Sự thiết lập chế độ bảo hộ pháp ở cambodia

Trang Dimple

New member
Xu
38
SỰ THIẾT LẬP CHẾ ĐỘ BẢO HỘ PHÁP Ở CAMBODIA
R. STANLEY THOMSON
Russell Sage College (translater: Ngo Bac)
Khi đế quốc An Nam, theo hiệp ước ngày 5 tháng Sáu năm 1862, nhường cho Pháp ba tỉnh miền đông Nam Kỳ (Cochinchina) (2), Pháp đã có một vài láng giềng mới tại vùng Viễn Đông. Từ năm 1862 trở đi, nó luôn luôn bận bịu bởi các quan hệ chính trị và kinh tế của mình với các láng giềng này. Nước Pháp đã được dẫn dắt một cách kiên quyết bởi ý chí muốn bảo vệ sự chinh phục của mình bằng sự bang trướng ngày càng xa hơn nữa. Kết quả đầu tiên của chính sách của Pháp là sự thiết lập một chế độ bảo hộ trên Campuchia trong năm 1863. Hậu quả kế tiếp là sự sáp nhập ba tỉnh còn lại của Nam Kỳ trong năm 1867. Bước tiến thứ ba theo tình thế trong sự tiến triển của nó tại Viễn Đông là một sự sắp xếp với Xiêm (Siam) trong năm 1867 theo đó nước sau này đã thừa nhận sự bảo hộ của Pháp trên Campuchia để đổi lấy các sự nhượng bộ về đất đai. Một bước tiến xa hơn được ghi nhận trong năm 1874 bởi sự thiết lập một chế độ bảo hộ của Pháp trên An Nam [tức Trung Kỳ].
Liệu các bước tiến khác nhau này có phải là kết quả của các sự cứu xét chính trị hay kinh tế hay không? Câu hỏi này không thể được trả lời một cách đơn giản cách này hay cách khác bởi không thể tách rời các động lực. Hiển nhiên là chính sách của Pháp đối với Campuchia sẽ được thúc đẩy bởi các sự cân nhắc kinh tế nếu sự thịnh vượng của thuộc địa Nam Kỳ của nó sẽ bị lâm nguy bởi một sự chuyển hướng số xuất cảng của Campuchia từ các hải cảng của Nam kỳ sang các hải cảng của Xiêm. Nếu nước Anh, nước có ảnh hưởng ưa thắng tại Xiêm trong thập niên sáu mươi, sẽ mở rộng ảnh hưởng của nó xuyên qua Vịnh Thái Lan sang Campuchia, nước Pháp có lý do để xem tình hình của Campuchia như là có liên hệ trực tiếp đến sự an ninh trong vị thế của nó tại Nam Kỳ. Bất kỳ sự chuyển động nào mà nó có thể thực hiện để bảo toàn nền an ninh hay sự duy tri của nó tại Nam Kỳ, chính vì thế, sẽ được quyết đóan theo các sự cứu xét chính trị.
Nước Pháp hãy còn trong thời đệ nhị cộng hòa dưới quyền ông Hoàng-Tổng Thống của nó khi bước tiến đầu tiên được thực hiện để thiết lập các quan hệ thương mại với Đông Dương. Xiêm đã sẵn bày tỏ một sự chuẩn bị để thảo luận một hiệp ước thương mại hồi cuối năm 1851. Chính phủ Pháp, theo đó, đã ủy quyền cho Đô Đốc Lapierre, người chỉ huy căn cứ hải quân tại Đảo Reunion và Đông Dương, để đối xử với chính phủ Xiêm trên căn bản tối huệ quốc, được hướng dẫn bởi các hiệp ước thương mại đã sẵn được thương thuyết với Nam Kỳ và Muscat. Tuy thế, Lapierre đã không bao giờ hoàn tất sứ mệnh của mình, bởi chiến tranh với nước Nga đã xen vào trước khi ông ta có tể thăm viếng Vọng Các. Không có gì khác đuộc thực hiện. Pháp đã chờ đợi cho đến năm 1855. Trong tháng Mười Một của năm đó, M. de Montigny, người đã quen thuộc từ lâu với vùng Viễn Đông trong tư cách lãnh sự Pháp tại Thượng Hải, được ủy nhiệm sang thăm viếng Vọng Các và thương thảo một hiệp ước. Phái bộ của ông ta cũng bao gồm các cuộc thăm viếng Campuchia và An Nam.
Phái bỏ Montigny đánh dấu sự tiếp xúc chính thức đầu tiên giữa Pháp và Campuchia. Đây là sự kiện quan trọng cho các mục đích nghiên cứu của chúng ta, không phải vì một mối quan hệ chính thức thường trực với Campuchia đã được thiết lập bởi sứ bộ, mà bởi vì nó đã đặt ra một tiền lệ cho Pháp thương thảo với Campuchia xuyên qua sự trung gian của Xiêm. Tiền lệ này bộ ngoại giao của Pháp đã tin tưởng một cách vững chắc rằng có tịnh cách cưỡng hành trong mọi quan hệ xảy ra giữa Pháp và Campuchia trong ít năm kế tiếp. Bối cảnh của phái bộ Montigny đến Campuchia đã ràng buộc một cách mật thiết với các hoạt động của các giáo sĩ truyền đạo người Pháp tại khu vực đó. Các giáo sĩ truyền đạo khắp nơi trên thế giới đã là các kẻ tiên phong của đê quốc. Điều rất tự nhiên rằng họ phải tin tưởng là công cuộc Thiên Chúa Giáo hóa một dân tộc ngoại đạo sẽ được dễ dàng hơn nếu xứ sở của chính họ có thể đảm nhận một số hình thức kiểm soát chính trị hay bảo hộ lãnh địa đó. Một hội viên của Hội Pháp Quốc Truyền Giáo Hải Ngoại có phát biểu về việc này một cách rất thẳng thắn trong các lời lẽ như sau:
Các giáo sĩ truyền đạo trên hết là những kẻ tiên phong của ý tửởng Thiên Chúa Giáo: vai trò của họ không phải là chính phục các lãnh thổ hay mở cửa các thị trường cho việc thương mại; nhưng nếu xảy ra các tình huống mang đến cho họ cơ hội để cung cấp một sự phục vụ cho tổ quốc của họ, thực sẽ là điều bất công nếu dùng đó là một căn bản để than phiền về họ. (3)
Điều dễ hiểu là các giáo sĩ Pháp đã thành công trong việc khiêu gợi nơi Nhà Vua Campuchia một sự quan tâm đến nước Pháp, và rằng ông ta đã phải bị dẫn dụ bởi sự quan tâm qua việc gửi các tặng phẩm đến Hoàng Đế Napoléon III, kẻ hiện thân, đối với Nhà Vua, cho dân tộc có đặc tính và tôn giáo được tiêu biểu qua các giáo sĩ này. (4) Các tặng phẩm này đã bị mất trên đường chuyển vận và biến cố nhỏ nhặt này đã là duyên cớ cho phái bộ Montigny vốn sẽ mang lại các hậu quả quan trọng biết bao cho các quan hệ tương lai giữa Pháp và Campuchia. Napoléon III dĩ nhiên là không nhìn nhận sự tiếp nhận các tặng phẩm không hề đến tay ông ta, và bởi vì Nhà Vua Campuchia, không hay biết được lý do của sự im lặng này, tỏ vẻ quan tâm nên Montigny đà được lệnh ghé thăm Campuchia trên đường từ Xiêm sang An Nam và giải thích tình trạng này. (5)
Chính vì thế khi nước Pháp mở các quan hệ với Campuchia, xứ sở đó có quan hệ chư hầu với quyền chủ tế của cả An Nam lẫn Xiêm. Tự niên là cả hai nước chủ tế này đều lo lắng, một khi nước Pháp đã tự thiết lập tại Nam Kỳ, để thuyết phục Pháp về sự kiểm soát của chúng trên Campuchia, và trong mục đích này, đã cung cấp cho chính phủ Pháp một lịch sử chứa đựng ý nghĩa nhằm chứng minh sự kiểm soát đó. Như một dấu hiệu của quy chế chư hầu của mình, các Nhà Vua Campuchia có thói quen gửi các quà tặng lên các chủ tể của họ theo định kỳ. So sánh những sự nghiên cứu lịch sử tóm lược này cho thấy các lời tuyên bố của An Nam thì lâu đời hơn sự xác định của Xiêm, nhưng An Nam đã chấp nhận Xiêm như là một cộng sự trong sự can thiệp chung tại Campuchia, trước tiên vào năm 1812 và lần sau vào năm 1847. Vào thời điểm có phái bộ Montigny, ảnh hưởng của Xiêm trên Campuchia trở nên thắng thế. Sự tăng trưởng ảnh hưởng của nó thuận lợi hơn bởi nền văn hóa của Campuchia và Thái Lan giống nhau, và các ông hoàng của Campuchia được giáo dục tại Vọng Các. Trong một khoảng thời gian trước khi Pháp tiến vào Đông Dương, Quốc Vương Xiêm hành sử quyền bảo vệ vương quyền của Campuchia, sau khi có sự từ trần của vua đang cầm quyền, và làm lễ tấn phong cho người kế ngôi.
Thái độ của Montigny đối với mối quan hệ này thì quan trọng. Trong khi ở Vọng Các, có vẻ là không bao giờ có sự ngờ vực nào trong ông về sự lệ thuộc của Campuchia đối với Xiêm. Trong tất cả các sự giao dịch của ông với triều đình Vọng Các, chúng ta nhận thấy ông ta nhìn nhận quyền chủ tể của Xiêm với những lời lẽ minh bạch nhất (6) Như thế, ông tự nhiên đã nói với Quốc Vương về ý định ngừng chân tại Campuchia trên đường sang An Nam để sắp xếp một số công việc nào đó cho các giáo sĩ ở đó, và để giải thích cho Vua Campuchia lý do tại sao các quà tặng mà ông ta gửi cho Napoléon III lại chẳng bao giờ nhận được. (7) Điều tự nhiên không kém là ông sẽ phải là người cầm thư giới thiệu của “Quốc Vương thứ nhất của Xiêm gửi cho Vua Campuchia, chư hầu của ông ta.” (8)
Nơi đây khởi đầu cho một bản ghi nhận dài sự cản trở, nghi ngờ, và âm mưu của Xiêm – một loại điều đình bắt cá hai tay (double dealing) mà nền ngoại giao Pháp đã, cho đến lúc đó, hoàn toàn không quen thuộc. Theo lời yêu cầu của Quốc Vương Xiêm, Montigny, trước khi rời khỏi Vọng Các, đồng ý tiếp nhận chin người Campuchia làm hành khách trên chiếc tàu của ông. Điều làm ông ta ngạc nhiên khi đến Campuchia và khám phá ra rằng một trong chin người không phải là dân Campuchia mà lại là một người Xiêm được phái đi bởi chính người em Quốc Vương [Xiêm] nhằm do thám ông ta. Tại hải cảng Campot nơi ông ta lên bờ, ông được đón tiếp bởi Đức Ông Miche, Giám Mục địa phận Dansara, Khâm mạng Tòa Thánh tại Campuchia, là người phục vụ ông một cách đắc lực trong vai trò thông dịch viên. Ông chờ đợi sự đến nơi của Nhà Vua, đã được thông báo trước về chuyến thăm viếng của ông, bởi một hành cung hoàng gia đã được đặc biệt dựng lên cho dịp này, nhưng Nhà Vua lại không xuất hiện. Lấy cớ đau ốm, Nhà Vua ở lại kinh đô của mình. (9) Đức Ông Miche về sau có xác nhận rằng lý do thực sự là vì Quốc Vương Xiêm có đe dọa chư hầu của ông ta rằng nếu chư hầu có làm điều gì không phải trong việc đối đãi với người Pháp, ông ta sẽ phải hối hận về việc đó. (10)
Montigny chưa tuyên bố với Quốc Vương Xiêm về ý định của ông để điều đình bất kỳ hiệp ước nào với nhà cầm quyền tại Campuchia. Trong thực tế, ông không hề nghĩ về việc đó, nhưng ông có ấn tượng tốt về sự phong phú trong những sản phẩm chung của cả hai nước Xiêm và Campuchia, vốn được cung cấp tại nước kể sau với các giá cả rẻ hơn nhiều so với ở Xiêm. Nếu một hiệp ước thương mại với Xiêm được phán đoán là có lợi cho Pháp, khi đó một hiệp ước tương tự với Campuchia sẽ mang lại nhiều lợi điểm cho Pháp hơn nữa. Chính vì thế, ông đã quyết định tại chỗ để mở ra các cuộc thương thảo cho một quy ước thương mại và tôn giáo. (11)
Liệu có phải thái độ của Quốc Vương Xiêm đối vói phái bộ sang Campuchia bị thúc đẩy bởi một sự nghi ngờ về các hoạt động truyền giáo của Pháp ở đó hay không? Có lẽ là như vậy. Theo Montigny, nhà cai trị Campuchia, Ang Duong, đã tìm kiếm sự bảo hộ của Pháp trong năm 1853. Dù sao chăng nữa, Nhà Vua đã chuẩn bị để nhìn phái bộ Montigny với một ý nghĩa gì khác hơn là một thăm viếng xã giao đơn thuần. Nhà Vua đã phái một phái đoàn quan lại xuống Campot để mời Montigny lên kinh đô, Udong [thủ đô của Campuchia từ 1618 đến 1866, cách thành phố Nam Vang ngày nay khoảng 50 cây số về phía bắc, chú của người dịch], và Nhà Vua cũng ủy quyền cho Đức Ông Miche được thương thảo nhân danh Nhà Vua, hứa hẹn sẽ phê chuẩn bất kỳ thỏa ước nào mà Đức Ông có thể ký kết được. Khi Montigny lấy làm thỏa mãn rằng các quan lại không có thẩm quyền gì để điều đình, ông đã chấp nhận thư ủy nhiệm của triều đình cho Đức Ông Miche như giấy đặc mệnh tòan quyền. Vì phải có sự phê chuẩn của Hoàng Đế Napoléon III, ông khi đó đã soạn thảo một hiệp ước gồm mười bốn điều khoản – hai bản bằng tiếng Pháp và hai bản bằng tiếng Campuchia, trên đó ông đã ký tên và niêm phong, và chuyển cho Đức Ông Miche, người đảm nhiệm trách vụ đi lấy chữ ký của Nhà Vua. Không may, Đức Ông Miche đã đồng ý tháp tùng Montigny sang An Nam và số phận của bản hiệp ước tất nhiên bị giao phó cho một giáo sĩ trẻ, Linh Mục Hestrest, người mới chỉ mới nhập cảnh xứ sở này và do đó hiểu biết rất ít về ngôn ngữ hay phong tục.

