Sự thật về cảm lạnh và cách điều trị

Hide Nguyễn

Du mục số
Khi trời trở lạnh cũng là lúc bệnh cảm lạnh sắp tấn công chúng ta. Thông thường, trong suốt cả cuộc đời, mỗi người chúng ta sẽ bị cảm khoảng trên dưới 200 lần và trung bình mỗi lần cảm lạnh kéo dài khoảng 9 ngày. Như vậy, tính tổng số, thời gian mà chúng ta phải chịu đựng những triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, ho, đau đầu, đau họng là 5 năm- một con số thật đáng ngạc nhiên.

Cảm lạnh là bệnh lây truyền phổ biến nhất trên thế giới. Một số người chỉ bị cảm nhẹ, nhưng một số người bị cảm rất nặng, cứ mùa đông đến là không thể “chống đỡ” được, nước mũi chảy ròng ròng trong khi những người khác chỉ bị hắt hơi, sổ mũi.

Tại sao lại như vậy? Các nghiên cứu khoa học được tiến hành trong suốt 10 năm qua đã làm một cuộc “cách mạng hóa”, thay đổi quan niệm của chúng ta về bệnh cảm lạnh- nguyên nhân? ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của bạn như thế nào?làm thế nào để kiềm chế nó và khi nào thì không cần bận tâm đến nó?

Thông qua trò chuyện với các chuyên gia hàng đầu và tham khảo các nghiên cứu vô tận về bệnh cảm cúm, tác giả Jennifer Ackerman đã tìm ra sự thật và những học thuyết về bệnh cảm lạnh. Nghiên cứu của bà đem lại cho người đọc những ngạc nhiên thú vị.

Một hệ thống miễn dịch yếu không làm bạn dễ bị nhiễm bệnh

Những triệu chứng của cảm lạnh không xuất phát từ hậu quả bạn bị virut tấn công mà là hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng đối với nó mạnh mẽ như thế nào. Nói một cách khác, hệ thống miễn dịch càng khỏe mạnh, những triệu chứng càng tồi tệ.

Hãy ghi nhớ những điều này trong đầu bạn, để mỗi khi đọc một khẩu hiệu quảng cáo cho một lọai thuốc giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại bệnh cảm lạnh thì bạn không bị mắc lừa nhé!


cam.jpg

Vitamin C không có ích đối với cảm lạnh

Nghiên cứu trước đó đã khẳng định, không có phương pháp nào hữu hiệu hơn vitamin C trong điều trị cảm cúm. Thế nhưng điều này dường như là không đúng. Hơn 30 nghiên cứu lâm sàng đã được tiến hành với 10.000 người và đã cho kết quả là vitamin C không ngăn cản được bệnh.

Vitamin C chỉ hữu ích trong trường hợp bạn phải thực hiện những bài tập tương đối nặng nhọc, khi đó nó có thể giúp bạn giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh. Các binh sĩ, vận động viên trượt tuyết, vận động viên marathon với 200 mg Vitamin C mỗi ngày là những người ít có nguy cơ bị mắc bệnh.

Nói “không” với rượu không phải là một đáp án

Theo Nghiên cứu của Bộ phận chuyên về Cảm cúm Thông thường tại Salisbury, Wiltshire, uống một hoặc hai cốc rượu 1 ngày làm giảm nguy cơ mắc cảm lạnh. Những người không uống rượu có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn nhiều, mặc dù các nhà khoa học cũng không lý giải được nguyên nhân tại sao.

Ngài Sheldon Cohen, người đứng đầu nghiên cứu trên cho biết: “ Có thể là những người uống rượu ít nhạy cảm hơn với bệnh vì một lí do nào đó”.

Hoặc có thể có một mối liên hệ trực tiếp như sau, bằng cách nào đó rượu có tác dụng hạn chế sự lây lan của virus. Tuy nhiên, Sheldon Cohen không khuyến khích mọi người uống rượu để phòng bệnh bởi vì tác hại của việc uống rượu đối với sức khỏe còn nhiều hơn những gì mà nó có thể làm để chống bệnh cảm lạnh.

