Sự ra đời của đạo hồi

Trang Dimple

New member
Xu
38
SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẠO HỒI

Hồi Giáo(tôn giáo của tộc người Hồi) là cách gọi của người Trung Quốc gọi đạo Islam (theo tiếng Ảrập nghĩa là phục tùng theo ý chân chủ) xuất hiện ở bán đảo Ảrập vào khoảng thế kỷ thứ VII. Hồi giáo ra đời do hàng loạt nguyên nhân kinh tế, xã hội, tư tưởng gắn liền với sự chuyển biến từ chế độ công xã nguyên thủy sang xã hội có giai cấp của các tộc người vùng Trung cận Đông và yêu cầu thống nhất các bộ lạc trong bán đảo Ảrập thành một nhà nước phong kiến thần quyền.

Trước khi đạo Hồi ra đời, cư dân Arập theo tín ngưỡng đa thần, thờ những hòn đá trên sa mạc, cây cối trong ốc đảo hoặc động vật thực vật, các hiện tượng tự nhiên. Vào đầu thế kỉ VII, con đường buôn bán Đông – Tây chuyển sang vịnh Ba Tư thuộc quyền kiểm soát của đế quốc Ba Tư. Việc mất quyền kiểm soát này ảnh hưởng lớn đến kinh tế của các vương quốc bán đảo Ả Rập. Bọn quý tộc, nhà giàu mất đi một nguồn lợi lớn từ việc thu thuế của các đoàn thương nhân, bắt đầu chuyển snag bóc lột thậm tệ dân nghèo. Cùng lúc đó, bán đảo Ả Rập đứng trước nguy cơ bị xâm lấn của đế quốc Bidantium từ phía Tây và đế quốc Ba Tư từ phía Đông. Tình hình này đòi hỏi phải có một chính quyền tập trung vững mạnh , có khả năng thống nhất các bộ lạc , duy trì nền thống trị và con đường buôn bán Đông – Tây, đẩy lùi nguy cơ xâm lấn và bành trướng xâm lược các quốc gia. Song tín ngưỡng đa thần của các bộ lạc không những không đáp ứng được mà còn gây trở ngại cho khuynh hướng trên. Trong hoàn cảnh ấy, vũ khí tư tưởng thích hợp nhất để tập hợp, đoàn kết các bộ lạc là một tôn giáo mới – tôn giáo độc thần. Hồi giáo đã ra đời.

Quá trình hình thành và phát triển nhà nước Ả Rập vào thế kỉ VII gắn liền với quá trình hình thành và truyền bá đạo Ixlam, gắn liền với tên tuổi, cuộc đời và sự nghiệp của Môhamet, người sáng lập đạo Ixlam.

Môhamet (570-632) sinh ra trong gia đình thuộc bộ lạc có thế lực ở Méc ca, mồ côi cha mẹ từ rất sớm. Tục truyền rằng khi Mohammed được 40 tuổi (năm 610) ông một mình vào trong một hang nhỏ ớ núi Xira, ngoại thành Mecca để tu luyện và trầm ngâm suy tưởng. Trong một đêm thánh Allah (Ala – Chân chủ) đã cử thiên sứ Gabrien đến truyền đạt Thần dụ và lần đầu tiên “khải thị” cho ông chân lý của Kinh Coran khiến ông trở thành “Thánh thụ mệnh” và ông tự xưng là đã tiếp thụ sứ mệnh của chân chủ trao cho và bắt đầu truyền đạo. Đầu tiên ông bí mật truyền giáo trong số những bạn bè thân thiết và họ trở thành những tín đồ đầu tiên, về sau sự truyền đạo trở nên công khai, đối tượng mở rộng tới quần chúng ở Mecca nhưng bị giới quý tộc đả kích và bức hại. Môhamet đã trốn được đến Yathrib (sau đổi thành Madinah – Thành phố tiên tri). Ở đây ông phát động và tổ chức quần chúng đấu tranh và cuộc cách mạng của ông giành được thắng lợi. Sau đó ông tổ chức vũ trang cho các tín đồ (Muslim) và dùng khẩu hiệu “Chiến đấu vì Allah” và đè bẹp được giới quý tộc ở Mecca.Cùng với việc mở rộng phạm vi truyền đạo Mohamet còn liên minh với các bộ tộc và dùng sức mạnh buộc các thế lực còn lại phải quy thuận theo Hồi giáo. Có thể nói cuộc cách mạng do Mohammed lãnh đạo là một cuộc cách mạng tôn giáo và cải cách xã hội kết hợp với nhau. Sự ra đời của Hồi giáo đã mở ra một thời kỳ lịch sử mới thống nhất trên bán đảo Ảrập.

Trong lịch sử thế giới, chưa từng có một tôn giáo nào bành trướng một cách mạnh mẽ và nhanh chóng cho bằng đạo Hồi. Từ một nhóm người du mục sống trong một ốc đảo heo hút giữa sa mạc Syro-Arabia đã mau chóng biến thành những con người đầy quyền lực tung hoành từ Cận Đông đến Âu Châu và từ Bắc Phi đến tận các nước Châu Á:

- Chỉ trong vòng 10 năm kể từ ngày giáo chủ Muhammad qua đời (632-642) quân Hồi Giáo Ả Rập đã chiếm trọn bán đảo Arabia (rộng gấp 8 lần Việt Nam), chiếm Iraq, Syria, Palestine, Ai Cập và phía Tây nước Iran.

- Trong 2 năm (648-649), quân Hồi chiếm Carthage, Tunisia.

Một điều làm cho cả thế giới kinh ngạc là lần đầu tiên người Ả Rập chiếm một nước Âu Châu, đó là Hy Lạp.

- Thừa thắng xông lên, người Hồi Giáo Ả Rập mở cuộc chiến tranh đánh Tây Ban Nha. Sau 5 năm, người Hồi chiến thắng đã chiếm trọn nước Âu Châu rộng lớn và nổi tiếng sùng đạo Công Giáo nhất thời bấy giờ.

- Năm 712, quân Hồi Giáo chiếm trọn Iran (Ba Tư) và dùng nước này làm bàn đạp tiến quân đánh chiếm các nước Trung Á ở phía nam nước Nga, chiếm vùng Bắc Ấn rộng lớn (nay là Pakistan và Afganistan) và xâm nhập phía Tây Trung Quốc - Quân Hồi bị quân nhà Đường chận lại tại sông Talas nên phải rút về Trung Á.

-Thế kỉ XIV, XV, XVI, đạo Ixlam bành trướng thế lực của mình, đẩy mạnh

công cuộc truyền giáo đến Inđônêxia, Malaixia và nhiều nước khác ở Đông Nam Á.

Sự xuất hiện và bành trướng của đạo Hồi trong thế kỷ 7 hung bạo dữ dội như cơn gió xoáy (tornado) khiến cho cả thế giới phải kinh hoàng.Có thể nói quá trình truyền bá đạo Ixlam là sự kết hợp giữa những hoạt động cưỡng bức bằng chiến tranh với khuyến khích vật chất, giữa sức ép về tinh thần và tâm lý. Những nhân tố đó đan xen, hỗ trợ cho nhau làm cho sự bành trướng của đạo Ixlam nhanh chóng và mạnh mẽ.

nguồn : diendankienthuc.net*
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top