Cùng với bản sao hiệp ước, Montigny có gửi đến Nhà Vua một dự thảo quy ước nhường đảo Koh-door cho Pháp. Bối cảnh của thái độ này thì kỳ lạ. Ông cho chúng ta biết rằng khi còn ở Vọng Các, Thủ Tướng (Kralahome) có bày tỏ ý muốn rằng Pháp hãy chiếm giữ hòn đảo này. Sự phỏng đoán của Montigny là Xiêm cảm tháy lo ngại về các ý định của Anh Quốc và muốn có Pháp làm một láng giềng. Ông Hoàng Krom Luang, và Bộ Trưởng Ngoại Giao (Phra Klang) cũng có nêu lên ý kiến này, và trước khi rời Vọng Các, viên Thủ Tướng (Kralahome) có đến gặp ông lúc 2 giờ sáng vì cùng vấn đề này. Tại Campuchia, ông được Đức Ông Miche cho hay rằng Nhà Vua Campuchia trong vài dịp có bày tỏ ước muốn giao tặng hòn đảo cho Hoàng Đế Napoléon III. Nếu quy ước được chấp nhận bởi Nhà Vua Campuchia , nó sẽ không ràng buộc nước Pháp. Montigny nêu rõ rằng trách nhiệm duy nhất mà ông ta tự nguyện gánh vác là trách nhiệm chuyển giao quy ước về chính phủ của chính ông để xin chấp thuận. Về các động lực trong đề xuất của ông, ông đà nêu ra trước tiên, rằng quy ước sẽ cung cấp cho nước Pháp một căn cứ hải quân và một thị trường thương mại ngay tại trung tâm của Đông Dương; thứ nhì, nó sẽ thiết định một lời tuyên bố mà ở một thời điểm sau này có thể ngăn cản thế lực khác (hiển nhiên chỉ Anh Quốc) chiếm đoạt. (12)
Phái bộ Montigny là một sự thất bại chính trị, bởi cả hiệp định thương mại và quy ước cho thấy bị yểu tử, nhưng nó đã thiết lập một tiền lệ bất tiện và phiền hà cho tương lai khi nó nhìn nhận quyền chủ tể của Xiêm trên Campuchia. Tại Singapore, Montigny đã viết thư cho Quốc Vương Xiêm để tự biện minh cho việc đi ra ngoài mục đích đơn giản của sứ bộ của ông như ông đã tuyên bố. Ông tái xác nhận rằng ông luôn luôn thừa nhận quyền chủ tể của Xiêm và nói tiếp rằng các cuộc thương thảo tại Campuchia là kết quả của các quyết định mà ông đã lấy sau khi ông rời Vọng Các. (13) Ông đã gặt được sự thành công trong khi ở Vọng Các trong việc ký kết một hiệp ước thưưng mại và Pháp, không lâu sau đó đã thiết lập một lãnh sự quán tại thủ đô nước Xiêm. Trong tháng Mười Một năm 1858, khi Pháp vừa khởi sự cuộc viễn chinh trừng phạt An Nam với cao điểm là sự sáp nhập ba tỉnh của Nam Kỳ, lãnh sự Pháp tại Vọng Các, ông Castelnau, đã hai lần đề nghị lên chính phủ ông hãy ký kết một thỏa ước thương mại với Campuchia. Ông quy trách sự thất bại của Montigny cho sự vắng mặt của vai trò trung gian của Xiêm trong các cuộc thương thảo – Nhà Vua Campuchia là một chư hầu triều cống Quốc Vương Xiêm. (14) Tuy nhiên, điều không có gì làm ngạc nhiên khi thấy bộ ngoại giao Pháp vào lúc đó đã không bày tỏ bất kỳ sự quan tâm nào về đề nghị, vởi các hàm ý của cuộc chiến tranh với An Nam vẫn chưa được biểu hiện rõ ràng.
Tuy nhiên, hai năm sau đó tình hình đã trải qua một sự thay đổi quan trọng. Theo Linh Mục Hestrest và Đức Ông Miche, Nhà Vua Căm Bót đã công khai đối nghịch với An Nam. (15) Ngay từ năm 1859, ông ta đã tìm cách ký kết với Phó Đô Đốc Rigault de Genouilly một liên minh chống lại An Nam với hy vọng dành được các tỉnh thuộc Nam Kỳ (Cochinchina), từ Sàigòn đến Cancao (Hà Tiên). (16) Xiêm đã gây chiến với An Nam, và đã chính thức thông báo với Pháp về việc này. (17) Việc này có ý nghĩa gì? Ông Thouvenel, Bộ Trưởng Ngoại Giao, lấy làm phiền bực vì ông Hoàng Wongsa trong thông báo tuyên chiến có đề cập đến Nhà Vua Campuchia như là một chư hầu của Quốc Vưong [Xiêm]. Khi xét đến việc quân Pháp đang chiếm giữ hải cảng Sàigòn của Nam Kỳ, điều chọc giận Thouvenel khi ông này được nói cho biết, một cách chính xác, rằng khi nước Pháp xâm đoạt được toàn cõi Nam Kỳ, liên minh giữa Đế Quốc Pháp và Vương Quốc Xiêm sẽ càng gần cận hơn bởi khi đó Pháp sẽ nắm giữ các lãnh thổ nằm giáp ranh với lãnh thổ Xiêm. (18) Nếu Thouvenel chập nhận lời loan báo nhã nhặn này, việc đó không khác gì với việc thừa nhận sự sáp nhập Campuchia vào Xiêm. Văn thư phúc đáp chính thức của ông đã né tránh một cách khôn ngoan cái bẫy sập này bằng cách chỉ đơn giản ghi nhận sự tiếp nhận lời thông báo của ông Hoàng [Xiêm] và nhận định rằng, bất kể số phận chung cuộc của các phần đất nằm dưới sự chiếm đóng của Pháp ra sao, nước Pháp “sẽ luôn luôn đặt lên tầm quan trọng lớn lao nhất cho sự duy trì quan hệ tin tưởng và thân thiết hiện có với Quốc Vương nước Xiêm của Ngài.” (19)
Hiển nhiên, nước Pháp phải bắt đầu suy nghĩ về Campuchia, vì thế trong tháng Mười Một, Thouvenel đã yêu cầu Castelnau hãy thăm dò về khả tính của một hiệp ước đã được mở lời với ông ta “hai năm trước đây.” (20) Castelnau tin rằng các cuộc thương thảo không chỉ có tính cách khả thi mà còn khẩn cấp nữa. Ông đã ví quan hệ giữa Xiêm và Campuchia với quan hệ giữa các nhà vua thời phong kiến của Pháp với các chư hầu chính của họ. (21) Sẽ có sự chống đối từ phe chống Pháp từ lâu đứng đầu bởi [Thủ Tướng] Kralahome. Phương cách thích hợp cần làm, ông đề nghị, sẽ là dự thảo các điều khoản chính yếu của bản hiệp ước tại Vọng Các với sự thỏa thuận của Chính Phủ Xiêm, và sau đó sang Campuchia cùng với một nhân viên Xiêm để hoàn tất các chi tiết. Bất kể cách thức thương thảo ra sao, ông nghĩ rằng bản hiệp ước phải trung lập hóa kinh đào Hà Tiên, vốn tạo thành biên giới phía nam của Campuchia. Xuyên qua con kinh này, các tàu với trọng tải đáng kể đến được sông Cửu Long và ngay cả đi đến tận Sàigòn. (22)
Không phải chỉ một mình Thouvenel nghi ngờ về Xiêm. Đức O6ng Michel tin rằng nước Pháp sẽ phải chấp nhận việc nhường cho Campuchia các tỉnh Nam Kỳ đã từng có thời thuộc về nó [Campuchia]. Ông có quy kết tham vọng này cho Xiêm. Phụ thân của Nhà Vua đang trị vị ở Campuchia cũng chứa chất một quyết tâm tương tự cho việc thu hồi các tỉnh này. (23) Mặt khác, Castelnau nghĩ rằng Xiêm đã tham chiến, không phải để dành lãnh thổ cho Campuchia, chư hầu của nó, mà chỉ để bảo vệ Campuchia. (24) Theo ông ta, An Nam đã nêu đề nghị nhường cho Xiêm một phần của tỉnh “Gia Định” để đổi lấy quyền chuyển quân của nó ngang qua Campuchia. Xiêm đã bác bỏ đề nghị này và hứa hẹn sẽ không có hành động nào có thể làm tổn hại đến Pháp. (25)
Trước khi Thouvenel lấy quyết định, Nhà Vua Campuchia từ trần. Castelnau báo cáo rằng vua kế ngôi không ngả theo một cách thuận lợi cho người ngoại quốc, nhưng đã không khuyến cáo việc từ bỏ ý tưởng thương thảo. Thouvenel đồng ý với quan điểm này và ghi nhận trong phúc thư của ông gửi cho Castelnau rằng ông ấy [Castelnau] đảm trách sự thương thảo cho một hiệp ước hữu nghị, thương mại, và hải hành, và đặc biệt về sự trung lập hóa kinh Hà Tiên. (26) Castelnau thông báo ý định của ông để thương thảo với Đô Đốc Charner, tư lệnh đoàn quân viễn chinh giao chiến với An Nam, và yêu cầu Đô Đốc cung cấp cho ông ta bất kỳ tin tức nào mà Đô Đốc có được liên quan đến Campuchia. Theo đó, Charner đã cung cấp cho ông ta các sự khám phá của một phái bộ mà ông đã gửi sang xứ sở đó hồi tháng Ba, 1861. Ông báo cáo rằng sứ giả của ông được đón tiếp nồng hậu bởi người con trai cả của Nhà Vua cũ, mới từ trần gần đây, rằng tiếp theo sau cuộc thăm viếng của sứ giả của ông, người con trai này đã bị loại ra ngoài bởi người em hiện còn đang tiếm ngôi vào thời điểm Charner viết văn thư. Các cảm tình của Chính Phủ Campuchia vẫn còn thân thiện. Từ Đức Ông Michel, nhân viên của Charner hay biết rằng Campuchia có ý định mở cuộc chiến tranh để giành lại các tỉnh đã mất, nhưng kế hoạch này đã bị từ bỏ bởi có tình trạng phân hóa của xứ sở. Charner chấp nhận sự tin tưởng của Miche rằng Campuchia có thể cho thấy là một đồng minh gây bối rối, và cố vấn Castelnau phải hết sức thận trọng khi điều đình, đừng khuyến khích các đòi hỏi đền bù về đất đai. Vào lúc viết văn thư, ông chỉ cho thấy rằng Pháp đã kiểm soát toàn thể tỉnh Sàigòn, một phần tỉnh Mỹ Tho, và một đồn trạm tại tỉnh Biên Hòa. Có lẽ các sự chinh phục này có thể làm thay đổi quan điểm của chính phủ, ông nêu ý kiến. Vì thế, ông khuyến cáo hãy chờ đợi các chỉ thị thêm nữa, sau đó các cuộc điều đình có thể sẽ tùy thuộc trên một vị thế được thiết lập một cách vững chắc hơn. (27)
Trước khi Castelnau thực hiện bất kỳ sự chuyển động nào để thương thảo ở Vọng Các, ông đã có một cuộc nói chuyện cá nhân với Đô Đốc Charner. Viễn ảnh thành công không có vẻ khích lệ hồi tháng Chín. Kể từ khi ông ông mở ra vấn đề đầu tiên tại Vọng Các, tình hình thay đổi một cách bất lợi cho Pháp. Hoàng thân Krom Luang, người anh em của Quốc Vương luôn luôn nhìn nhận rằng Campuchia là một quốc gia riêng biệt, mặc dù là chư hầu, đã mắc phải một cơn xuất huyết đột quỵ và Phra Klang, Bộ Trưởng Ngoại Giao, người giờ đây chế ngự các cuộc thương thảo và là kẻ mà Castelnau phải điều đình, nay chủ trương luận đề rằng vị chúa tể Campuchia chỉ là một tổng đốc của Xiêm và tuyên bố rằng ông ta chống lại việc tấn phong cho bất kỳ người con trai nào của Nhà Vua cũ. Castelnau lo sợ rằng sự tấn phong cho nhà cầm quyền thực tế đã bị bãi bỏ bởi vì ông có thông báo cho Xiêm về ý định của ông muốn thương thảo với Campuchia. (28) Cảm thấy như thế, Castelnau có thể sẽ bỏ rơi ý tưởng điều đình. Dù thế, ông ta vẫn tiến hành. Đề nghị khai thông của ông với Phra Klang được ghi theo các lập luận như sau:
Tôi rất hân hạnh để trình bày với Ngài rằng hai vương quốc Siam và Nam Kỳ [An Nam] đã cùng nhau bảo đảm, từ lâu, sự toàn vẹn của lãnh thổ ngày nay của Campuchia đối với Nhà Vua của xứ sở đó, và rằng Quốc Vương, Hoàng Đế, vị chủ tể oai nghiêm của tôi đã thừa kế được bởi sự chinh phục các quyền hạn của Nam Kỳ, đã có quyền can thiệp vào chuyện của Campuchia trên cùng căn bản như Hoàng Thượng cu/a Ngài, Quốc Vương nước Xiêm. (29)
