uocmo_kchodoi
Moderator
- Xu
- 132
Triết học là một trong những môn khoa học ra đời sớm nhất trong lịch sử văn minh, trí tuệ của nhân loại. Triết học hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ khác nhau. Vào thời kỳ cận đại là thời kỳ phát triển rực rỡ của Tây Âu trên tất cả các mặt đời sống xã hội, đó là sự phát triển kế thừa chủ nghĩa tư bản, tư tưởng và khoa học, trong đó có chủ nghĩa duy vật triết học, nhưng với những đặc điểm mới.
Sau đây butnghien giới thiệu tới bạn đọc một bài viết về nguồn gốc của triết học phương Tây thời kỳ cận đại.
J. M. BOCHENSKI
TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG HIỆN ĐẠI
CONTEMPORARY EUROPEAN PHILOSOPHY
(Tuệ Sỹ dịch, Nxb. Ca Dao, 1969)
NGUỒN GỐC TRIẾT HỌC CẬN ĐẠI
A. ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC CẬN ĐẠI
Triết học cận đại, nghĩa là tư tưởng triết học trong khoảng 1600 -1900, đã hoàn toàn đi vào lịch sử. Tuy nhiên, triết học của thời đại chúng ta, nền triết học đích thực đang hiện hành, phát xuất từ sự bất đồng với nó, đồng thời phát triển và cố gắng vượt qua nó; do đó, để thấu hiểu tư tưởng ngày nay ta cũng cần có một nhận thức về quá khứ, và chúng ta cũng cần phải cố ghi lại nền tảng và sự phát triển của triết học cận đại trong những nét bao quát.
Ta biết rằng triết học ấy phát sinh từ sự suy sụp của nền triết học kinh viện. Đặc điểm của óc kinh viện này là đa nguyên luận (thừa nhận đa nguyên tính của các thực thể (pluralité dentités) và các đẳng trật của những sai biệt) và chủ thuyết nhân vị (do nhận thức về giá trị nổi bật của thế vị con người), khái niệm hữu cơ về thực tại cũng như thái độ tôn thần (theocentrism) – Thượng đế sáng tạo ở ngay tâm điểm thị kiến. Phân tích chi tiết kiểu luận lý về những vấn đề có thể là đặc điểm của phương pháp kinh viện. Triết học cận đại đối lập tất cả những chủ điểm này. Những nguyên lý căn bản của nó là cơ giới luận(mécanisme), loại trừ khái niệm coi thể tính như là hữu cơ và có đẳng trật, và chủ quan luận (Subjectivism) kéo sự chú tâm của con người ra khỏi Thượng đế và thay đổi trung tâm quan hệ sang chủ tri. Về phương pháp mà nói, triết học cận đại quay lưng lại với luận lý học hình thức (logique formelle). Với một vài ngoại lệ đáng kể, nó được biểu trưng bởi sự phát triển của những hệ thống lớn, và lơ là về sự phân tích.
Chính René Descartes (1596-1650) là người đã mang lại sự biểu lộ toàn vẹn cho chuyển hướng này. Trước hết, Descartes là một nhà duy cơ giới (mécaniste). Dù ông nhận có hai cấp bậc của thể tính: tâm thể (esprit) và vật thể (matière) nhưng theo ông toàn bộ thực tại phi tâm (whole of nonmental reality) có thể giản lược vào những khái niệm hoàn toàn cơ giới (phương vị, chuyển động, động lực), và mọi biến cố đều cắt nghĩa được bằng những luật cơ giới, khả lượng. Đồng thời ông là một nhà chủ quan luận (subjectivist) – với ông tư tưởng là dữ kiện tối sơ và điểm khởi hành nhất định của triết học, thêm nữa ông là nhà duy danh (nominaliste) – chỉ có tri giác giác quan về những sự vật cách biệt, không thể có trực giác trí năng. Sau hết, Descartes là một đối thủ kịch liệt của luận lý học hình thức. Thực sự ông ta không biết đến một phương pháp triết học đặc biệt nào cả. Ông thích áp dụng vào mọi nơi phương sách (nói theo triết học, phương sách không được phân tích) của những khoa toán học tự nhiên.
Một khi những nguyên tắc này được chấp nhận, vấn đề sẽ không thể giải quyết được. Nếu cơ cấu của vũ trụ chỉ là một tổ hợp của những thành phần như một bộ máy, thì làm thế nào để cắt nghĩa những yếu tố tinh thần? Đằng khác, làm sao người ta có thể đạt đến thực tại tính của thế giới này khi đi từ một tư tưởng mà chắc chắn là dữ kiện duy nhất và trực tiếp? Nhưng, đây là câu hỏi căn để nhất, làm sao lại có được nếu ta chỉ nắm được những sự vật cá biệt, nhất là khi chính do nhận thức này liên tục tạo ra những khái niệm tổng quát và những định luật phổ biến cho chúng ta?