Hôn không làm bạn bị lây bệnh

Kết luận này có thể khiến nhiều người ngạc nhiên, nhưng thực tế bạn không thể bị truyền bệnh chỉ bởi một nụ hôn. Theo nghiên cứu của Đại học Wisconsin Medical School, virus phổ biến nhất gây cúm là rhinovirus không đi qua đường miệng.

Trong 16 thử nghiệm lâm sàng được tiến hành (cho những người bị nhiễm cúm hôn những người không mắc bệnh trong khoảng thời gian 1 phút rưỡi), chỉ có 1 trường hợp bị lây cúm.

Với hầu hết các virus cúm, mũi và mắt là hai con đường dễ lây nhiễm bệnh nhất. Do đó khi tiếp xúc với người bệnh cúm, bạn phải hết sức cẩn thận đề phòng ho, hắt hơi và cả tiếp xúc bằng tay với bề mặt nhiễm bệnh.

Giặt quần áo không “giết chết” virus

Theo nghiên cứu của nhà vi trùng học Charles Gerba thuộc Đại học Arizona, giặt quần áo cho người bị bệnh là một trong những con đường chính lây lan bệnh giữa các thành viên trong gia đình. Ngay cả một hành động đơn giản như đưa đồ lót vào trong máy giặt, hay đưa quần áo từ máy giặt sáng máy sấy khô cũng có thể khiến bạn có nguy cơ nhiễm E.coli trên tay (E.coli là một vi khuẩn đường ruột phổ biến).

Giặt tẩy chỉ loại trừ 99% vi khuẩn. Virus, đặc biệt là virus cảm lạnh thậm chí còn khó tẩy rửa hơn vi khuẩn. Chúng thường ẩn nấp trong nếp gấp quần áo, khăn tay và áo của trẻ em là “ngôi nhà lý tưởng” cho virut.

Dịch nhầy màu xanh không phải là một dấu hiệu lây nhiễm vi khuẩn cảm lạnh

Mọi người vẫn nghĩ rằng, dịch nhầy màu xanh là biểu hiện bạn bị cảm lạnh nhưng trên thực tế, đó là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của bạn đang vận hành tốt.

Khi cơ thể bổ sung càng nhiều bạch huyết cầu có khả năng chống lại virus cúm lên mũi, màu sắc của dịch nhầy sẽ thay đổi từ không màu sang màu vàng rồi đến màu xanh lá cây. Nguyên nhân là do những tế bào này có chứa các enzim sắt màu xanh. Màu càng xanh, phản ứng miễn dịch càng mạnh mẽ.


cam1.jpg


Hắt hơi và ho là 2 con đường lây bệnh nhanh nhất.

Ngồi im trong nhà cũng không bảo vệ được bạn

Một trong những nơi mà virus cảm có nguy cơ ẩn náu nhất là con chuột máy tính và bàn làm việc.

Một nghiên cứu về virus cảm lạnh tại văn phòng làm việc đã tìm thấy 47% virus là ở máy tính để bàn, 46% ở con chuột và 45% ở điện thoại. Cũng kết quả từ nghiên cứu đó cho rằng, những người dễ bị nhiễm virus cảm lạnh nhất bao gồm luật sư, luật sư, giáo viên, kế toán, nhân viên ngân hàng, bác sĩ, nhà sản xuất chương trình truyền hình.

Xì mũi thật mạnh không giúp bạn dễ chịu hơn

Cảm giác tắc mũi, nghẹt mũi khi bị cảm cúm là điều mà không ai mong đợi. Cảm lạnh gây ra sự mất nhịp điệu của hơi thở, đôi khi một bên lỗ mũi của bạn bị tắc hẳn. Bạn khó chịu đến mức nhiều khi chỉ muốn xì mũi thật mạnh. Tuy nhiên, hành động này không khiến bạn thoải mái hơn được đâu, không những thế nó còn có khả năng đẩy các chất nhờn mũi với một đống virus, vi khuẩn, và hóa chất gây viêm vào bên trong xoang.