Tác giả của luận đề này có vẻ là Đức Ông Miche. Luận cứ chứa trong thư gửi Castelnau nói rằng nước Pháp, qua việc chinh phục và chiếm giữ ba tỉnh của Nam Kỳ, đã thay chỗ của An Nam làm chủ tể trên Campuchia – quyền chủ tể của An Nam đã được đặt trên sự kiện rằng sự sở hữu Nam Kỳ dành cho nó quyền kiểm soát trên các cửa ngõ xuất cảng thương mại của Campuchia. (30) Hai tuần sau đó Phra Klang đã phát biểu về lập trường của Xiêm và cũng cung cấp cho lãnh sự Pháp một lịch sử các quan hệ Xiêm-Campuchia trong ba thế kỷ. Castelnau được nói cho biết rằng hiệp ước đề nghị phải được điều đình tại Vọng Các, rằng Campuchia có cùng quan hệ với Xiêm giống như Lào và Mã Lai, rằng Anh Quốc đã thương thảo các hiệp ước ảnh hưởng đến các lãnh thổ kể sau tại Vọng Các, rằng tổng đốc của Xieng Mai cũng đã thương thảo ở đó với Anh Quốc. (31) Cùng ngày Castelnau có gửi một văn thư lên Quốc Vương Xiêm tuyên bố một cách cương quyết rằng Pháp xem Campuchia là một nước độc lập. Ông mong muốn Quốc Vương hiểu cho rằng sự thông báo ý định của Pháp về việc thương thảo một hiệp ước sẽ được xem như là một bằng chứng tự nguyện cung cấp về tình hữu nghị đối với Xiêm chứ không phải một hành vi chính thức theo nghĩa vụ. (31A)
Lập trường của Xiêm và luận đề của Pháp thì không thể hòa hợp được. Castelnau không được phép thương thảo ngoại trừ trên căn bản nền độc lập của Campuchia. Tuy nhiên, giờ đây ông có trách nhiệm phải hy sinh luận cứ của chính phủ mình, và nhìn nhận quyền chủ tể của Xiêm hầu đạt được một hiệp ước, với lý do rằng ông đã có thể làm như thế để thu lượm được “các điều kiện ngoại lệ: exceptional conditions.” (32) Bản dự thảo hiệp ước mà ông soạn thảo trên tiền đề này đã được chấp nhận bởi Quốc Vương Xiêm với một số sự sửa đổi nào đó để kế đó lại bị bác khước bởi [Thu/ Tướng] Kralahome. Các sự phản đối của nhân vật kể sau lại được hậu thuẫn bởi Quốc Vương là người đã từ chối không chịu xê dịch khỏi lập trường của ông. Cáo giác rằng Quốc Vương đã tự đảo ngược quan điểm, một sự tố cáo mà Quốc Vương [Xie6m La] phủ nhận, Castelnau khi đó đã loan báo “một sự cắt đứt hoàn toàn sự việc.” (32A)
Các vấn đề vẫn nằm yên trong trạng thái bất động này khi Đô Đốc Bonard kế nhiệm Charner làm Tư Lệnh tai Nam Kỳ. Chính phủ Xiêm từ chối không có bất kỳ sự điều đình nào khác nữa với Castelnau và hướng đến Bonard nhằm tìm sự cảm thông. Kế đó, nó đã chuyển cho lãnh sự Anh Quốc để cung cấp tin tức cho chính phủ ông ta toàn bộ thư tín trao đổi với Castelnau. Từ khối văn thư này có vẻ như nhiệt tình của Castelnau đã khiến ông ta quên mất vị thế của mình trong đôi ba dịp. Ông được nói đã từng đe dọa sẽ bổ nhiệm bất kỳ ông hoàng Campuchia nào mà ông hài lòng làm Vua, dù có chống đốí hay không chống đối; đã sỉ nhục [Thủ Tướng] Kralahome với nhận xét rằng “Quốc Vương [Xiêm] sẽ lấy làm hân hoan để kéo là cờ Anh Quốc lên trên cung điện Quốc Vương;” đã đòi hỏi rằng mọi cuộc thương thảo sẽ phải được tiến hành tại tòa lãnh sự Pháp trái với mọi tiền lệ. (32B) “Ý kiến cá nhân” của Bonard, thành hình sau khi ông ta nói chuyện với Castelnau và sau khi trao đổi thư từ với Phra Klang, rằng ảnh hưởng của Xiêm trên Campuchia thì ưu thắng và chuyên biệt, và rằng nước Pháp đã xúc phạm Xiêm bởi mưu toan điều đình một cách hấp tấp với một “chủ quyền ma” của Campuchia, bởi điều đó có vẻ đối với Xiêm như thể nước Pháp đã nỗ lực giải quyết vấn đề quyền chủ tể trên Campuchia một cách thiên vị có lợi cho phía Nam Kỳ. Cuộc nghiên cứu các diễn biến gần đây nhất tại Campuchia đã dẫn ông đến chỗ tin tưởng rằng chúng đã diễn ra chính yếu là vì phản ứng đặc thù Á Châu của Xiêm trước các sự chuyển động của Pháp. Chính từ đó Xiêm đã xúi dục một cuộc nội chiến tại Campuchia bởi việc “cho phép một trong những kẻ tranh ngôi đó “vốn thường được nuôi dấm (dự trữ) tại những xứ sở vùng Viễn Đông”, được rời Xiêm với sự ủng hộ chính thức. Hậu quả của các cuộc xáo trộn nội bộ là các tài sản của các giáo sĩ truyền đạo đã bị tổn hại, nhưng Xiêm từ chối đón nghe các lời thỉnh cầu xin bồi thường của họ trên căn bản rằng nước Pháp đã công nhận Nhà Vua mà sự hạ bệ gây ra từ cuộc nội chiến, và do đó đã phản đối sự bảo hộ của họ. Do đó, Xiêm không thể bị buộc chịu trách nhiệm về sự duy trì trật tự. (33)
Bonard ở vào một vi thế khó xử. Ông ta không có bất kỳ thẩm quyền nào để thương thảo với Xiêm, song ông tin rằng việc đạt tới một số sự hiểu biết là điều rất quan trọng. Các hậu quả chính trị của sự chinh phục Nam Kỳ giờ đây trở nên hiển hiện. Ông đã phát biểu quan điểm của mình vì thế một cách xúc tích:
Tôi tin rằng vấn đề biên giới giữa Xiêm và Campuchia thì liên hệ mật thiết với sự tổ chức và phòng thủ các tỉnh đã chinh phục được đến nỗi điều khẩn cấp là phải ban cho vị Tư Lệnh Đoàn Viễn Chinh các thẩm quyền về Xiêm tương tự như các quyền hạn đã được ủy thác cho ông ta trong các cuộc điều đình với Chính Phủ An Nam.” (34)
Đặc biệt, ông quan tâm đến nhu cầu phân định biên giới phía tây của các tỉnh đã chinh phục trong trường hợp có chiến tranh với một hải lực hùng mạnh (rõ ràng trong đầu óc của ông ta nghĩ đến Anh Quốc). Quyền lực đó có thể chiếm ngược lại Nam Kỳ, dùng Xiêm như một căn cứ hành quân.
Thouvenel đồng ý với lập luận của Bonard và giao cho ông đầy đủ quyền hành. Ông ta vạch ra rằng ông luôn luôn tin là các cuộc thương thảo với hay liên quan đến Campuchia cần phải thực hiện xuyên qua sự trung gian của triều đình Xiêm. Thouvenel co tư tưởng rằng các cuộc thương thuyết sẽ được tiến hành xuyên qua sự trung gian của Vọng Các là vì ông không nhìn thấy lợi điểm gì khi làm tổn thương niềm tự hào của Xiêm hay khêu gợi ác ý của nó. (35) Bonard đã xúc tiến môt cách cẩn trọng. Trước tiên, ông kiếm cách để khám phá các ý định thực sự của Xiêm tại Campuchia. Tình trạng nổi lọan đang ngự trị xứ sở đó. Hai đội quân Xiêm đã can thiệp để vãn hồi trật tự. Ông được thông báo bởi chính phủ Xiêm rằng các đội quân này nay đã triệt thoái sau khi lập lại ngôi vua cho Norodom, người con trai cả của nhà vua quá cố. Norodom sẽ được lập thành “Phó Vương của tỉnh Campuchia: Viceroy of the province of Cambodia” nếu ông ấy có thể chứng tỏ khả năng của mình để giữ yên đất nước. (36) Bởi vì Bonard đã ký kết hòa ước với An Nam, ông thông báo cho chínhh phủ Xiêm về ý định của ông muốn gửi một đoàn viễn chinh sang thăm Campuchia và yêu cầu Xiêm hãy thông báo cho chính phủ Campuchia về việc này. Bộ ngoại giao Xiêm hứa sẽ đưa ra các chỉ thị cần thiết và sau đó yêu cầu Bonard hãy gửi một phái viên sang Vọng Các nếu ông ấy có ý định thảo luận các vấn đề chính trị liên can đến Campuchia, nhắc nhở Bonard rằng làm như thế là “phù hợp với cách thức giữa các dân tộc thân thiện với nhau.” (37) Tiếp theo đó, trong các cuộc nói chuyện với các đại diện của triều đình Xiêm tại Campuchia, Bonard đã hình thành sự tin tuởng rằng các mục tiêu của Xiêm không gì ít hơn “sự chế ngự độc quyền các lãnh thổ bao la giáp ranh Nam Kỳ thuộc Pháp dọc theo con sông mênh mông, được gọi một cách phổ thông là sông Campuchia và sông Cửu Long [Meicong trong nguyên bản], tạo thành vùng đồng bằng phía dưới Nam Kỳ và trải dài cho đến Tây Tạng [Thibet trong nguyên bản].” (38)
Trong mùa thu năm 1862, Xiêm đã tiến bước một cách khôn ngoan để củng cố hơn nữa các lời tuyên xác của nó đối với Campuchia. Trong diễn tiến của cuộc nội chiến tại Campuchia, một lãnh tụ nổi dậy có tên là Sanongso tìm nơi trú náu tại bên trong biên giới Nam Kỳ. Theo hiệp ước Pháp-An Nam tháng Sáu năm 1862, anh ta do đó đã tự đặt mình dưới thẩm quyền tài phán của Pháp. Xiêm đòi hỏi dẫn độ anh ta trên căn bản rằng trường hợp của anh ấy được quy định bởi điều khoản dẫn độ trong hiệp ước mà Montigny đà điều đình với Xiêm năm 1856. Bonard tức thời nhìn ra tầm quan trọng trọn vẹn của đòi hỏi này. Sự tuân hành “sẽ dâng hiến trong một cung cách xác định sự sáp nhập toàn thể lãnh thổ (Campuchia) cho Vương Quốc Xiêm.” (39) Do đó ông đã bác bỏ lời yêu cầu, nhưng trên căn bản kỹ thuật rằng hiệp ước Montigny đã không dự liệu sự dẫn độ các người tỵ nạn chính trị. Cùng lúc, ông đồng ý giải giới kẻ nổi dậy và ngăn cấm anh ta không được dùng lãnh thổ Pháp làm căn cứ hoạt động chống lại Campuchia. (40)
Xiêm cũng tìm cách sáp nhập Campuchia bằng ngôn từ. Nếu Pháp đã không nhìn thấy hàm ý của cách đặt câu để chỉ Campuchia như một tỉnh của Xiêm và để chỉ người cai trị như một Tuần Phủ Xiêm, khi đó Xiêm có thể giả định rằng Pháp đã chấp nhận sự kiện thực tế về sự bảo hộ của Xiêm, nhưng nơi đây, một lần nữa, Bonard không rơi vào bẫy sụp. Ông ta đã phản đối văn thức “một tỉnh triều cống của Xiêm được dùng trong một văn thư của chính phủ Vọng Các. Ông viết cho Phra Klang rằng ông không nhận được mệnh lệnh nào từ Paris liên quan đến thái độ mà Pháp sẽ chấp nhận đối với Campuchia và rằng trong tương quan với hiện trạng (status quo), ông bắt buộc phải tuyên bố rằng sự thụ đắc các tỉnh dọc biên giới Campuchia và các quyền hạn bất khả tranh nghị mà triều đình Huế đã có trên Campuchia khi nó sở hữu các tỉnh này, khiến ông bị bó buộc phải bảo toàn trọn vẹn (reserve entirely) các quyền hạn của chính phủ hoàng triều liên quan đến các tỉnh này. (41) Chính vì thế, lần thứ nhì, ý kiến của Đức Ông Miche đã được viện dẫn, giờ đây có nghĩa Pháp thừa kế chủ quyền trên Campuchia trước đây được hành sử bởi An Nam.