Chính Descartes đã tự cố gắng giải quyết những vấn đề này bằng cách giả định rằng chúng ta có những ý tưởng bản hữu (idées innées) có những định luật của tư tưởng và của thể tính chúng hoàn toàn diễn ra song hành. “Cogito” nổi tiếng của ông bảo đảm ông tiến gần thực tại. Theo ông, tâm có tác dụng nhân duyên (influence causale) đối với vật chất. Một nhóm tư tưởng gia, được gọi nhầm là duy lý (rationalists) đã chấp nhận lý thuyết của ông về những ý tưởng bản hữu, trong đó chính yếu là: Baruch Spinoza (1632-1677), Gottfried Wilhelm Leibniz (1646-1716), và Christian Wolff (1679-1754). Nhóm khác, những nhà duy nghiệm Anh (empiriste anglais) hoạt động một cách có luận lý hơn: họ chấp nhận hoàn toàn những hậu quả của cơ giới luận, mở rộng sự ứng dụng của nó vào cả tâm, và kết hợp nó vào với chủ quan luận và duy danh luận triệt để. Lập trường này người ta có thể thấy trong những tiểu luận của Sir Francis Bacon (1561-1621) nhưng kết cấu có hệ thống của nó thì do John Locke (1632-1704), George Berkeley (1685-1753) và nhất là David Hume (1711-1776). Humg coi linh hồn chỉ như một gói những ảnh tượng, gọi là những “ý tưởng” (“the mind is a bundle of the ideas”). Chỉ có những ý tưởng là trực tiếp khả tri; những định luật phổ quát chỉ là thành quả của liên tưởng lặp lại và như vậy chúng không thể có một giá trị khách quan nào, và ngay cả hiện hữu của thế giới ngoại tại cũng được giản lược vào một chữ “tín”. Hume mà được cứu thoát khỏi chủ thuyết hoài nghi toàn diện là chỉ nhờ tín ngưỡng tuyệt đối luận (fideism) lòng tin cậy vào chữ tín của ông, nếu không, mọi sự vật chắc chắn nằm trong nghi ngờ: tâm, thực tại, và nhất là nhận thức. Các khoa học tự nhiên đang tạo những bước tiến lớn cùng lúc ấy, và lần lần chúng gợi lên một cái nhìn duy vật, sở dĩ thế là vì trong lĩnh vực này không có một nền triết học thuần túy nào thách đấu chúng. Chủ thuyết duy vật do Thomas Hobbes (1588-1679) khởi sáng được phát triển thêm do những triết gia như Etienne Bonnet (1720-1793), Julien Offray La Mettrie (1709-1751), Paul Heinrich Dietrich von Holbach (1723-1789), Denis Diderot (1713-1784), và Claude Adrian Helvetius (1715-1771).
B. KANT
Immanuel Kant (1724-1804) tự thấy đối diện với tình trạng thực là tuyệt vọng này, một nguy cơ cho tư tưởng. Ông nhận lấy nhiệm vụ cứu thoát tâm, nhận thức, thực tại và tôn giáo mà không bỏ qua bất cứ một định đề nào của tư tưởng cận đại. Như thế ông đã không ngần ngại chấp nhận toàn bộ cơ giới luận mà ông cho là có giá trị đối toàn thể thế giới thực tiễn, kể cả thế giới của tư tưởng chủ quan. Nhưng, với ông, cái thế giới này đã là thành quả của một tổng hợp (synthèse) mà chủ tri siêu nghiệm (transcendental subject) kiến thiết nên từ tố chất vô hình của kinh nghiệm. Tiếp theo, định luật của luận lý học, toán học, và những khoa học tự nhiên đều có giá trị đối với thế giới này bởi vì chính tư tưởng đặt chúng ở đây và làm những căn thể đích thực cho chúng. Nhưng “chủ tri thuần túy” không thể được đặt dưới những định luật này vì nó không phát khởi từ thế giới hiện tượng, trái lại, nó thiết lập thế giới này và xác định những định luật của thế giới đó. Như thế nhận thức và tâm cả hai cùng lúc được cứu thoát. Nhưng trong đường lối này vật tự nhĩ (chose-en-soi), một thực tại tự tồn đằng sau hiện tượng, không thể biết được; nhận thức bị hạn cuộc trong phạm vi tri giác giác quan, và vượt ngoài kinh nghiệm thì “những phạm trù đều trống rỗng”. Tiếp theo, không có cách thái nào của nhận thức khả dĩ giải quyết những vấn đề sâu xa về hiện hữu và sự sống của con người – không thể có siêu hình học. Sự thật là Kant tấn công luôn vấn đề hiện hữu của Thượng đế, bất tử tính và tự do tính – với ông chúng là ba vấn đề cơ bản của triết học – nhưng ông giải quyết chúng bằng những phương thức ngoại lý qua những định đề về ý chí (les postulats de la volonté).
