Sự tuyệt diệt của các loài khủng long

thutrang6384

New member
Xu
0
SỰ TUYỆT DIỆT CỦA CÁC LOÀI KHỦNG LONG

Các loài khủng long đã sinh tồn trong suốt thời gian kéo dài 150 triệu năm từ kỷ Triat đến kỷ Crêta, sau đó chúng đã biến mất. Tầm vóc khổng lồ của một số loài, hình dáng kỳ dị của chúng (bò sát chân dài), sự trường tồn và sự tuyệt diệt đồng thời của chúng trên khắp Trái đất đã làm cho chúng trở thành một đề tài đáng quan tâm và đáng ngạc nhiên.


Nghiên cứu bộ xương của chúng người ta đã khôi phục được hình dạng bên ngoài của chúng nhưng chưa xác định được nguyên nhân tuyệt diệt của chúng. Muốn làm sáng tỏ vấn đề này, người ta phải dựa vào nhiều bộ môn khoa học khác nhau: sinh học, sinh lý học, cổ khí hậu học, cổ học, thiên văn học. Nhiều giả thuyết được nêu lên, nhưng phần lớn chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Hiện nay, có hai thuyết, hoàn toàn trái ngược nhau, và căn cứ trên những tiền đề và phương pháp lý giải đối lập nhau. Thuyết thứ nhất là "thuyết biến họa" cho rằng nguyên nhân tiêu diệt các loài khủng long là từ ngoài Trái đất. Thuyết thứ hai là "thuyết tiệm biến", dựa vào sự tiến hóa của những hiện tượng địa chất.

Thuyết về sao chổi diệt chủng


Người ta tìm thấy những giai đoạn chuyển tiếp giữa kỷ Crêta và kỷ Đệ tam trong những địa tầng trầm tích thuộc vùng Gubbio ở Trung Italia. Người ta cũng tìm thấy những lớp đất đá giàu iridi, thuộc cùng thời đại địa chất như trên ở Đan Mạch, Tây Ban Nha, Pháp và Niu Dilân. Theo nhà địa chất Mỹ Walter Alvarez thì sự hình thành các địa tầng trầm tích này xảy ra cùng với sự tuyệt chủng của các loài khủng long không thể là ngẫu nhiên mà phải có mối quan hệ nhân quả giữa hai hiện tượng đó.

Kịch bản do Alvarez đề xuất năm 1980 như sau: chất iridi vốn là một nguyên tố rất hiếm trên Trái đất nên sự tập trung chất đó trong một lớp trầm tích không thể chỉ do sự sói mòn những khối núi cổ nổi lên trên bề mặt biển hoặc do những hiện tượng sinh hóa tạo ra, mà phải bắt nguồn từ một vật thể ở ngoài Trái đất. Các thiên thạch vốn rất giàu iridi và Alvarez cho rằng một khối thiên thạch lớn đường kính từ 6 đến 10km đã rơi xuống Trái đất, làm bốc lên một đám mây bụi Trái đất rất lớn trộn lẫn với đám bụi do sự nổ tung của khối thiên thạch sinh ra, khiến cho bầu khí quyển bị u ám đến mức cản trở không để ánh sáng Mặt trời xuyên qua và làm ngừng trệ quá trình quang hợp. Màn đêm trường kỳ đó rất có thể kéo dài từ 6 đến 10 năm; trong thời gian này các loài khủng long đều bị chết đói. Các động vật có vú, kích thước nhỏ hơn nhiều, có thể đã sống sót được bằng cách ăn các loại hạt và những thực vật còn lại mà không bị thối rữa.

Về sau thuyết này cũng đã được sửa đổi chút ít: người ta nhận thấy là trong các tầng lớp giầu iridi thì khối lượng vật chất có nguồn gốc từ Trái đất nhỏ hơn nhiều khối vật chất mà sự va đập của thiên thạch có thể tạo ra. Vì vậy, người ta thay thiên thạch bằng sao chổi và cho rằng các sao chổi khi tiến đến gần Trái đất có thể đã bị phân rã để trút xuống Trái đất những trận mưa các vật vụn. Phần sau của kịch bản vẫn như cũ.