Các đề nghị của Đô Đốc Bonard lên Bộ Trưởng Hải Quân và Thuộc Địa được dựa một phần trên mối quan hệ địa dư của Nam Kỳ với Campuchia. Mối quan hệ này được làm sáng tỏ bởi các khám phá của một đoàn thám hiểm được phái đi bởi Đô Đốc để thăm dò sông Cửu Long [Meikong trong nguyên bản]. “Kỹ sư thủy văn” Manen đã cung cấp cho ông một bản đồ trong đó trình bày Campuchia như trải dài từ Đông sang Tây kể từ đường kinh tuyến chạy qua núi Điện Bà [? Dien-ba trong nguyên văn, chú của người dịch] xuống tới tiểu khu của bờ biển Vịnh Xiêm trên đó có tọa lạc Campot và Campongsom; từ Bắc xuống Nam từ một đường bắt đầu chạy tới phía bắc Compongsom và, đi về hướng tây, tây bắc, cắt hồ lớn làm hai và chấm dứt bên trên Sambor một chút, đến một đường gần như song song, bắt đầu từ Vịnh Xiêm bên trên Hà Tiên và chấm dứt ở núi của Tây Ninh, nơi khởi nguồn của sông Vàm Cỏ tây [? Vaico trong nguyên bản]; vương quốc Xiêm tạo thành biên giới tây bắc, biên giới tây nam thuộc Vịnh Xiêm; các tỉnh An Nam và của Pháp trong vùng bên dưới của Nam Kỳ tạo thành biên giới tây nam và các bộ lạc man dại Genongs, Thengs, và Chiams, tạo thành biên giới phía đông. Nếu chúng ta cứu xét vương quốc trước đây của Campuchia như địa hình của nó vài năm trước khi nó nhượng các tỉnh Battambang và Angkor cho Quốc Vương Xiêm, điều sẽ được nhận thấy rằng lãnh thổ của nó bao gồm hai phần khác biệt rõ rệt, phần bên phia Đông được cấu thành bởi các đồng bằng và được tưới nước toàn khắp phạm vi của nó bởi con sông vĩ đại Cửu Long, mà nơi phát nguyên được nghĩ là tận Tây Tạng [Thibet trong nguyên văn, chú của người dịch], phần kia, nằm bên phía Tây, là vùng núi đồi. (42) (a)
Bonard lấy làm phấn kích về các lợi thế thương mại mà Pháp có thể rút ra được từ sự kiện về sự lệ thuộc đia dư của Campuchia trên Nam Kỳ. Trong quyền lợi của nước Pháp, Campuchia phải được tự do thóat khỏi nỗi nguy hiểm của sự xâm lăng và chia cắt bởi bàn tay của cả người An Nam lẫn người Xiêm. Ngay khi hòa bình thực sự đến với Nam Kỳ, các mương rạch phải được nạo vét sao cho công cuộc thương mại có thể xuôi theo giòng chảy tự nhiên của nó đến sông Cửu Long bằng đường sông Sàigòn. Một thuộc địa mới tại Nam Kỳ khi đó sẽ ở vị thế đóng giữ một vai trò quan trọng trong sự vụ tại phương đông. Không chiến dịch chinh phục quân sự tốn kém cần đến. Để bảo toàn các quyền lợi của Pháp, điều cần làm là nếu có được các toán biệt phái lưu động trên các tàu vũ trang cỡ nhỏ thực hiện sự hiện diện thường xuyên tại Campuchia bất kỳ khi nào thời tiết thuận lợi và nếu Pháp được đại diện gần Nhà Vua Campuchia bởi một nhân viên “cẩn thận nhưng cương quyết”. (43)
Drouyn de Lhuys đã giải thích chính sách của Bonard có nghĩa rằng Campuchia phải được giữ như một nước trái độn giữa An Nam và Xiêm, nhưng thương thảo với Campuchia xuyên qua An Nam sẽ tăng cường vị thế của quốc gia đó chống lại Xiêm, nước mà ông xem là có sự hậu thuẫn bởi Anh Quốc. Drouyn de Lhuys bác bỏ luận điểm này bởi ông cảm thấy rằng sự hỗ trợ của Pháp cho quyền chủ tể của An Nam sẽ có khuynh hướng khiến cho Xiêm càng hướng toàn diện vào Anh Quốc để tìm sự hỗ trợ cho các sự tuyên xác của nó. (44) Lập trường chủ yếu của Chasseloup-Laubat, như ông ta đã sẵn phát biểu hồi tháng Giêng, thì phù hợp với lập trường của đồng sự của ông ta. Có nghĩa, ông phủ nhận các xác quyết của Xiêm. Ông muốn Campuchia sẽ là một quốc gia trái độn nằm giữa Xiêm và Đông Dương thuộc Pháp. Ông tuyên bố rằng An Nam đã hành sử chủ quyền trên Campuchia trong nhiều thế kỷ, nhưng ông không tán thành việc nhắc nhở An Nam về các thẩm quyền của nó vào thời điểm diễn ra sự phê chuẩn hiệp ước năm 1862. Giống như đồng sự của mình, ông muốn gạt An Nam hoàn toàn ra khỏi bối cảnh. (45) Giữa hai viên Bộ Trưởng, có sự bất đồng sâu xa về phương pháp. Chasseloup-Laibat ít để ý đến tiền lệ mà nặng về thực chất của chính sách đế quốc. Đồng sự của ông tại bộ ngoại giao, mặt khác, cảm thấy bị ràng buộc một cách nghiêm ngặt bởi tiền lệ. Chasseloup-Laubat chấp thuận sự điều hành của Bonard trong vụ Sanongso. Trong vụ này, ông tuyên bố, “Cảm tạ Thượng Đế, luật lệ thì phù hợp với quyền lợi của chúng ta”. (46) Ông sẽ “cương quyết đẩy lui” các sự xác quyết của Xiêm – sự hành sử của nó các quyền chủ tể trên Campuchia. Ông thừa nhận ba đường lối được mở ra cho Pháp và ông đã mô tả và cho ý kiến về chúng trong một bản dự thảo thư chỉ thị cho Bonard mà ông có chuyển sang bộ ngoại giao để hỏi ý kiến. Thứ nhất, Pháp có thể tuyên bố chủ quyền trên Campuchia nhân danh An Nam. Đường lối này không khôn ngoan vì do đó, An Nam sẽ có thể tự xác quyết, nhưng nó sẽ quá yếu để tranh nghị các sự tuyên xác của nó một cách thắng lợi trước Xiêm; khi đó nước Pháp sẽ bị bắt buộc can thiệp với tư cách kẻ bảo vệ của An Nam. Sẽ có sự khó khăn hơn nữa là cách thức này cũng có thể nêu lên câu hỏi sẽ phải giải thích như thế nào Điều IV bản hiệp ước năm 1862, giả định rằng An Nam ở một vài nhật kỳ tương lai, đồng ý nhượng lại cho Xiêm một phần lãnh thổ của Campuchia. (47) Thứ nhì, nước Pháp có thể xác nhận nền độc lập hoàn toàn của Campuchia nhưng đường lối này cũng nguy hiểm bởi vì Campuchia sẽ không có thể duy trì nền độc lập của nó mà không có sự trợ giúp. Trong đường lối thứ ba, nước Pháp có thể xác định chủ quyền của chính mình như kẻ thừa kế của An Nam, nhưng thủ tục này không có tính cách khả thi. “… Chính hoạt động ngoại giao sẽ mang lại lợi lộc, từng ngày một trong những thời khoảng này, đến mức tối đa có thể thu được, từ sự thiết lập của chúng ta tại Nam Kỳ. “ (48) Kế hoạch tốt nhất sẽ là :
“thu nhặt từ một giải pháp bất kỳ điều gì nằm trong khả năng của chúng ta, nếu tôi có thể nói như thế, để duy trì mọi quyền hạn mà từ đó chúng ta có thể rút ra các lợi lộc , hoặc nhân danh Huế, nhân danh chính chúng ta, hay trong quyền lợi của Campuchia.” (49)
Ông nêu ý kiến rằng Bonard phải biện minh sự từ chối của ông về việc không trao trả Sanongson bằng cách tuyên bố là nước Pháp không nhìn nhận các xác quyết của Xiêm và rằng Pháp không thể chấp nhận sự nối dài biên cương của Xiêm cho đến giáp Nam Kỳ của Pháp, rằng quyền lợi của nước Pháp là giữ Campuchia làm một quốc gia riêng biệt giữa Xiêm và Pháp, và sau hết, rằng An Nam đã hành sử từ lâu một số quyền hạn nào đó trên Campuchia và rằng nước Pháp, có cùng các quyền lợi bởi lý do có sự nhượng địa các tỉnh Biên Hòa, Sàigòn, và Mỹ Tho, sẽ không cho phép quyền lợi đó bị dị nghị. (50)
Chasseloup-Laubat chờ đợi đồng sự của ông sẽ cho ý kiến trên các chỉ thị khuyến cáo nào cho Bonard. Vì một số lý do, các chỉ thị này đã được chấp thuận gửi sang cho Bonard mà không bị phản đối. Ở một nhật kỳ sau đó, đã có một sự chỉ trích phần nào cay độc trong một văn thư của bộ ngoại giao trong tháng Ba năm 1863, mà sau rốt nội dung của nó tạo thành một văn thư từ Drouyn de Lhuys gửi cho Chasseloup-Laubat (51) trong đó viên bộ trưởng đã duyệt xét lại bối cảnh của các quan hệ Pháp-Xiêm xuyên qua việc biện minh sự khác biệt giữa quan điểm riêng của ông với quan điểm của Chasseloup-Laubat. Thouvenel và Chasseloup-Laubat, ông nhắc lại, đã cùng nhau dự thảo một hiệp ước hòa bình với An Nam là bên sẽ bảo đảm sự chuyển nhượng tất cả sáu tỉnh Nam Kỳ cho Pháp cùng với sự kiểm soát lối ra vào kinh đào Hà Tiên. Do đó, bản hiệp ước này sẽ bảo đảm cho Pháp tất cả các tuyến giao thông giữa sông Cửu Long và biển đông. Trong bản hiệp ước dự phóng, Pháp cũng giữ quyền để quy định các quan hệ của nó với Campuchia xuyên qua sự trung giải của Xiêm nhưng bản hiệp ước này không bao giờ đi xa hơn giai đoạn dự thảo. Bản hiệp ước năm 1862 mà An Nam đã ký kết thì ít thuận lợi hơn cho Phap, thứ nhất, bởi nó dừng lại bên tả ngạn con sông Cửu Long và thứ nhì, nó không buộc được An Nam đưa ra lời công bố từ bỏ các xác quyết của An Nam trên Campuchia. Khi đó, Drouyn de Lhuys đã chất vấn, tại sao mà Bonard lại muốn làm tình trạng trầm trọng hơn bởi việc hồi sinh chủ quyền của An Nam? Montigny đã khẳng quyết thừa nhận chủ quyền của Xiêm. Giờ đây còn có lý dó mạnh hơn nữa để Pháp phải chấp nhận sự kiện “gắng sức ngay trong trong lúc này để làm nhẹ bớt các hậu quả.” (52) Phương sách thích hợp là làm theo ý tưởng của Thouvenel và ký kết với Campuchia một hiệp ước trên căn bản nền độc lập toàn diện của nó. Các sự quy định liên quan đến sự tự do lưu thông trên sông Campuchia có thể cấu thành một phần của một bản hiệp ước như thế và kinh đào Hà Tiên có thể trở thành một ranh giới bảo vệ tốt cho thuộc địa. (53)
Trong khi các bộ trưởng tại Paris từ đó trao đổi quan điểm với nhau, Xiêm tiếp tục củng cố tình hình cho chính họ. Phra Klang đã không chối bỏ rằng Campuchia đã từng là một nước triều cống của An Nam nhưng xác định rằng xứ sở ông ta đã cho phép Nhà Vua Campuchia cúng hiến các tặng phẩm lên Hoàng Đế An Nam ba năm một lần, chỉ nhằm ngăn chặn sự ngăn trở công cuộc thương mại của Campuchia xuyên qua ngả Nam Kỳ. Trong năm 1859, hành vi triều cống này đã bị ngưng không thi hành nữa, khi đó quân Pháp đang chiếm đóng Sàigòn. Chính Campuchia sẽ quyết định, sau khi có sự phê chuẩn bản hiệp ước Pháp-An Nam, xem liệu nó nên triều cống Pháp hay An Nam bởi vì “có vẻ không thích hợp để triều cống cả hai nước này cùng một lúc.” (54)
Khi Bonard được kế nhiệm bởi Đô Đốc De la Grandière, vấn đề tức thời được nêu ra là liệu vị tân thống đốc Nam Kỳ có nên được giao cho cùng thẩm quyền quyết đoán như vị tiền nhiệm hay không. Chính vì thế, toàn thể tình hình lại được tái cứu xét, và một cuộc tranh luận sôi nổi đã diễn ra tại Paris. Chasseloup-Laubat đã mở màn (55) bằng việc đọc cho đồng sự của ông nghe một bài học trong lịch sử. Khuyết điểm trong lập luận của người kể tên sau, ông vạch ra, nằm ở sự kiện nó trở lùi không quá phái bộ Montigny, bởi vì đã có các tiền lệ khác với nhật kỳ từ thế kỷ thứ mười bẩy. Chủ quyền của An Nam đã được thiết lập năm 1648; Xiêm chỉ xác định chủ quyền của nó vào năm 1767.
“Ngài không hay biết về tầm quan trọng ra sao vốn được gán tại Phương Đông cho nguyên tắc ưu tiên trong bất kỳ loại vấn đề gì. (56)
Khi Hoàng Đế Gia Long bị đánh đưổi khỏi ngôi chúa An Nam, Xiêm đã lợi dụng sự xáo trộn kế tiếp để cướp đoạt từ Campuchia ba tỉnh Angkor, Battambang và Senntabum, như vua Gia Long sau này đã tái xác lập các sự tuyên cáo chủ quyền trên Campuchia. Chasseloup-Laubat không chối bỏ rằng các lời tuyên bố của Xiêm là không có căn cơ xác đáng, nhưng, ông nhấn mạnh, “sự chiếm đóng thực tế giờ như một sự kiện tại Udong còn lâu mới là chủ quyền như được hiểu tại Phương Đông.” (57) Chấp nhận sự trung gian điều giải của Xiêm tại Udong, thủ đô Campuchia, sẽ khích động một cách nguy hiểm Xiêm và cùng lúc khơi gợi sự chú ý của An Nam. Hơn nữa, sẽ là điều nguy hiểm khi cho phép Xiêm được có bất kỳ tiếng nói nào trong vấn đề tự do lưu thông trên sông Cửu Long. Phần khả lưu về mặt thương mại của con sông không kéo xa hơn các đoạn nước chảy xiết ở Sam-Coc và Sambor, 60 dậm tính từ Tây Ninh. Vả lại, Xiêm cũng không có sự kiểm soát nào nữa trên thương lưu ngoài phần nó có trên các tỉnh hoang dại của Lào thuộc Xiêm. Chasseloup-Laubat đã cáo buộc các sắc thuế quan mà Xiêm áp đặt tại Nam-Van [? Vang] nhân danh Campuchia, là một sự tiếm quyền. Ông sẽ không dành cho Xiêm bất kỳ tiếng nói nào trong vấn đề hải hành tự do của lưu vực bao la của sông Cửu Long ngoại trừ phần phía tây Biển Hồ (Grand Lac, tiếng Pháp trong nguyên bản] Nước Pháp cần nhìn thấy rằng chủ quyền Xiêm phải được chế định trong các giới hạn mà các dân tộc phương đông đã dành cho từ ngữ đó. Ông nghĩ rằng một lời tuyên bố đơn giản cho mục đích này nói rằng Campuchia đã là một quốc gia trung lập là một vấn đề dễ dàng. Sự việc này sẽ không giải quyết vấn đề của Pháp nhưng ông không tin rằng một giải pháp xác định lại có thể đạt được trong bất kỳ một thời khoảng hạn định nào.