Triết học Kant là một tổng hợp (synthèse) hai yếu tố chính yếu của triết học cận đại: cơ giới luận và chủ quan luận. Chính yếu, nó phát xuất từ khái niệm luận triệt để (conceptualisme radical) – chủ tri siêu nghiệm là nguyên lý hình thành tạo nên nội dung khả tri của thế giới, một nội dung lại càng có thể giản lược vào những tương quan đơn giản. Thế thì thực tại bị tách ra làm hai thế giới, một thuộc thường nghiệm và hiện tượng, thế giới chủ tri bất biến đối với những định luật cơ giới, và một nữa là thế giới của những vật tự nhĩ, của “bản thể” (nouème) mà lý tính không đạt đến được. Kant đem cho triết học cận đại hình thức xứng đáng nhất và biểu lộ trọn vẹn nhất của nó; nhưng đồng thời ông ta cũng đẩy nó vào một con đường nguy hiểm.
Khó mà đánh giá ảnh hưởng của chủ thuyết Kant (Kantisme) gây ra trên dòng phát triển sau cùng của triết học: ông đã ngự trị thế kỷ XIX và vẫn còn chiếm một số môn đồ đáng kể cho đến ngày nay, mặc dù có phản ứng chống lại ông vào cuối thế kỷ; ông là nguồn mạch cho những trào lưu chính của tư tưởng ở thế kỳ XIX. Kant đã phản đối khả hữu tính của bất cứ siêu hình học duy lý nào và nhất định chỉ nhận có hai phương cách nhận thức; thứ nhất, thực tại có thể được thám hiểm bằng phương pháp khoa học, và trong trường hợp này triết học hẳn là một tổng hợp những thành quả của các khoa học chuyên biệt; thứ hai, người ta có thể nghiên cứu những tiến trình mà theo đó thực tại; được hình thành bởi tâm; trong trường hợp này triết học sẽ là một phân tích về sự sinh thành của những ý niệm. Trên thực tế, hai ngành triết học ở thế kỷ XIX là những phát triển của cả hai khả tính này. Chủ thuyết thực dụng (positivisme) và chủ thuyết duy vật (matérialisme) quy chiếu vai trò của triết học vào sự thống nhất những khoa học, trong khi chủ thuyết duy tâm ( idéalisme) đưa ra những hệ thống mà ở đó chúng cố gắng cắt nghĩa thực tại như là sản phẩm của những tác dụng trí năng.
C. CHỦ THUYẾT LÃNG MẠN (Romantisme)
Còn một yếu tố khác xuất hiện đầu thế kỷ XIX, và đóng một vai trò quan trọng sau này, đó là chủ thuyết lãng mạn. Đây là một phong trào đa dạng và khó mà xác định. Nhưng ta có thể nói mà không quá giản lược rằng những sắc thái chính yếu của nó là tán dương đời sống tâm linh được gợi lên do sự phản ứng mạnh mẽ chống lại chủ thuyết cơ giới. Cố gắng của Kant nhằm loại bỏ những hậu quả cơ giới luận đã được thể hiện bằng những ngã đường thuần lý nhưng vẫn còn một lối khác: từ bỏ lý tính. Hiển nhiên chính bởi các thi sĩ, nghệ sĩ và văn gia cự tuyệt tính chất cân đối của khuôn hình thế giới khoa học, họ nổi lên chống lại khoa học thuần lý bằng cách nêu cao xúc cảm, đời sống và tôn giáo, đồng thời xác quyết rằng có những ngã đường khác tiến đến thực tại ngoài khoa học ra.
Thế nhưng, chủ thuyết lãng mạn không nhất thiết phải là ngoại lý (irrationaliste), và thỉnh thoảng người ta thấy nó sốt sắng binh vực cho lý tính. Nhưng, luôn luôn nó nhấn mạnh trên đà lưu chuyển, đời sống và sự tăng tiến. Các triết gia thế kỷ XVII và XVIII thảy đều duy trì một khái niệm cứng đọng về thế giới, bởi vì với cơ giới luận thế giới là một bộ máy được thiết lập một lần là xong; đó là một cơ cấu vĩ đại không mất cái chi cả và cũng không tạo ra cái chi mới. Chủ thuyết lãng mạn đem tất cả sức mạnh ra tấn công vào chủ kiến này và do đó đã tạo được một ảnh hưởng lớn cho nó suốt trong dòng thế kỷ XIX.
