Sự thật về tác hại của sóng điện thoại

thanhchung.hti

New member
Xu
0
Những năm gần đây, khi chiếc điện thoại di động trở thành một phương tiện liên lạc phổ cập thì những bàn cãi xung quanh vấn đề “bức xạ điện thoại” đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng. Và những phân tích dưới góc độ khoa học cho thấy, bức xạ phát ra từ những chiếc điện thoại bạn đang dùng hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
Từ khi ra đời cho đến nay, chiếc điện thoại di động mang lại cho chúng ta không ít sự tiện nghi. Vậy mà thiết bị có mức độ phổ cập hơn bất cứ sản phẩm điện tử nào ấy lẽ nào lại có tác hại đến sức khỏe con người. Người ta bắt đầu hoang mang. Rốt cuộc có phải nơi nào cũng có bức xạ điện thoại? Và chúng có ảnh hưởng đến cơ thể con người hay không?

Mang theo những câu hỏi ấy, chúng tôi đã tìm đọc khá nhiều tài liệu liên quan đến vấn đề bức xạ điện thoại trong và ngoài nước hòng tìm một cách nhìn mang tính khoa học nhất về vấn đề đang được nhiều người quan tâm này.

Người ta thường đồng nhất bức xạ điện từ với ô nhiễm bức xạ điện từ. Kỳ thực, đó là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Các chuyên gia về điện từ học cho biết, bất cứ vật mang điện nào cũng có bức xạ điện từ, chỉ khi cường độ bức xạ vượt qua mức tiêu chuẩn quốc gia mới gọi là ô nhiễm bức xạ điện từ và chỉ khi đó nó mới dẫn đến những tác hại xấu đối với cơ thể con người.

Điện thoại di động có tác hại như thế nào đến sức khỏe con người, cho đến hiện tại giới khoa học toàn thế giới vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Tất cả những cơ quan nghiên cứu về vấn đề bức xạ điện thoại, bao gồm cả Tổ chức Y tế thế giới cũng chưa đưa ra bất cứ bằng chứng nào đủ để chứng minh điện thoại và các trạm gốc BTS có thể uy hiếp sức khỏe con người.

Để đánh giá khả năng ảnh hưởng đến sức khoẻ của sóng vô tuyến nói chung, người ta sử dụng một đại lượng gọi là SAR (Specific Absorption Rate) chỉ số hấp thụ năng lượng vô tuyến tại một khoảng tần số nhất định của một đơn vị khối lượng cơ thể, đo bằng W/kg hoặc mW/g. Theo quy định của Ủy ban quốc tế phòng chống bức xạ phi ion hóa (ICNIRP), tiêu chuẩn giới hạn của chỉ số SAR là 2W/kg. Tiêu chuẩn này đã được áp dụng ở hầu hết các nước châu Âu.

Từ năm 1987, khi chiếc máy điện thoại di động đầu tiên ra đời đến nay, trong 23 năm lịch sử phát triển của chiếc điện thoại, vẫn chưa có bất cứ chứng cứ nào cho thấy bức xạ trong phạm vi quy định của ICNIRP ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Trên thực tế, bất kỳ thiết bị điện tử nào cũng mang bức xạ. Vấn đề chỉ là nhiều hay ít mà thôi. Và theo tính toán của nhiều cơ quan nghiên cứu, với những máy điện thoại GSM thì cường độ bức xạ tại điểm mạnh nhất cũng chỉ tương đương với mức 2W/kg, mức tiêu chuẩn mà ICNIRP đưa ra. Với những chiếc máy sử dụng công nghệ CDMA do công suất phát nhỏ hơn nên cường độ bức xạ còn thấp hơn cả những chiếc điện thoại chuẩn GSM.

Trong cuộc sống thường ngày khi chúng ta nhìn thấy hiện tượng điện thoại di động làm nhiễu sóng điện thoại cố định, màn hình máy vi tính, hay các vật trang sức của điện thoại di động lập lòe, chúng ta thường “đổ tội” cho bức xạ điện thoại quá mạnh. Trên thực tế, đây chỉ là hiện tượng nhiễu sóng điện tử.

Bức xạ của những chiếc điện thoại GSM phát ra đều là tín hiệu xung (pulse signal), vì vậy nó dễ gây ra hiện tượng nhiễu sóng các mạch điện tử. Khi các mạch điện tử bị nhiễu, sẽ phát ra âm thanh. Hiện tượng này hoàn toàn không liên quan gì đến công suất của bức xạ. Đây cũng là lý do vì sao khi ngồi trên máy bay, bạn không thể sử dụng điện thoại.

Với những gì vừa được nêu trên đây, chúng ta có thể kết luận chắc chắn rằng, cường độ bức xạ của những chiếc điện thoại mà chúng ta đang dùng không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe của bạn. Vì vậy, bạn có thể vứt bỏ hoàn toàn nỗi lo về ảnh hưởng của bức xạ và yên tâm sử dụng chiếc điện thoại di động đầy tiện ích của mình.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top