Đô Đốc Grandière, giống như Bonard, lo lắng về việc thông suốt tình hình Campuchia. Ông lệ thuộc nhiều nơi Đức Ông Miche. Vị Khâm Mạng Tòa Thán ngờ vực rằng Xiêm đã cố tình kéo dài các tang lễ của Nhà Vua quá cố hầu đình chỉ sự đăng quang của con trai ông ta, Norodom, cho đến khi họ có thể tự củng cố một cách an toàn tại Campuchia. Trong thực tế, Xiêm lưu giữ người em cùng cha khác mẹ của Norodom, Pra-Kio-Fia, tại Vọng Các, “như một tay sai và một ông ngoáo ộp dọa nạt (bugaboo)”, kẻ đã phát kiến ra một mưu đồ để giữ Norodom trong vòng kiểm soát. Ông ta nói với Grandière rằng Norodom mong muốn sự bảo hộ của Pháp và để đổi lại, có thể sẵn lòng nhượng lại cho Pháp giòng sông Cửu Long. (58)
Grandière đã chấp nhận thông tin này là đủ dùng bởi ông tán thành một chính sách tiến tới mạnh bạo. Ông chẳng cần đến sự thúc dục và đã tức thời yêu cầu có hành động tại Paris. Ông đã viết cho Chasseloup-Laubat rằng ông sẽ sử dụng duyên cớ việc thiết lập một trạm cấp than đá và một trạm mậu dịch để đặt đầu cầu tại Campuchia, ở địa điểm nơi mà con sông Cửu Long chia làm ba nhánh. Pháp có thể đòi hỏi một địa điểm trên hòn đảo Han-Giang [? Hậu Giang] hay đối diện với Puong Ping (Phnom Penh?] hay Nam-van [Vang]. Để trả tiền, nước Pháp có thể trao tặng Norodom một chiếc thuyền vũ trang nhẹ (chaloupe cannonière). Viên Đô Đốc nghĩ rằng bấy giờ là thời cơ thuận lợi cho việc thiết lập một sự bảo hộ của Pháp; Anh Quốc đã xúc phạm Xiêm bởi việc nã pháo vào Trengganu. Các chủ định của Chính Phủ tại Paris ra sao? (59)
Vào lúc mà ông ta nêu vấn đề này với Chasseloup-Laubat, ông đã sẵn có một nhân viên đồn trú tại Bốn Nhánh (Quatre Bras), như người Pháp vẫn gọi địa điểm mà ông đã đề cập tới. Nhân viên này là Chỉ Huy Trưởng Doudart de Lagrée, Tư Lệnh Gia Định. Được khích lệ bởi sự tiếp đón thân mật mà Norodom đã dành cho nhân viên này, và có lẽ cũng được thúc dục bởi Đức Ông Miche là kẻ ở tại Sàigòn hồi tháng Sáu, Grandière đã mời Norodom sang thăm viếng ông; nhưng sự hiện diện của một quan chức Xiêm tại triều đình của ông đã ngăn trở Nhà Vua khỏi việc chấp nhận lời mời. Khi viên quan Xiêm rời Udong, mang theo một người em trai của Norodom, Grandière đã quyết định rằng đó là một thời cơ thuận lợi đang diễn ra để ông sang thăm Campuchia. Ông suy tưởng trong đầu rằng cuộc thăm viếng sẽ cho phép ông “vượt quá các nghi thức tổng quát với Nhà Vua Campuchia và xác định bản chất các mối quan hệ có thể được thiết lập giữa chính phủ Pháp và triều đình tại Udong.”(59A) Ông đã đến Pnom Penh hôm 3 tháng Tám, và lấy làm thỏa mãn về tầm quan trọng của một địa điểm trên sông được gọi là Chruey-Chauva như một trung tâm tiếp liệu cho các lực lượng Pháp tại miền bắc nước Campuchia. Vào buổi sáng ngày 4 tháng Tám, ông đã được tiếp kiến bởi Nhà Vua với sự tháp tùng của Đức Ông Miche và các sĩ quan của ông. Trong dịp này ông đã trao quà tặng cho Norodom gồm một con ngựa giống Ả Rập và một cặp lừa. Nhà Vua đã dùng bữa trưa với ông trên chiến thuyền của ông ta, tàu Ondine. Trên chiếc tàu nhỏ này đã diễn ra các hoạt cảnh đầu tiên trong vở kịch chế dộ bảo hộ mở màn. Nơi đó Norodom đã chứng kiến sự sỉ nhục một sứ giả của Hoàng Đế An Nam được phái tới để đòi hỏi sự tái lập việc triều cống. Vị quan lại này đến từ triều đình Huế giờ đây leo lên tàu Ondine để xin lỗi Grandière một cách khúm núm về việc xác định lời tuyên cáo của Hoàng Đế An Nam về quyền bá chủ. Tường thuật sự việc lên Chasseloup-Laubat, Grandière vạch ra rằng việc này không phải là sự biểu dương đầu tiên quyền lực của Pháp mà Norodom đã nhìn thấy; trước khi có sự thăm viếng của ông, sự hiện diện sẵn có của các sĩ quan Pháp trên con sông đã củng cố cho quyết tâm của Nhà vua [Campuchia] đủ khiến cho Nhà Vua từ khước đòi hỏi được đưa ra bởi viên quan lại An nam. Vững tin bởi sự biểu dương này sức mạnh của Pháp, Grandière đề nghị với Norodom một chế độ bảo hộ của Pháp một cách thẳng thắn thay cho “quyền bá chủ không thể xác định rõ ràng được.” Theo viên Đô Đốc, Norodom yêu cầu cần có thì giờ suy nghĩ, là điều ông đã đồng ý bởi, như ông nói, ngay cả Chasseloup-Laubat hay chính ông đều không muốn thu đoạt được bất kỳ lợi thế nào bằng sự bất ngờ hay bằng sự thi hành áp lực. Theo đó, ông đã trao cho Nhà Vua [Campuchia] dự thảo một bản hiệp ước mà Nhà Vua đã ủy thác cho Đức Ông Miche để phiên dịch. Trong khi chờ đợi phản ứng của Norodom, viên Đô Đốc đã đi thăm Biển Hồ (Tonly-Sap) và các phế tích nổi tiếng tại vùng Đế Thiên Đế Thích (Angkor). Trở lại Udong hôm 10 tháng Tám, ông đã hội kiến với Nhà Vua vào ngày hôm sau, một lần nữa được tháp tùng bởi Đức Ông Miche. Sau khi một số sự thay đổi được thực hiện trong bản hiệp ước theo đe6` nghị của Norodom, Nhà Vua đã chấp nhận bản dự thảo đã tu chỉnh. (60)
Đây là sự tường thuật của Grandière về sự thiết lập chế độ bảo hộ của Pháp trên Campuchia. Lời tường thuật của Norodom về các tình huống theo đó bản hiệp ước đã được thương thảo thì khác biệt trong một số chi tiết đáng lưu ý. Bản tường thuật này được viết trong một lá thử gửi Kralahome [Thủ Tướng] xứ Xiêm, yêu cầu ông ta trình nội dung lên Quốc Vương [Xie6m la]. Bản dịch của lá thư này, sau hết nằm tại các văn khố của bộ ngoại giao ở Paris, bằng Anh ngữ, là một bằng cớ cho ảnh hưởng mạnh mẽ của người Anh tại triều đình Xiêm. Theo lời tường thuật của chính ông, Norodom có nói với Grandière rằng ông không hiểu tiếng Pháp và rằng ông cần phải có thì giờ xét định để so sánh bản dịch bản hiệp ước của Grandière với bản dự thảo hiệp ước ông có trong tay là bản văn đã sẵn được soạn thảo tại Vọng Các. Từ sự so sánh này, ông khám phá ra các sự khác biệt lớn lao trong hai văn bản, trên đó ông đã thông báo cho Đức Ông Miche rằng ông không thể chấp nhận bản dự thảo của Grandière bởi vì ông là kẻ triều cống nước Xiêm. Thay vào đó, ông đề nghị rằng các cuộc thương thảo nên được chuyển về Vọng Các. Đức Ông Miche, nhân danh vị Đô Đốc, đã từ chối không chấp nhận đề nghị này, nhân đó Norodom đã soạn thảo bản hiệp ước của chính ông. Bản văn này đã được đọc một phần cho Grandière. Grandière đồng ý để sửa đổi các điều khỏan trong bản hiệp ước của ông mà Norodom đã phản đối, nhưng ông ta từ chối không chịu dùng bản hiệp ước của Nhà Vua [Campuchia?] thay cho bản dự thảo của chinh ông ta. Khi Norodom phàn nàn rằng bản hiệp ước của Pháp đã cưỡng ép ông, rằng ông sẵn lòng triều cống Pháp thay vì triều cống cho An Nam như trước, nếu đó là điều mà Grandière muốn có, Grandière vẫn cương quyết đua ra bản hiệp ước của mình. Ông có nhượng bộ một số điểm nào đó, nhưng từ chối không chịu thay đổi điều khỏan trong đó có bao hàm sự nhượng bộ về đất đai. Khi Norodom lưu ý ông rằng bởi việc nhấn mạnh đến điều khoản này mà không có sự thay đổi, ông sẽ phải cưỡng bách người dân sống trên khoảnh đất đó rời khỏi nhà ở của họ và phải truất hữu các đồn trại và các tài sản của đền đài, viên Đô Đốc đồng ý để chấp nhận một khu đất phần nào nhỏ hơn. Nhà Vua Campuchia có bảo đảm với ông ta rằng nếu khoảnh đất được nhượng sau hết được chứng minh là không đủ cho các mục đích của Pháp, Pháp có thể mua thêm phần đất bổ túc từ chính các cư dân. Norodom đã kết luận bức thư bằng một sự giọng điệu kỳ quặc này: “Liệu hiệp ước này có vượt quá mọi sự ước tính hay không, tôi xin để dành lại cho sự cứu xét của Ngài [chỉ Quốc Vương Xiêm, chú của người dịch] bởi Ngài là chỗ trú náu của tôi, nơi mà hạnh phúc tương lai của tôi phụ thuộc vào.” (61) Hàm ý sử dụng vũ lục thì thể hiện rõ ràng trong lời tường thuật của Nhà Vua [Campuchia]. Nhưng Grandière khăng khăng phủ nhận là đã đặt Nhà Vua trước sự bất ngờ hay thực hiện bất kỳ áp lực nào trên Nhà Vua [Campuchia]. Chasseloup-Laubat có biểu lộ sự tin tưởng hoàn toàn nơi lòng chân thất cá nhân của viên Đô Đốc. (62)
Không lâu sau khi ký kết hiệp ước, Grandière có thông báo cho lãnh sự Pháp tại Vọng Các về tình hình mới của sự vự và tự áp dụng để chỉ thị viên lãnh sự hãy cáo tri cho Chính Phủ Xiêm rằng nước Pháp không thể nhìn nhận rằng Xiêm có bất kỳ quyền hạn nào để làm bất kỳ điều gì dính dáng đến Campuchia. Ông tiên đoán rằng Hoàng Đế Napoléon III chắc chắn sẽ chấp thuận sự bảo hộ mà Pháp chuẩn cấp cho Campuchia theo các lời yêu cầu khẩn cấp của Norodom – một sự bảo hộ đã được chuẩn cấp để tránh khỏi bị dẫn dắt ở một thời điểm sau này đến tình trạng bất khả kháng của sự sáp nhập trắng trợn. (63) Chính Phủ Xiêm đương nhiên tức giận về cuộc đảo chính của Grandière. Bộ Ngoại Giao Xiêm (Phra Klang) gửi đến ông ta một lá thư trích dẫn từ Hoàng Đế [Pháp], Đô Đốc Bonard và [Bộ trưởng Ngoại Giao Pháp] Drouyn de Lhuys, tất cả đều ngược với ông ta. Napoléon III được trích dẫn là có nói với các thành viên của sứ bộ Xiêm, khi ông tiếp họ tại điện Fontainebleau, rằng các lãnh thổ của Pháp và Xiêm giờ đây tiếp giáp với nhau bởi Pháp đã chinh phục Sàigòn. Bonard được mô tả có hứa hẹn giải quyết các biên giới giữa Pháp và các vùng chiếm hữu của Xiêm bằng một sự thỏa thuận chung. Drouyn de Lhuys được nói đã cam đoan với sứ bộ Xiêm rằng Đô Đốc Bonard được cho phép thương thảo mọi vấn đề liên quan đến Nam Kỳ và nếu Xiêm có bất kỳ công việc gì với nước Pháp, nó chỉ phải nêu vấn đề lên với viên Đô Đốc. Bonard, theo sự xác nhận của Bộ Ngoại Giao Xiêm (Phra Klang), còn hứa hẹn sẽ thông tri Chính Phủ Xiêm một khi ông ta nhận được các chỉ thị về thái độ của Chính Phủ của ông đối với Campuchia. Grandière đã không tôn trọng lời hứa hẹn này của kẻ tiền nhiệm, vì thế, Bộ Ngoại Giao Xiêm (Phra Klang) yêu cầu phải được tham khảo trước khi bản hiệp ước trở nên có hiệu lực. (64)
Bộ Ngoại Giao Xiêm cũng gửi một kháng thư lên Drouyn de Lhuys tố cáo rằng sự kiềm chế đã được sử dụng để đạt đến bản hiệp ước. Một lần nữa, chữ nghĩa đã trở thành cạm bẫy để thử thách kẻ không cảnh giác. Ông đã đề cập đến Nhà Vua Campuchia như một “Phó Vương Kinh Lược Sứ: Viceroy” của Quốc Vương Xiêm. Với tư cách như thế, ông ta không có thẩm quyền ký kết một hiệp ước. Từ quan điểm của luật quốc tế, bản hiệp ước phải bị hủy bỏ và trở nên vô hiệu lực. Norodom đã được chỉ định bởi bá chủ của ông ta, Quốc Vương Xiêm, để cai trị Campuchia. Cho đến khi rời khỏi Vọng Các để đảm nhận các nhiệm vụ, ông ta đã được tiếp đãi bởi bá chủ của ông ta trong một thời khoảng kéo dài mười chín tháng. (65)
Ngoài lá thư này từ Phra Klang, Drouyn de Lhuys còn là người tiếp nhận một “biên niên tóm tắt” về Campuchia từ viên lãnh sự Xiêm tại Paris. Tài liệu này nhấn mạnh đến tính cách cổ xưa của mối quan hệ triều cống giữa Campuchia và Xiêm. (66) Drouyn de Lhuys có hay biết về sự khác biệt giữa lời tường thuật về các cuộc thương thảo của Nhà Vua [Campuchia] với lời trình bày của Đô Đốc Grandière, và ông có nêu điểm cần lưu y này với đồng sự của ông tại Bộ Hải Quân. Ông nhìn nhận rằng Norodom có thể đã viết như ông ta đã làm với sự tin tưởng rằng vì quyền lợi của chính ông ta, cần phải đưa ra một ví dụ về lòng trung thành với Xiêm để giúp ông không bị thay thế bởi bá chủ bằng một đệ tử ngoan ngoãn hơn. (67) Bản hiệp ước được đón nhận tại bộ ngoại giao với cảm tưởng lẫn lộn. Các chỉ thị giao cho Grandière, mà Chasseloup-Laubat tuyên bố cũng tương tự như của Bonard, và các chỉ thị mà Grandière được ủy thác có cho phép ông “xúc tiến thu xếp hậu quả của các bước tiến của mình,” (67A), đã không được hay biết bởi Drouyn de Lhuys. Trong một văn thư của bộ ngoại giao liên quan đến bản hiệp ước, (68) tác giả văn thư đã ngờ vực các động lực của Grandière. Ông nêu ý kiến, có thể Grandière đã bị ảnh hưởng bởi các giáo sĩ truyền đạo. Có thể, sự đòi hỏi triều cống nơi Norodom bởi Triều Đình Huế đã khiến cho Nhà Vua Campuchia tìm kiếm sự bảo hộ của Pháp. Một cách khá lạnh lung, ông đã thắc mắc rằng liệu Chính Phủ Xiêm có cảm nhận được sự phân biệt tế nhị mà Grandière đưa ra khi ông ta nói rằng Pháp đã thiết lập chế độ bảo hộ nhằm tránh việc chiếm giữ xứ sở. Ông nghĩ sự khác biệt sẽ thoát khỏi sự mẫn tiệp của triều đình Xiêm. Ông cũng nêu ra rằng lãnh sự Pháp tại Vọng Các có thể đã không hành động theo mệnh lệnh của Grandière mà lại không coi thường tiền lệ ngoại giao chi phối các quan hệ Pháp-Xiêm vốn được thiết lập bởi Montigny, và đã phàn nàn rằng bản hiệp ước đã không đóng góp gì vào sự làm sáng tỏ quy chế của Campuchia. Người Xiêm vẫn được để yên để phụ trách các sự sắp xếp cho sự tấn phong cho Nhà Vua [Campuchia]. Thái độ của Grandière rằng ông sẽ tham dự buổi lễ hay chống đối nó như được chỉ thị từ Paris thì không phù hợp với lời mở đầu của bản hiệp ước. Liệu nước Pháp có phê chuẩn hay chăng, không nên tùy thuộc vào vấn đề trách vụ tinh thần mà chỉ nên dựa vào câu hỏi là liệu bản hiệp ước có bất kỳ giá trị nào đối với Pháp hay không. Về điểm này, Bộ Hải Quân sẽ là vị thẩm phán tốt hơn bởi nó ở vị thế cho biết liệu các trách vụ sẽ được đảm nhận có đè nặng một cách quá đáng lên chính quyền tại Nam Kỳ hay không. Khả tính về việc Pháp có thể hoàn trả ba tỉnh chiếm đoạt từ An Nam sẽ phải được cứu xét. Vấn đề này khi đó còn nằm dưới sự cân nhắc nghiêm chỉnh tại Paris, và sự hoàn trả có thể là một lý do để né tránh các sự cam kết khác nữa tại Đông Dương. Mặt khác, nếu Pháp sẽ kiểm soát tất cả sáu tỉnh Nam Kỳ, tình hình sẽ khác đi, nhưng người ta không thể che dấu sự kiện rằng đó là một “giả thiết” bấp bênh nhất.