Do đó, cách tốt nhất là bạn nên thổi một cách từ từ và từng bên một.

Xà phòng kháng khuẩn cũng không thể “hạ gục” vi khuẩn

Mầm bệnh gây nên bệnh cảm lạnh là virus chứ không phải vi khuẩn. Đó là lí do tại sao thuốc kháng sinh lại không có hiệu lực với bệnh cảm cúm. Thuốc kháng sinh giết chết vi khuẩn bằng cách ngăn cản việc hình thành các thành tế bào.

Virus không phải là tế bào và không có thành tế bào, do đó thuốc không thể chữa bệnh này một cách chấm dứt- đây cũng là lí do tại sao xà phòng kháng khuẩn, dầu gội đầu kháng khuẩn và sữa tắm kháng khuẩn không có hiệu quả với vi khuẩn cảm lạnh.

Một nghiên cứu tiến hành năm 2010 lại chỉ ra rằng, rửa tay bằng cồn sạch vi khuẩn hơn rửa tay bằng xà bông và nước.

Bị cảm lạnh không hẳn chỉ là sự “không may”

Điều kiện kinh tế của bố mẹ bạn cũng liên quan đến việc bạn hay bị cúm hay là không sau này đấy.

Các nhà nghiên cứu Mỹ cho hay, trước khi bạn bước sang tuổi 18, bố mẹ bạn mua được nhà riêng càng sớm, nguy cơ bạn mắc cảm cúm sau này càng thấp.

Giáo sư Sheldon Cohen thuộc Đại học Carnegie Mellon giải thích: “ Những năm quan trọng nhất là từ 0-6 tuổi. Nếu trong những năm này mà bố mẹ bạn vẫn chưa có nhà riêng thì nguy cơ bạn hay bị cảm cúm khi lớn lên là rất cao”.

Nhưng tại sao kinh tế lại liên quan đến cảm cúm? Bởi vì nguyên nhân gián tiếp ở đây là “stress”. Những người hay bị căng thẳng sản sinh ra nhiều hóc môn “stress” cortisol, mà một trong những nhiệm vụ của cortisol là làm mất đi quá trình sản xuất ra các cytokine, các phân tử có tác dụng khuyến khích một phản ứng miễn dịch mạnh.

Luôn mặc ấm không có nghĩa là bạn không bao giờ bị cảm lạnh

Nhà nghiên cứu Ron Taylor thuộc Đại học Virginia cho biết, việc bạn mặc không đủ ấm và cảm cúm không liên quan tới nhau.

Mọi người thường bị cảm lạnh vào mùa thu và mùa đông do thời tiết lạnh và ẩm ướt hơn, mọi người ngại ra ngoài và chỉ ở trong nhà. Vì thế virus cúm càng dễ lây lan từ người này sang người khác.

Súp gà tốt cho người bị cảm lạnh

Stephen Rennard, chuyên gia nghiên cứu về bệnh phổi thuộc Đại học Nebraska Medical Centre đã tiến hành một nghiên cứu chính thức kiểm chứng xem canh gà có thực sự có làm giảm quá trình di chuyển của các bạch cầu trung tính, các tế bào đến khu vực bị lây nhiễm và do đó gây ra biến chứng viêm hay không.

Kết quả cho thấy canh gà thực sự làm được điều đó.

Công dụng của hoa cúc rất nhỏ

Cúc tím vốn được biết đến là ông vua của các loại thảo dược trong điều trị cảm lạnh và chúng được bán dưới dạng viên nang, nước hoa quả, thuốc cồn và các loại trà.

Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây lại cho rằng loại thảo mộc có rất ít tác dụng trong việc làm giảm các triệu chứng bệnh hay là rút ngắn thời gian mắc bệnh. Theo đánh giá mới nhất, dùng “Echinacea” thường xuyên cũng không thể bảo vệ bạn khỏi cảm lạnh, do đó đừng lãng phí tiền của bạn.

Tiếp xúc với nhiều người không phải là nguyên nhân

Bạn có thể nghĩ rằng, tiếp xúc với nhiều người là nguyên nhân khiến mình dễ bị cảm lạnh. Điều này hoàn toàn sai. Các nhà nghiên cứu đã khẳng định, những người hoạt động xã hội nhiều ít bị cảm lạnh hơn những người khác, thậm chí họ còn có lối sống khỏe mạnh và tích cực hơn.

Người già ít bị cảm lạnh hơn

Thông thường, mức độ nhạy cảm với bệnh cảm lạnh của mọi người sẽ giảm theo thời gian. Do đó, những người ở độ tuổi trên 50 mắc bệnh chỉ bằng một nửa số thanh niên. Lý do là bởi vì họ tiếp xúc với bệnh nhiều hơn, nên các kháng thể chống lại virus cảm lạnh thông thường cũng phát triển nhiều hơn.

Uống nhiều các loại nước không phải là một biện pháp hay

Thực tế là bạn có uống nhiều nước đến mấy thì cũng không thể khỏi bệnh được đâu. Và cũng chưa có bất kì nghiên cứu lâm sàng nào chứng minh bạn nên duy trì một lượng nước ổn định khi bị cảm lạnh.

Tuy nhiên, uống một lượng nước bình thường cũng phần nào giúp bạn bớt cảm giác nghẹt mũi khó chịu và chắc chắn ngăn ngừa mất nước.

Cảm lạnh không làm bạn bị sụt cân

Có ít nhất 5 họ virus cảm lạnh, trong đó có adenovirut. Một phát minh mới gây sốc chỉ ra rằng, một số loại adenovirut còn có khả năng gây ra bệnh béo phì.

Đổ lỗi cho gen

Trong vòng năm đến mười năm qua, các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân tại sao một số người lại bị cảm nhiều hơn mức thông thường. Nguyên nhân là do biến thể di truyền.


Thảo Hiền (Socola.vn)
 