Các đợt biển thoái lui và đóng băng


Một thuyết khác do Léonard Ginsburg - chuyên gia Pháp về giải phẫu và cổ sinh học các động vật có xương sống thời đại Miôxen và các động vật bò sát thời đại Triat - đề xuất ngay từ năm 1964, dựa trên sự việc là từ đầu nguyên đại Đệ nhất (nguyên đại Cổ sinh), những đợt tuyệt diệt lớn, mà ngày nay người ta gọi là tuyệt diệt hàng lọat sinh vật. Việc lặp đi lặp lại liên tục trong suốt 600 triệu năm sự đồng thời của hai hiện tượng biển thoái và sự tuyệt diệt hàng loạt khó có thể coi là ngẫu nhiên. Vì vậy, người ta đã đi đến chỗ thừa nhận phải có một quan hệ trực tiếp có tính nhân quả giữa những biến đổi mới các hệ động vật qua các thời đại địa chất.
Áo lót Quần áo thời trang đẹp Thời trang cho bé Chụp ảnh nghệ thuật cho bé Quần áo Bán buôn Bán buôn
Các đới biển gần bờ, tức là những đới không sâu, chỉ sâu tới khoảng 120 m, là những vùng mà ánh sáng Mặt trời xuyên tới nhiều nhất. Do đó đấy là những vùng phong phú nhất về vi thực vật và bởi vậy, do tác động của dây chuyền dinh dưỡng, đó cũng là những nơi giàu động vật nhất. Các đới gần bờ này đặc biệt phát triển vào những đợt biển lấn lớn. Ở kỷ Crêta giữa chẳng hạn, các đới này che phủ phần lớn châu Âu, từ vùng Bretange đến vùng Oural. Đợt biển thoái xảy ra vào Crêta hạ đã làm cho diện tích của thềm lục địa ngập biển này giảm đi 200 đến 300 lần. Tình trạng thiếu không gian sinh tồn đã dẫn tới sự cạnh tranh sinh tồn giữa các động vật biển sống tại đó. Tất nhiên, hệ động vật đã bị thu hẹp lại và tỷ lệ gần tương đương với số loài sống sót.

Hầu hết các nhóm động vật đều bị ảnh hưởng: một số biến mất hoàn toàn. Đó là trường hợp của các nhóm Cúc thạch (Ammonitida), Tiễn thạch (Belemnitida) và những loài bò sát ở biển sinh sống bằng cách ăn thịt hai nhóm loài trên. Những nhóm khác, như các loại Tay cuộn (Brachiopoda), và ở mức độ thấp hơn, như các loại Da gai (Echino) trình tuyệt diệt của các loài khủng long cũng như của các loài Cúc thạch và các nhóm động vật khác đều diễn ra dần dần.

Ở những vùng đất nổi trên mặt biển hẳn đã có tác động của hai hiện tượng: một là sự mở rộng của đất liền dẫn tới việc lục địa hóa khí hậu nhiệt độ với nhiệt độ mùa đông và mùa hè chênh lệch nhau nhiều hơn; và hai là sự sụt giảm chung của nhiệt độ trung bình hàng năm.

Khủng long là những động vật có tầm vóc lớn, và có thân nhiệt biến đổi nên chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sự tăng lạnh đó của khí hậu. Cũng như ở mọi loài bò sát, thân nhiệt của chúng biến đổi theo những biến động của nhiệt độ xung quanh, và chỉ cần nhiệt độ này giảm tới ngưỡng của thân nhiệt cần cho hoạt động sinh học là đủ làm cho chúng bị tiêu diệt. Các loài bò sát tầm vóc nhỏ chống chịu được tốt hơn vì chúng có thể chuyển sang nghỉ đông hoặc chui xuống hang, chẳng khác gì các loài động vật các miền ôn đới hiện nay. Động vật có vú và chim chóc đều là những động vật có thân nhiệt hằng định nên ít phụ thuộc hơn nhiều vào điều kiện khí hậu bên ngoài và vì vậy đã có thể chuyển từ kỷ Crêta sang kỷ Đệ tam mà không bị tổn hại.

Cả hai thuyết này đều có những người ủng hộ và chống đối. Thuyết về sao chổi tuyệt chủng, dựa trên những hiện tượng xảy ra bên ngoài Trái đất, đã gây ấn tượng mạnh đối với công chúng, đặc biệt được nói nhiều trên các phương tiện đại chúng. Ở thời đại chinh phục vũ trụ và tâm trạng khiếp sợ sự tàn phá nhiệt hạch, thuyết này có giá trị thời sự. Nếu nó được chứng thực toàn diện hơn, thuyết biển thoái giúp ta giải thích được nhiều hơn những hiện tượng chưa rõ và đem lại mối liên hệ giữa nhiều biến cố địa chất khác nhau. Vì vậy, thuyết này được chấp nhận nhiều hơn trong các giới địa chất và cổ sinh. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là phức tạp, nặng về kỹ thuật và không giật gân. Ở thế kỷ của tốc độ, của các kỷ lục và hiệu suất ngắn hạn thì những tác động của một đợt biển thoái trải dài trong 15 triệu năm có lẽ không hấp dẫn bằng thuyết kia.

Nguồn: Chân trời Unesco*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top