Chasseloup-Laubat đưa ra một sự bào chữa mạnh mẽ cho viên Đô Đốc, (68) vạch ra rằng Xiêm đã xâm lăng Campuchia bằng chính ngôn ngữ mà viên Bộ Trưởng Ngoại Giao đã sử dụng trong văn thư của ông ta. Ông đã than trách đồng sự của ông về việc chấp nhận ngôn ngữ này và ngay cả cho việc tự mình thích dụng ngôn ngữ đó trong văn thư gửi cho Chasseloup-Laubat liên quan đến chế độ bảo hộ, khi xét đến sự sử dụng gây bối rối mà người Xiêm đã đưa ra về các từ ngữ đã nói với các sứ giả của họ lúc họ được tiếp kiến bởi Hoàng Đế [Napoléon III] tại điện Fontainebleau. Ông nhấn mạnh đến nhu cầu cần tôn trọng sự cẩn thận trong mọi thư tín giao thiệp với Xiêm. Ông quả quyết rằng Grandière hiểu biết một cách đầy đủ các tiền lệ khi ông thương thảo hiệp ước. Liệu ông ta có thẩm quyền cần thiết để hành động hay không lại là một vấn đề khác. Vấn đề đó được dành cho bộ trưởng ngoại giao quyết định sau khi nghe xong các lập luận của đồng sự của ông, vấn đề các thẩm quyền đầy đủ có tính chất “chuyên độc trong khả năng của ông ta và trong các chức năng của ông ta.” Tiền lệ Montigny đã luôn luôn được nhấn mạnh bởi bộ ngoại giao. Nếu thế thì khi đó, Montigny đã không hay biết về sự hiện diện của một số văn kiện nào đó khi ông nhìn nhận quyền bá chủ của Xiêm. Các văn kiện này đã được chuyển giao cho Đô Đốc Bonard hồi tháng Mười, 1862, bởi một đại quan An Nam, ông Phan-tan-Giang [? Phan Thanh Giảng]. Các văn kiện này được trích dẫn từ quyển Gia Dinh Tang-Chi [? Gia Đình Thành Thông Chí] – một bộ sách mô tả Nam Kỳ được viết bằng chữ Hán dưới thời trị vì của vua Minh Mang. (a) (b) (c) Chúng chứng minh cho tính thâm niên của các quyền hạn bá chủ của An Nam trên Campuchia, các quyền hạn được dựa trên sự chiếm hữu Nam Kỳ, cửa ngỏ thương mại cho Campuchia.
Chính trên quyền chủ tể này của An Nam mà Chasseloup-Laubat đã đặt sự tranh biện của mình nhằm tán thành bản hiệp ước. Chủ quyền của Xiêm trên Campuchia, ông lập luận, không thể trong bất kỳ trường hợp nào làm phương hại các quyền hạn của An Nam. “Không một ai mà tôi biết có thể chủ trương rằng những gì mà ông Montigny đã làm tại Vọng Các lại có thể ràng buộc, trong bất kỳ cách nào, Chính Phủ ở Huế,” (70) Khi nước Pháp tiếp nhận ba tỉnh Nam Kỳ từ An Nam theo hiệp ước 1872, nó sở đắc các quyền hạn của quyền bá chủ mà An Nam đã hành xử. Vấn đề cần được quyết định, vì thế, đơn giản là về tầm mức của các quyền hạn mà An Nam đã hưởng dụng như một nước bá chủ. Ông có nhắc nhở Drouyn de Lhuys rằng một vị quan lại đã đến Udong từ Huế để yêu cầu sự tái lập việc triều cống và rằng viên chức này đã sẵn hiện diện tại Udong khi Grandière đến đó để thương thảo sự bảo hộ. Về lời tuyên bố chủ quyền của Xiêm trên Campuchia, nước Pháp đã nhất quán khước từ nó bất kỳ “quyền hạn trực tiếp” nào. Bonard đã phủ quyết nó khi ông từ chối không cho dẫn độ Sanongso. Các chỉ thị hướng dẫn Grandière (mà Bộ Trưởng Ngoại Giao tuyên bố rằng ông chưa hề nhìn thấy) bắt buộc ông phải tuân hành cùng một thái độ. Viên Đô Đốc đã không thực hiện áp lực nào trên Norodom. Tư cách phục tòng của Norodom đối với chủ nhân của mình tại Vọng Các đủ để giải thích hành động của ông ta. Bản hiệp ước đem lại các lợi thế quan trọng cho Pháp. Quyền lợi của Pháp nằm ở chỗ ngăn chặn một nước thù nghịch không được chiếm đóng Campuchia và không có gì khác biệt trong việc hoàn thành được mục tiêu này dù là Pháp chỉ chiếm giữ ba tỉnh Nam Kỳ hay toàn thể sáu tỉnh. Sự thịnh vượng của tân thuộc địa của nó phải được bảo đảm bằng việc ngăn cản sự chuyển hướng nền thương mại của Campuchia xa khỏi cửa ngõ tự nhiên của nó xuyên qua Nam Kỳ. Thật là lố bịch để giả định rằng Xiêm lại có bao giờ sẽ đồng ý sự cắt nhượng một địa điểm quân sự và thương mại trọng yếu như thế tại Nơi Bốn Nhánh (Quatre Bras) nếu như Pháp đã có “sự bất cẩn” để thương thảo với các địa diện của nó. Ông đã bác bỏ chính sách thừa nhận quyền bá chủ của Xiêm, nhưng ông sẽ sằn lòng nhượng bộ điều đó nếu, khi làm như thế, nước Pháp có thể tự mình bảo đảm được các lợi thế của bản hiệp ước mà Grandière vừa ký kết. Nó đúng là thời điểm để giảm thiểu các quyền hạn của Xiêm trên Campuchia, bắt chúng trở về các giới hạn nguyên thủy của chúng.

Trong khi Chasseloup-Laubat thảo luận trong bức thư của mình về chế độ bảo hộ được đảm nhận bởi Pháp trên Campuchia, ông ta đã bộc lộ một sự hỗn loạn trong tư tưởng. “Tôi nghĩ,” ông đã viết, “rằng nếu chúng ta có thể nhìn nhận loại quyền bá chủ được chia sẻ với Huế mà Xiêm đã hành sử trên Campuchia, sự chinh phục của chúng ta một phần vùng hạ lưu Nam Kỳ mang lại cho chúng ta ít nhất cùng các quyền hạn như Huế đã có, và rằng chúng ta ở vào một vị thế để củng cố thực thể của chế độ bảo hộ của chúng ta. “ (71) Nhưng, ông cũng nói rằng Campuchia phải là một “quốc gia độc lập nằm giữ Xiêm và nước chúng ta, dù rằng sự bảo vệ của chúng ta nhằm để chặn đứng sự xâm chiếm của Vọng Các.” (72) Hiển nhiên, bản hiệp ước là điều gì nhiều hơn “cùng các quyền hạn mà Huế đã có.” Điện văn kết thúc với cái nhìn minh mẫn đáng ghi nhận về mặt ngôn từ, “bất kể danh xưng mà chúng ta gán cho thẩm quyền của chúng ta, sự chiếm giữ hay sự bảo hộ: possession or protectorate”, nó phải được mở rộng trên sáu tỉnh của phần hạ lưu Nam Kỳ. (73)
Drouyn de Lhuys chấp nhận bản hiệp ước (74) nhưng ông bị dành lại một vấn đề về việc giải thích với Vọng Các rằng làm thế nào hiệp ước đã được thương thảo mà lại không hề đề cập gì đến kinh đô đó. Cả ông lẫn Chasseloup-Laubat đã không làm đủ mức để cảnh giác Grandière không được khiêu khích Xiêm và thúc dục ông ta làm mọi điều có thể làm được để xoa dịu các cảm nghĩ của triều đình Vọng Các. Bộ Trưởng Ngoại Giao tin tưởng rằng, khi xét đến các sự phản đối của Xiêm, một số sự giải thích cần đến. Ông đồng ý với Chasseloup-Laubat rằng An Nam không bị ràng buộc bởi các hành vi của Montigny và Castelnau. Nhưng với ông, điều không thuận lý [non-sequitur, tiếng La Tinh trong nguyên bản] để nói rằng, nước Pháp, như một kẻ thừa kế An Nam tại Nam Kỳ, cũng không bị ràng buộc như thế. Ông trả lời các lập luận của đồng sự bằng cách nêu lên câu hỏi, nếu An nam không bị ràng buộc bởi sự nhìn nhận của Montigny về quyền bá chủ của Xiêm, việc ấy sẽ liên hệ với Pháp ra sao? Montygny là một phái viên của Pháp. Chẳng lẽ nước Pháp không bị ràng buộc bởi những gì ông ta đã làm hay sao? Hơn nữa, Castelnau đã nói với người Xiêm rằng ông ta được phép thương thảo với Campuchia xuyên qua đại diện của họ. Ông nghĩ rằng Xiêm phải được giao cho một số giải thích về lý do tại sao nó đã không được đếm xỉa tới. (75)
Phù hợp với thái độ này, vì thế, Đại Úy Aubaret, tân lãnh sự tại Vọng Các, đã được giao phó làm hết sức để xoa dịu Xiêm. (76) Ông cũng được tuyển chọn làm phái viên để điều đình một hiệp ước mới với An Nam về việc hoàn trả ba tỉnh đã chinh phục được, Biên Hòa, Gia Định, Định Tường – phe chống lại chủ trương đế quốc đã dành thắng cuộc đấu tranh tại Paris. Drouyn de Lhuys nghĩ rằng tình hình sự vụ mới này sẽ có một hiệu quả trực tiếp đến tương lai các quan hệ của Pháp với Campuchia. Bản hiệp ước sẽ phải được giải thích một cách linh động hơn khi Nam Kỳ được hòan trả. Ông cố vấn Đô Đốc Grandière không nên vận dụng nhiều bản hiệp ước ngoại trừ phần được chuẩn cấp quyền hạn chiếm đóng khu vực tại Nơi Bốn Nhánh (Quatre Bras). (77) Trong một bức thư hòa giải gửi Phra Klang [Bộ Ngoại Giao] của Xiêm, ông nhấn mạnh sự kiện rằng Xiêm đã phàn nàn về hình thức hơn là về nội dung bản hiệp ước – rằng nước Pháp hẳn sẽ phải vui mừng để thương thảo xuyên qua Xiêm, nhưng bởi trong hai năm qua, thái độ của Xiêm có vẻ đã bị đảo ngược và thù nghịch. Trong khi đó, một hiệp ước đã trở nên cần thiết đối với Pháp. Bản hiệp ước đã không được thương thảo với bất kỳ ý đồ nào về sự sáp nhập trong tương lai, và bất kỳ sự can thiệp nào của An Nam, nước đã đặt nước Pháp làm kẻ thừa kế tại Đông Dương, sẽ không được tha thứ. Ông hy vọng rằng Aubaret sẽ cho thể thuyết phục Xiêm về ước muốn của Chính Phủ Pháp nhằm duy trì với Xiêm các quan hệ thân thiện nhất. (78)
Trong khi đó, vở kịch về “Nhà Vua đáng thương hại ở Udong”, như Chasseloup-Laubat đã gọi một cách thích hợp, và có lẽ với một sự mỉa mai vô tình, đê” chỉ Nhà Vua Campuchia, tiếp tục được mở ra. Grandière đã lập chính sách về chế độ bảo hộ theo những báo cáo của Doudart de Lagrée, Tư Lệnh Gia Định là người ông đã để lại Udong làm đại diện chính thức. (79)
Lagrée có trích dẫn Norodom là có nói rằng khi vị quan lại Xiêm rời Udong, ông ta có cảnh cáo Nhà Vua rằng hiệp ước với Pháp sẽ tước đoạt sự tự do của ông và rằng nước Pháp đang mưu toan đẩy ông vào một cuộc chiến tranh với Xiêm đề tái chiếm Lào và các tỉnh đã mất tại Angkor và Battambang. Norodom muốn Lagrée hiểu được rằng trong thực tế ông ta sẽ sung sướng để có các tỉnh này được tái lập về cho ông. (80) Các sự chuẩn bị đương được thực hiện cho cuộc lễ đăng quang của Nhà Vua [Campuchia]. Norodom có nhận được một lá thư từ Quốc Vương Xiêm nói rằng Quốc Vương không thể đích thân đến dự nhưng sẽ được đại diện bởi người anh em phụ trách Bộ Ngoại Giao cùng với một quan lại. Họ sẽ là những người đại diện cho vương triều. Một tháng sau cuộc lễ đăng quang, Quốc Vương Xiêm sẽ đến Campot nơi mà Norodom sẽ đến đón tiếp Quốc Vương [Xiêm]. (81) Lagrée muốn biết Norodom đã giải thích buổi lễ đăng quang như thế nào. Nó có phải tương đương như cuộc tấn phong cho một chư hầu từ nước bá chủ hay không? Liệu nó có ban cấp cho Xiêm một quyền để can thiệp vào công việc của Campuchia hay không? Nói tóm lại, liệu nó có để Campuchia thành một quốc gia tự do và độc lập hay không? Nếu nền độc lập của Campuchia bị xâm hại, khi đó ông cảnh cáo, nước Pháp sẽ không thừa nhận bất kỳ hiệu lực nào của cuộc lễ. Tình trạng của Campuchia đã là một đề tài thảo luận giữa Xiêm và Pháp. Nó sẽ là một hành vi bất thân thiện về phía Norodom khi quyết định về vấn đề này mà không tham khảo với cả hai nước này. (82)