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]ảm lạnh (hay còn gọi nhiễm lạnh) là biến cố lạnh một phần hoặc toàn bộ cơ thể do tác động kéo dài của nhiệt độ dưới ngưỡng bình thường (-10°C đến 10°C). Khi ở trong môi trường lạnh thời gian dài, do không tự điều chỉnh được thân nhiệt nên nhiệt độ cơ thể bị giảm.[/FONT]
image_38045_CG_ND.jpg
Không nên cạo gió quá mạnh sẽ gây xuất huyết dưới da
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Ngoài ra, chứng cảm lạnh còn do bạn mặc quần áo ẩm ướt, không giữ đủ ấm cho cơ thể trong mùa lạnh, do bị ngã vào nước lạnh... làm thân nhiệt giảm xuống dưới 35°C.[/FONT]
Người lao động ngoài trời, người già, trẻ em, người gầy yếu, trẻ sơ sinh những đối tượng có nguy cơ bị nhiễm lạnh cao khi tiếp xúc với môi trường nhiệt độ thấp.
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Triệu chứng cảm lạnh gồm: r[/FONT][FONT=arial, helvetica, sans-serif]ùng mình, nói líu nhíu, thở chậm một cách bất thường, da lạnh tái, mất phối hợp vận động, mệt ngủ lịm, lãnh đạm...[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Làm gì khi bị cảm lạnh?[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Khi thấy có người bị cảm lạnh, cần gọi cấp cứu và theo dõi nhịp thở. Nếu bị ngưng thở, cần thực hiện hô hấp nhân tạo ngay. Sau đó, di chuyển bệnh nhân ra khỏi chỗ lạnh. Nếu không thể đưa vào nhà thì hãy bảo vệ bệnh nhân tránh gió, phủ kín đầu; cởi bỏ quần áo ướt (nếu có).[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Không dùng nước nóng, miếng sinh nhiệt hoặc đèn tỏa nhiệt để làm ấm bệnh nhân. Thay vào đó, áp gạc ấm vào cổ, thành ngực, háng để cơ thể người bệnh được ấm trở lại.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tuyệt đối không cố gắng làm ấm tay chân bệnh nhân. Vì nhiệt sẽ đẩy máu lạnh về tim, phổi và não làm tiếp tục giảm thân nhiệt và có thể dẫn đến tử vong.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Không nên cho bệnh nhân uống rượu.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Không massage hoặc chà xát cho nạn nhân mà chỉ sơ cứu nhẹ nhàng, tránh nguy cơ bệnh nhân bị ngưng tim.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Đề phòng cảm lạnh[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Không ở lâu trong môi trường lạnh dưới 15°C. Nếu nhiệt độ môi trường dưới 10°C, tránh ra ngoài trời nếu không thật cần thiết.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Phải mặc ấm, đội mũ, đi găng tay, tất chân để chống rét. Tuyệt đối không mặc quần áo ướt.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Ăn uống no và đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng cường sự chuyển hóa chất của cơ thể. Ăn đồ ăn, thức uống có tính cay, nóng như thịt bò, thịt chó, thịt dê, gừng, ớt, hạt tiêu... để giữ ấm cơ thể[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Đông y điều trị cảm lạnh[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Đánh gió[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Mục đích là đem khí nóng vào cơ thể ngay trên kinh thái dương bằng cách thấm qua da. [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]- Đánh gió bằng đồng xu[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Chuẩn bị: 1 đồng xu tròn (hoặc 1 muỗng bằng kim loại cạnh tròn, không bén), 1 chai dầu (cù là, dầu nóng...). [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Cách làm: Bắt đầu bôi dầu và dùng tay chà xát dọc 2 bên cột sống, cổ, vai. Dùng cạnh của đồng xu hoặc muỗng chà vào vùng đó theo chiều hướng lên hoặc xuống. Chà nhiều lần cho mặt da nóng lên hoặc đến khi cơ thể mất cảm giác ớn lạnh và đau nhức cổ gáy thì dừng.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Chú ý: Nhiều người quan niệm phải chà xát thật mạnh cho tới khi vùng đánh gió bầm tím lên thì mới tốt. Quan niệm này là sai lầm và vô tình đã gây nên xuất huyết dưới da do chà xát quá mạnh.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]- Đánh gió bằng gừng tươi[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Chuẩn bị: Chọn củ to, rửa sạch để vỏ, cho vào cối giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt. [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Cách làm: Dùng nước này thoa lên vùng cần đánh gió, lấy bã chà xát cho đến khi người nóng lên. Sau đó, dùng khăn khô lau sạch bã gừng. [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Cách làm này giúp vùng cơ thể được chà xát sẽ nóng ấm lên, mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Không những thế, vùng da tại chỗ sẽ không bị lạnh như một vài loại dầu nóng khác.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Cháo giải cảm [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]1 chén cháo trắng loãng đã được nấu thật nhuyễn. Lá tía tô, hành tăm, gừng, tất cả rửa sạch, thái nhỏ cho sẵn vào chén cùng chút muối ăn hoặc gia vị đủ dùng (nếu cần cho thêm 1 lòng đỏ trứng gà càng tốt).[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Khi ăn, cúi đầu xuống để mũi hít hơi nóng và mùi tinh dầu của tía tô, hành, gừng. Loại cháo này sẽ có tác dụng chống xung huyết vùng mũi. Ăn xong trùm chăn kín từ 10 - 15 phút cho cơ thể thoát mồ hôi là được.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif](Theo Dinhduong)[/FONT]​
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top