghĩa là bạn phải công nhận lời nói và hành động của con mình hay tán thành những hành động đó. Khi muốn dạy con, trước tiên bạn nên bày tỏ sự đồng cảm với con rồi giải thích cho con hiểu khi con đã bình tĩnh trở lại, chẳng hạn như bạn có thể dạy con những quy tắc hay cách ứng xử mà bạn thấy cần thiết. Cách làm này sẽ rất có hiệu quả đấy.

Bạn có thể tham khảo cách dạy con những quy tắc hay cách ứng xử trong mục 3 bên dưới.

3. Dạy con biết nói ra suy nghĩ của mình
img_c17e7a3354f1df9379ea123dc6b1260a166108.jpg

Photo by Shutterstock.com

Bạn nên dạy con cách nói ra suy nghĩ của mình thay vì đánh người khác mỗi khi cảm thấy khó chịu. Đối với trẻ nhỏ, bạn nên kiên nhẫn trò chuyện với con hàng ngày “Con không nên đánh người khác mà nên nói ra điều mà con suy nghĩ”. Khi con biết nói ra suy nghĩ của mình thay vì đánh người khác, hãy khen con “Cảm ơn con đã nói ra suy nghĩ của con cho mẹ biết”. Người lớn chúng ta thường có xu hướng chỉ trích việc người khác không làm được. Chính vì vậy, bạn càng nên khen con ngay khi con làm được một điều gì đó để động viên con.

4. Yêu thương con hết mực
Hành động đánh người khác thể hiện rằng trẻ đang không thỏa mãn điều gì đó. Tuy nói là yêu thương con hết mực nhưng không có nghĩa là bạn phải cố làm điều gì đặc biệt cho con. Chỉ cần bạn thường xuyên nói chuyện với con, mỉm cười khi hai mẹ con nhìn nhau hoặc ôm con vào lòng là cũng đủ hiệu quả rồi. Bởi vậy, hãy thử bắt đầu từ những việc đơn giản nhất mà bạn có thể làm được.

Bằng những cách này, bạn không cần phải nghiêm khắc hay quát mắng con mà vẫn có thể dạy được con rằng “Đánh người khác là điều không tốt”. Hãy nhớ rằng điều mà bạn cần làm là “dạy dỗ” chứ không phải “quát mắng” con.

--------
Hãy luôn cập nhật và chia sẻ kiến thức, học trực tuyến tại diễn đàn nhé các bạn!
www.diendankienthuc.conwww.vnkienthuc.comwww.baoboi.vnwww.muatet.vn
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top