Ngày 3 tháng hai, 1864 được ấn định bởi Xiêm làm nhật kỳ cho lễ đăng quang và Grandière được mời tham dự. Ông ta đã phái Chỉ Huy Trưởng Désmoulins làm đại diện cho ông. Ngày ấn định đã đến nhưng phía Xiêm đã không xuất hiện. Norodom lấy làm thất vọng. Désmoulins thúc dục ông hãy tiến hành như thể không có gì xảy ra. Norodom đồng ý tiến bước với các lễ hội chỉ bãi bỏ lễ đăng quang và cử hành với sự huy hòang đặc biệt lễ hội Svet Trachhat. Nghi lễ này sẽ thừa nhận quyền lực của ông với cùng hiệu lực như lễ đăng quang. Khi Grandière được thông báo về diễn tiến này và về ý định hiển nhiên của Norodom muốn du hành sang Vọng Các để tìm kiếm vương miện hão huyền của ông ta, Grandière lấy làm bối rối một cách nghiêm trọng. Trong trường hợp Norodom phải đi, và chuyến du hành hẳn sẽ mang lại kết quả thất lợi cho Pháp, ông đã quyết định quy trách phủ đầu cho sự chậm trễ của bộ ngoại giao trong việc gửi sang sự phê chuẩn bản hiệp ước. (83)
Các bản báo cáo của Lagrée nghiêng về việc biện minh cho sự nghi ngờ của Grandière. Norodom, trong một dịp, đã thú nhận với Lagrée rằng Quốc Vương Xiêm muốn ông ta đi xuống Campot hầu thi hành một ảnh hưởng tôn giáo trên ông ta. Ông giải thích sự việc trong cung cách như sau: Quốc Vương Xiêm đã khóac áo chòang cho ông ta để làm nhà sư Phật Giáo khi ông là một kẻ chạy trốn tại Vọng Các; chính vì thế, ông trở thành con đỡ đầu của Quốc Vương, một mối tương quan mạnh mẽ ở cả Campuchia lẫn Xiêm. Ông đã sửa soạn để đi tới Campot, nhưng ông sẽ đi ngược với ý muốn của mình. Ông đồng ý với Lagrée rằng Lagrée đã có lý khi ra lệnh ông đừng viết thư cho Vọng Các. Các phái viên của Xiêm đã cố gắng vài lần để thúc đẩy ông làm như thế, nhưng ông luôn luôn làm họ phải câm miệng bằng cách nói rằng ông bị chế ngự bởi viên sĩ quan người Pháp. (84)
Bất kể mọi nỗ lực của Lagrée, ông ta không thể ngăn cản cuộc khởi hành của Norodom từ Udong. Ngày được ấn định là mồng 3 Tháng Ba. Trước khi rời khỏi kinh đô, Norodom đã gửi một lá thư cho Grandière, nhờ Lagrée chuyển hộ, trong đó ông nói rằng Quốc Vương Xiêm cảm thấy rằng lễ đăng quang có thể được cử hành một cách huy hoàng hơn tại Vọng các. Cuộc du hành đến đó và quay trở về sẽ mất khoảng từ ba mươi đến bốn mươi ngày. Không phải tất cả các cố vấn của Norodom đều đã tán đồng quyết định của ông. Bộ Trưởng Hải Quân của ông chống đối cuộc khởi hành và thúc dục Lagrée cố gắng đưa ra nỗ lực sau cùng để ngăn cản ông, (85) và Lagrée đã từ chối không chuyển lá thư của Nhà Vua đến Đô Đốc [Grandière] với lý do vì Norodom đã làm mất lòng tin nơi ông khi không chịu thông báo cho Grandière trước khi ông ấn định ngày đăng quang. Ông cảnh cáo Norodom rằng nước Pháp sẽ không chấp nhận điều gì được làm tại Vọng Các để trục xuất nước Pháp. (86) Ông cũng cảnh cáo Nhà Vua:
Ngài biết rất rõ cảm tình của tôi dành cho Ngài và cho Căm Bôt. Xin cho phép tôi, vì thế, được nói rằng nếu Ngài đi Vọng Các, ngài sẽ không có thể trở lại Udong bởi nếu người Xiêm muốn Ngài làm như thế, nước Pháp sẽ chống đối và quan hệ tốt đẹp sẽ bị cắt đứt … Tôi tin rằng mình trụ lại Udong với vài người lính, và cầu nguyện Ngài sẽ chỉ định một nơi thích hợp để tôi có thể dựng nơi sinh sống của tôi. (87)
Bức thư đã không đạt được mục đích cu/a nó. Vào ngày 3 Tháng Ba, ngày đã ấn định, Norodom rời khỏi kinh đô. Tại Prea Bonleatros, nơi ông rời đi hôm mồng 8, ông nhận được một lá thư của các quan lại của ông cho hay rằng Lagrée đã ra lệnh chống đối cuộc du hành sang Xiêm, và rằng ông đã cố vấn họ hãy dùng ảnh hưởng của họ để thuyết phục Nhà Vua quay trở về kinh đô. Họ nói thêm rằng năm mươi lính Pháp cùng với ba khẩu đại bác đã được gửi đến Udong hôm mồng 6 tháng Ba, và rằng Lagrée đã bắn 21 phát súng chào mừng lá cờ Pháp. Lagrée còn cảnh cáo họ thêm rằng nếu Norodom cương quyết tiếp tục cuộc du hành, Đô Đốc Grandière sẽ được yêu cầu phái hai chiến thuyền đến Campot để ngăn chặn sự trở về của Norodom, rằng mọi quan lại sẽ bị cầm tù, và rằng Campuchia sẽ được biến thành một vùng đất chiếm giữ của người Pháp. (88)
Ở thời điểm này, Linh Mục Janin của Hội Các Phái Bộ Truyền Giáo Hải Ngoại cũng can thiệp vào. Ông bắt kịp Norodom khi còn cách Campot khoảng nửa ngày đường. Trong hai ngày kế tiếp ông đã thúc dục Nhà vua đừng đánh liều với ngai vàng của ông bởi việc thách thức nước Pháp. (89) Lời thỉnh cầu này, cùng với các lập luận mạnh mẽ mà Lagrée có một vị thế để đưa ra, mang lại sự đầu hàng của Norodom. Trở lui trên con đường đến Campot, ông đã đến Trapeang-tim hôm mồng 10 tháng Ba, nơi mà trong ngày kế tiếp, ông đã gửi một lá thư cho Lagrée để dò hỏi rằng liệu các quan lại đã trình bày với ông tình hình đúng thực hay không. Giờ đây, ông đang trên đường trở lại kinh đô. Sự nguy hiểm đã được tránh khỏi, ít nhất trong tức thời. Dù thế, thật nhẹ nhõm để Grandière có thể thông báo Norodom trước cuối Tháng Ba rằng sự phê chuẩn của Hoàng Đế [Napoléon III], sau cùng, đã đến. (90) Sự trao đổi các sự phê chuẩn hiệp ước đã diễn ra tại Udong vào ngày 14 tháng Tư, Chỉ Huy Trưởng Désmoulins đại diện cho Đô Đốc. (91)
Trong khi đó, Campuchia tiếp tục bị tàn phá bởi nội chiến. Aubaret bị thuyết phục rằng sự đăng quang tức thời của Nhà Vua sẽ chấm dứt sự bất ổn. Ông nêu ý kiến với [Thu/ Tướng] Kralahome tại Vọng Các về một lễ đăng quang hỗn hợp. Ông nói với Kralahome rằng nước Pháp không có ý định từ khước Xiêm các quyền hạn cổ xưa của nó tại Campuchia cũng như không đưa ra bất kỳ sự phản đối nào nếu Campuchia tiếp tục triều cống Xiêm như một biểu tượng cho lòng kính trọng. Ông nêu ý kiến rằng nước Xiêm nên lấy làm vui mừng khi thấy nước Pháp thế vào chỗ của kẻ thù đời đời của Xiêm [chỉ Việt Nam?, chú của người dịch]. (92) Campuchia, chiếu theo hiệp ước với Pháp, sẽ vẫn là “một quốc gia ở thế quân bình tòan bích” giữa Pháp và Xiêm. (93) Ý tưởng của Aubaret về lễ đăng quang hỗn hợp tức thời được chấp nhận bởi Kralahome, người được chỉ định làm sứ giả của Phya Mongkri Suriwong, [Quốc Vương] nước Xiêm, ngài Samaha Phra Kralahome của các tỉnh Miền Bắc. Ông được tháp tùng bởi bốn nhà quý tộc có tước vị thấp hơn và năm mươi nô dịch phụ trách tước kỳ và biểu chương. Công việc được sắp xếp để vị sứ giả và đoàn tùy tùng của ông đến Sàigòn trước tiên, nơi mà các chi tiết của cuộc lễ đăng quang sẽ được tham khảo tỉ mỉ với Đô Đốc Grandière. (94) Kralahome nêu câu hỏi rằng liệu lễ đăng quang có thể diễn ra một trong ba ngày trong tháng Năm, là các ngày 18, 23, và 27 hay không, là các ngày mà ông nói được tôn trọng bởi cả người Xiêm lẫn người Campuchia như các ngày “tốt, lành.” Tuy nhiên, ngày được lựa chọn không nằm trong một ngày nào trong số này, mà là ngày 3 tháng Sáu. Chỉ Huy Trưởng Désmoulins đã đại diện cho viên Đô Đốc. Chúng ta mắc nợ Désmoulins về một bản tường thuật về buổi lễ đăng quang. (95) Vị sứ giả Xiêm trước tiên đã ban cấp cho Norodom tước hiệu mà Nhà Vua đã nhận được từ Quốc Vương Xiêm. Nó được khắc trên một phiến vàng rộng, dẹt và được trao tặng cho Norodom trong một chiếc hộp chạm trỗ bằng vàng và bạc. Sau đó vị sứ giả câm vương miện giao cho Désmoulins là kẻ kế đó trao vào tay Norodom. Nhà Vua theo đó tự mình đội vương miện. Một loạt đạn đại bác Pháp được bắn chào mừng vị quân chủ mới tức vị mang lại nỗi hân hoan ra mặt của Nhà Vua, sau đó Désmoulins đã đứng lên và còn đứng nguyên tại chỗ trong lúc bài diễn văn do ông soạn thảo được tuyên đọc lên Nhà Vua bởi Bác Sĩ Hennecart, một cư dân Pháp. Bài diễn văn được đọc trước tiên bằng tiếng Pháp và sau đó bằng tiếng Campuchia. Trong bài diễn văn này, nội dung của nó đã được tiết lộ cho vị sứ giả Xiêm biết trước, Désmoulins tuyên bố rằng nước Pháp vươn tay chào đón các dân tộc và các Quốc Vương tiến bước vào con đường văn minh. Đề cập đến vị sứ giả Xiêm, ông đã tuyên bố một cách long trong. “Nhân vật oai nghiêm này đã du hành sang Âu Châu. Ông đã nhìn thấy nước Pháp. Ông hiểu rằng trong khi thừa nhận các quan hệ trước đây giữa Xiêm và Campuchia, chúng ta có quyền ưu tiên nơi đây, bằng vũ lực cũng như bằng tính chất nổi bật trong nên văn minh của chúng ta.” (96) (Người đọc sẽ ghi nhận rằng trong ngôn ngữ này, không có chút nào tương đồng với “sự quân bình toàn bích” mà, theo Đại Úy Aubaret, phải hiện diện giữa Pháp và Xiêm.) Bài diễn văn của sứ giả Xiêm, tiếp theo đó, thì rất dễ chấp nhận với Pháp bởi nó không nêu ra các phản bác gây khó chịu. Norodom yêu câu đặc quyền chào kính người bảo hộ của ông ta, Hoàng Đế Napoléon III. Désmoulins làm hài lòng ông bằng cách bước vài bước về phía tây “xa khỏi mặt trời, hơi nghiêng về hướng bắc, và để Nhà Vua cúi mình sâu xuống vài cái. Khi ông nhìn thấy tôi bỏ nón xuống, ông đã đưa đôi tay lên chiếc vương miện theo cùng một động tác.” (97)
Các chi tiết khác của cuộc lễ kéo dài bao gồm một sự kính chào Nhà Vua của phái đoàn Xiêm, sự trao tặng hai bức tượng nhỏ linh thiêng bởi vị sư trưởng giáo, sự trao tặng Nhà Vua các vũ khí và vật dụng cá nhân khác, tất cả các vật phẩm đó ông ta đưa tay sờ lên như một biểu tượng rằng từ lúc đó chúng đã được dành riêng và cống hiến cho sự sử dụng của ông ta. Các vật phẩm sau cùng nhận được sự tiếp xúc của Nhà Vua là hai chiếc dép bằng vàng. Xỏ chân vào dép và được che bằng một chiếc lọng, Norodom đã lên ngồi trên ngai. Vào lúc này, một đội kèn Pháp thổi lên các bài nhạc vinh danh [aux champs, tiếng Pháp trong nguyên bản] và lính Pháp trao tặng vũ khí. Norodom tỏ lộ sự hân hoan và cúi đầu cảm ơn. Các quan lại Campuchia kế đến bước ra bày tỏ lòng tôn kính đối với vị chúa tể mới của họ. Sau đó Nhà Vua bước xuống từ ngai vàng và hòa mình vào nhóm người tập họp trong khi một bữa ăn nhẹ được phục vụ.
Vài giờ sau đó, Chỉ Huy Trưởng Désmoulins được chấp thuận dành cho một cuộc tiếp kiến và trong dịp này, ông đã trao tặng Norodom chiếc thuyền vũ trang súng đại bác (chaloupe canonnière) mang tên Gia Định mà Grandière đã hứa trong một điều khoản bố túc vào hiệp ước. Norodom bày tỏ ý muốn không có mặt các sĩ quan Pháp trên thuyền. Ông lấy làm tiếc về sự vố khả năng của ông để cấp cho Lagrée mảnh đất mà Lagrée đã chọn trên bờ sông Compon-Luang, nhưng chuyển ông ta đến khu vực Bannian, gần ngôi chùa phía nam, mà ông tuyên bố rằng Lagrée toàn quyền chiếm hữu tức thời.
Đến đây là chấm dứt công việc của phái bộ Désmoulins. Ông ta đã rời Udong với một lệnh truyền nghiêm trọng cho Norodom phải trung thành với các sự giao kết theo hiệp ước và đừng để bị dẫn dụ lạc hướng bởi các ý kiến gian manh. Nước Pháp đã tuyên bố có quyền hạn ưu tiên của nó tại Campuchia. Liệu Xiêm có đồng ý điều đó cho nó hay không? Việc đó còn cần chờ xem. Sự thiết lập chế độ bảo hộ Pháp trên Campuchia là một sự thay đổi đơn phương nguyên trạng trước đây [status quo ante, tiếng La Tinh trong nguyên bản] tại xứ sở đó.
-----
CHÚ THÍCH:

1. Bài viết này thảo luận về sự thiết lập chế độ bảo hộ của Pháp trên Campuchia. Một bài kế tiếp sẽ dành riêng về phản ứng của Xiêm và các cuộc thương thảo giữa Pháp và Xiêm được kết thúc bằng thỏa ước Pháp-Xiêm chấp nhận sự bảo hộ của Pháp. Bài viết này đã được nghiên cứu với sự tài trợ của Hội Đồng Nghiên Cứu Khoa Học Xã Hôi.
2. Trong các văn khố của Bộ Ngoại Giao Pháp tại Paris, từ An Nam, bao gồm cả sáu tỉnh Nam Kỳ, được gọi chung là Cochinchina. Người viết giới hạn từ Cochinchina để chỉ sáu tỉnh miền nam, như Biên Hòa, Mỹ Tho v.v… mà thôi.
3. “Quelques traits relative à l’histoire du Cambodge,” Revue d’histoire des missions, VIII (1931), 537.
4. Charles Meyniard, Le second Empire en Indo-Chine (Paris, 1891), trang 359; cũng xem, Ministère des Affaires Étrangères, Siam I, 1855-1857, Mission de M. de Montigny à Siam et en Cochinchine, Montugny to Walewski, May 8, 1857, trang 409.
5. Siam I, Montigny to walewski, October 18, 1856, trang 212; Montigny to Walewski, May 8, 1857, trang 403.
6. Siam I, Montigny to King of Siam, March 26, 1857, các trang 425-26 “Quốc Vương đủ minh mẫn để nhớ rằng ngay từ lúc tôi đến triều đình Ngài, tôi đã nhìn nhận quyền chủ tể của Ngài trên Campuchia trong một cung cách minh nhiên nhất; rằng hình thức trong mọi văn thư của tôi đều bao gồm tước hiệu của vị chủ tể trên lãnh địa này. Quyền đã từng được thừa nhận tại Xiêm không còn có thể bị bác bỏ tại Campuchia.” Cũng xem, Ministère des Affaires Étrangères, Asie, XXVIII, Indo-Chine II, 1862-1863, Drouyn de Lhuys to Chasseloup-Laubat, August 15, 1863, trang 468.
7. Siam I, Montigny to Walewski, May 8, 1857, trang 403.
8. Như trên, Montigny to Walewski, October 18, 1856, trang 212.
9. Như trên, Montigny to Walewski, May 8, 1857, các trang 403-23.
10. Ministère des Affaires Étrangères, Asie XXIX, Indo-Chine III, 1864-1866, De la Grandière to Drouyn de Lhuys, March 30, 1864, trang 63.
11. Siam I, Montigny to Drouyn de Lhuys, October 18, 1856, trang 213.
12. Siam I, Montigny to Drouyn de Lhuys, May 8, 1857, các trang 415-18. Bản Anh ngữ về phần này trong các cuộc thương thảo của Montigny thì khác biệt: “Khi ông Montigny ở đây trong năm 1856 để thương thuyết về bản hiệp ước thương mại giữa Pháp và Xiêm, tôi có được bảo đảm rằng ông có đưa ra đề nghị về việc nhượng đảo Côn Sơn (Pulo Condore) cho Pháp như một đối vật đặc biệt. Điều này bị từ khước không chỉ bởi Quốc Vương Xiêm mà còn bởi Nhà Vua Campuchia, viện cớ rằng họ nghĩ họ không thể nhượng đảo Côn Sơn bởi người Nam Kỳ sẽ phản đối lời tuyên xác của họ trên hòn đảo.” Public Record Office, London, Foreign Office MSS, từ giờ về sau, viết tắt là F.O. 69/24 v.v… Consul Schomburgk to Earl Russell, May 31, 1858, F.O. 69/24.
13. Siam I, Montigny to King of Siam, March 26, 1857, các trang 425-26.
14. Ministère des Affaires Étrangères, Siam II, 1857-1863, Castelnau to Walewski, November 2, 1858, trang 34.
15. Société des Missions Étrangères, Cambodge, Mgr. to M. Libois, April 15, 1860; cũng xem thư của Abbé Hestrest to Abbé Albrand, April 16, 1860.
16. Société des Missions Étrangères, M. Miche to Directors of Seminary, December 12, 1859; cũng xem Miche to Libois, December 15, 1859.
17. Siam II, Prince Khrom Luang Wongsa to Thouvenel, July 20, 1860, các trang 86-87.
18. Như trên (idem).
19. Như trên, Thouvenel to Prince Khrom Luang Wongsa, October 9, 1860, trang 104.
20. Như trên, Thouvenel to Castelnau, November 24, 1860, trang 113.
21. Như trên, Castelnau to Thouvenel, January 2, 1861, trang 118.
22. Như trên, Castelnau to Thouvenel, January 24, 1861, các trang 122-26.
23. Như trên, Miche to Castelnau, February 13, 1861, trang 146.
24. Như trên, Castelnau to Thouvenel, January 2, 1861, trang 115.
25. Như trên, Castelnau to Thouvenel, January 24, 1861, các trang 122-23.
26. Như trên, Thouvenel to Castelnau, April 9, 1861, các trang 166-67.
27. Như trên, Charner to Castelnau, June 28, 1861, trang 218.
28. Như trên, Castelnau to Thouvenel, September 30, 1861, các trang 261-62.
29. Như trên, Castelnau to Phra Klang, November 8, 1861, trang 279. Xem Public Record Office, London, F.O. 69/39 để thấy có sự khác biệt đôi chút trong bản dịch sang Anh ngữ.
30. Siam II, Miche to Castelnau, August 15, 1861, trang 265.
31. Siam II, Castelnau to Thouvenel, December 9, 1861, trang 274. Cũng xem F.O. 69/39, Phra Klang to castelnau, November 22, 1861.
31A.F.O. 69/39, Castelnau to first King of Siam, November 22, 1861.
32. Những “điều kiện ngoại lệ” này được gồm trong Điều IV bản dự thảo hiệp ước. Để đổi lấy sự chấp nhận của Castelnau tước vị “His Highness: Đức Hoàng Thượng” dành cho người cầm quyền của Campuchia, Điều I, nước Pháp sẽ nhận được hai khoảnh đất, mỗi khoảnh rộng một dặm vuông trên bờ bên Campuchia dọc theo sông Cửu Long “để tu bổ các tàu hơi nước và để triệt hạ nạn hải tặc trên sông.” Bên Kralahome (Thủ Tướng) đã từ chối không chịu phê chuẩn sự nhượng địa này. Xem F.O. 69/39 Castelnau to Kralahome, November 25, 1861, và Castelnau to First King, November 30, 1861, December 6, and December 7, 1861.
32A.Như trên, Castelnau to First King, December 7, 1861.
32B.Như trên, No. 41 Schomburgk to Russell, December 11, 1861.
33. Siam II, Bonard to Chasseloup-Laubat, December 26, 1861, các trang 312-13.
34. Như trên, trang 313.
35. Như trên, Thouvenel to Chasseloup-Laubat, February 25, 1862, trang 316; cũng xem Thouvenel to Chasseloup-Laubat, May 7, 1862, các trang 322-23.
36. Asie XXVIII, Phra Klang to Bonard, May 21, 1862, trang 78.
37. Như trên, Phra Klang to Bonard, July 28, 1862, trang 76.
38. Như trên, Bonard to Chasseloup-Laubat, September 30, 1862, trang 130.
39. Như trên, Bonard to Chasseloup-Laubat, October 18, 1862, trang 133.
40. Như trên, Bonard to Phra Klang, October 18, 1862, trang 134.
41. Như trên, Bonard to Phra Klang, December 10, 1862, trang 209. Chữ in nghiêng được gạch dưới trong tài liệu nguyên thủy.
42. Như trên, báo cáo của Manen, Kỹ Sự Thủy Đạo. Trích đoạn, các trang 240-43.
43. Như trên, Bonard to Drouyn de Lhuys, Jạn 7, 1863, các trang 280-83.
44. Như trên, Note on question of Cochinchina, March, 1863, các trang 371-72. Cũng xem Như trên, Drouyn de Lhhuys to Chasseloup-Laubat, December 3, 1863, trang 531.
45. Như trên, Chasseloup-Laubat to Bonard, Bản Sao, January 15, 1863, các trang 298-313.
46. Như trên, trang 301.
47. Điều IV, ngăn cấm An Nam không được chuyển nhượng bất kỳ phần lãnh thổ của nó mà không có sự đồng ý của Pháp.
48. Chasseloup-Laubat to Bonard, January 15, 1863, trang 306.
49. Như trên, trang 308.
50. Như trên, trang 309.
51. Như trên, note sur la question de Cochinchine (ghi nhận trên vấn đề Nam Kỳ), March 1863, các trang 345-400; cũng xem Drouyn de Lhuys to Chasseloup-Laubat, August 15, 1863, các trang 465-78.
52. Như trên, note sur la question de Cochinchine, March 1863, trang 389.
53. Như trên, trang 389-90.
54. Như trên, Phra Klang to Bonard, January 24, 1863, các trang 343-44.
55. Như trên, Chasseloup-Laubbat to Drouyn de Lhuys, September 6, 1863, các trang 479-88.
56. Như trên, trang 482.
57. Như trên, trang 483.
58. Như trên, Grandière to Chasseloup-Laubat, June 8, 1863, trang 489.
59. Như trên, các trang 489-92. Chữ in nghiêng được gạnh dưới trong nguyên bản.
59A. Như trên, Grandière to Chasseloup-Laubat, August 26, 1863, trang 578.
60. Bản tường trình nói trên cu/a Grandière được tìm thấy trong Asie XXVIII, Grandière to Chasseloup-Laubat, August 26, 1863, các trang 575-95.
61. Thư của Norodom được tìm thấy trong tập Siam II, 1857-1863, Norodom to the Kralahome, August 15, 1863, các trang 380-84.
62. Asie XXVIII, Grandière to Chasseloup-Laubat, August 26, 1863, trang 583; cũng xem Chasseloup-Laubat to Drouyn de Lhuys, December 10, 1863, trang 546.
63. Siam II, Grandière to Consul at Bangkok, August 26, 1863, trang 390.
64. Như trên, Phra Klang to Grandière, September 22, 1863, các trang 392-93. (Cũng có bằng Anh ngữ, các trang 378-79).
65. Như trên, Phra Klang to Drouyn de Lhuys, September 22, 1863, trang 393; cùng có trong F.O. 69/35.
66. Siam II, Siamese Cinsul at Paris to Drouyn de Lhuys, and Annex, December 16, 1863, các trang 401-406.
67. Asie XXIX, Drouyn de Lhuys to Chasseloup-Laubat, January 5, 1864, trang 37.
67A. Asie XXVIII, các nhận xét liên quan đến hiệp ước bảo hộ cho Campuchia, trang 300.
68. Như trên, các trang 499-506.
69. Như trên, Chasseloup-Laubat to Drouyn de Lhuys, December 10, 1863, các trang 539-51.
70. Như trên, các trang 542-43. Chữ in nghiêng được gạch dưới trong nguyên bản.
71. Như trên, trang 548. Chữ in nghiêng được gạch dưới trong nguyên bản.
72. Như trên, trang 550. Chữ in nghiêng được gạch dưới trong nguyên bản.
73. Như trên. Chữ in nghiêng được gạch dưới trong nguyên bản.
74. Asie XXIX, Drouyn de Lhuys to Chasseloup-Laubat, January 5, 1864, trang 36. Cũng xem Asie XXVIII,Chasseloup-Laubat to Grandière, November 26, 1863, trang 605. “Vous serez complètement approuvé. Les pouvoirs necessaries qui n’existaient peut-être pas assez regulièrement vous seront reconnus.”
75. Asie XXIX, Drouyn de Lhuys to Chasseloup-Laubat, January 5, 1864, các trang 37-38.
76. Siam II, 1864-1866, 1867 (January – March) Drouyn de Lhuys to Aubaret, January 9, 1864, trang 1.
77. Asie XXIX, Drouyn de Lhuys to Grandière, January 9, 1864, các trang 44-48.
78. Siam II, Drouyn de Lhuys to Phra Klang, January 9, 1864, trang 17.
79. Asie XXVIII, Grandière to Chasseloup-Laubat, August 26, 1863, trang 594.
80. Villemereuil, A. B. de, Explorations et Missions de Doudart de Lagrée, Paris, 1883, Lagrée to Grandière, December 12, 1863, trang 103.
81. Như trên, Norodom to Lagrée, January 11, 1864, trang 104.
82. Như trên, Lagrée to Norodom, không ghi nhật kỳ, trang 106.
83. Asie XXIX, Grandière to Marine, March, 1864, trang 88. Chasseloup-Laubat tin rằng cách hay nhất để bày tỏ cho Norodom rằng nước Pháp có ý định duy trì hiệp ước là hãy để Grandière đến trao một vương miện cho ông ta với một mức độ hào nhoáng nào đó. Asie XXIX, Chasseloup-Laubat to Drouyn de Lhuys, May 7, 1864, trang 79.
84. Asie XXIX, Grandière to Chasseloup-Laubat, January 27, 1864, các trang 80, 81.
85. Villemereuil, dẫn trên. Minister of Marine of Cambodia to Lagrée, February 29, 1864, trang 362.
86. Như trên, Lagrée to Norodom, March 1, 1864, trang 108.
87. Như trên, Lagrée to Norodom, không ghi nật kỳ, các trang 360-61. Grandière đề cập đến các binh sĩ này với ngôn từ như sau: “L’officier francais qui commande dans le Haut-Cambodge n’ayant pu faire écouter à ce prince tremblant ses justes representations, j’ai du renforcer la division du cambodge pour rassurer (sic) S.M.” Asie XXIX, Grandière to Chasseloup-Laubat, March 30, 1864, trang 62.
88. Villemereuil, dẫn trên, Norodom to Lagrée, Marc 11, 1864, các trang 363-64.
89. Xem Revue d’histoire des Missions, nơi đã dẫn (loc. cit.), các trang 537-40.
90. Asie XXIX, Grandière to Drouyn de Lhuys, March 30, 1864, trang 61.
91. Như trên, Grandière to Drouyn de Lhuys, April 23, 1864, trang 97.
92. Siam II, Aubaret to Drouyn de Lhuys, April 22, 1864, trang 39, 40.
93. Như trên, Aubaret to Kralahome, Aril 22, 1864, trang 45; cùng xem tư cùng người gửi cho cùng người nhận, F.O. 69/39.
94. Kralahome to Aubaret, April 25, 1864, F.O. 69/39.
95. Về báo cáo của Désmoulins, xem Asie XXIX, Grandière to Chasseloup-Laubat, June 8, 1864, các trang 247-50.
96. Như trên, trang 248.
97. Như trên.


Nguồn: R. Stanley Thomson, The Establishment of the French Protectorate over Cambodia, The Far Eastern Quarterly, Vol. IV, August 1945, No. 4, New York: Columbia University Press.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top