D. NHỮNG TRÀO LƯU CHỦ YẾU
Nét đặc hữu của thế kỷ XIX là khuynh hướng cực kỳ mãnh liệt chú ý đến sự thiết lập các hệ thống. Tổng hợp bao trùm cả phân tích. Vào đầu thế kỷ, khuynh hướng này đặc biệt biểu lộ trong duy tâm luận của Đức. Nhiệm vụ sáng tạo của tâm được Kant nhấn mạnh, và khái niệm này giờ lại được nới rộng để ủng hộ và ý niệm lãng mạn về lẽ biến hành (devenir). Đó là những hệ thống duy tâm của Johann Gottlieb Fichte (1762-1814), Friedrich Wilhelm Joseph Schelling (1775-1854), và đứng đầu là George Wilhelm Frierich Hegel (1770-1831). Hegel nhìn nhận thực tại như là quá trình biện chứng (developement dialectique) của lý tính tuyệt đối (raison absolue) trải qua chính đề (thèse) và phản đề (antithèse) tiến đến một tổng hợp (synthèse) mới. Triết học Hegel là một chủ thuyết duy lý triệt để (rationalisme radical), nhưng đặc điểm linh động và tiến hóa của nó cũng khiến cho nó rất lãng mạn (romantiane).
Liền đó, một chuỗi những hệ thống bắt nguồn từ các khoa học chuyên biệt đã thay thế duy tâm luận này. Ở đây trước hết ta phải kể là duy tâm luận của Đức như Ludwig Feuerbach (1804-1872), Jacob Moleschott (1822-1893), Ludwig Büchner (1824-1899), và Karl Vogt (1817-1895). Những đại biểu của tất định thuyết triệt để (déterminisme radical) này từ chối ngay cả hiện hữu của tâm. Ta cũng phải kể thêm chủ thuyết thực dụng(positivisme), khởi đầu từ nước Pháp do Auguste Comte (1798 – 1885), chấm dứt với một môn đệ người Anh là John Stuart Mill (1806-1873) và những môn đồ Đức là Ernst Laas (1837-1885) và Friedrich Jodl (1848-1914). Với tất cả những người này, triết học chỉ là một tổng hợp của những khoa học – khoa học theo nghĩa cơ giới luận. Hai khuynh hướng này được khích lệ mạnh mẽ bởi chủ thuyết của Charles Darwin (1809-1882) tác phẩm nổi danh của ông là Về nguồn gốc của các chủng loại qua tuyển trạch tự nhiên (De l’Origine des Espèces par la Sélection Naturelle – 1859) mô tả sự tiến hóa của những chủng loại bằng một tinh thần thuần túy cơ giới. Khái niệm vừa lãng mạn và vừa Hegel về sự tiến hóa nhờ đó tiếp nhận một nền tảng khoa học mà nó chỉnh đốn để duy trì, nhưng rồi lại bị rằng buộc với óc cơ giới. Nó trở thành một học thuyết phổ biến và dẫn đến tiến hóa luận nhất nguyên (évolutionnisme moniste) mà những đại biểu hàng đầu và kiểu mẫu nhất là Thomas Henry Huxley (1825-1895) và Herbert Spencer (1820-1905) Ernst Haeckel (1834-1919) cũng tham dự một phần với tư cách là người rao truyền (vulgarisateur) nổi tiếng nhất.
Hình như trong những năm 1850-1870 thuyết tiến hóa cơ giới và nhất là duy vật lộ liễu đã chiếm ưu thế ở châu Âu. Tuy vậy, ngay sau 1870, xuất hiện một sự trở về với duy tâm luận, trước hết là ở Anh với Thomas Hill Green (1836-1882) và Edward Caird (1835-1908), họ quy tụ một trường phái quan trọng bao quanh; rồi đến ở Đức một trung tâm giảng dạy có tổ chức về Tân chủ Kant (Néo-kantisme) được thiết lập tại những trường Marburg và Baden với sự tham dự của Otto Liekmann (1840-1912) và Johannes Volkelt (1848-1930). Ở Pháp, tân chủ thuyết phê bình (néocriticisme) được truyền bá do Charles Renouvier (1815-1903), và một nhà duy tâm luận Pháp quan trọng khác là Octave Hamelin (1856-1907). Nhưng phong trào này không thể đạt được độc quyền toàn bẹn bởi vì những khuynh hướng mạnh mẽ về thực dụng và tiến hóa vẫn tiếp tục tồn tại cho đến cuối thế kỷ.
Như thế, ta thấy rõ, sự phát triển của tư tưởng ở Âu châu trong dòng thế kỷ XIX diễn ra phù hợp với ba giai đoạn biện chứng: duy tâm luận, tiến hóa luận chủ khoa học (evolutionnisme scientiste) và một cộng tồn của hai khuynh hướng. Dù chống đối nhau, cả hai khuynh hướng đều có chung những nét chính. Khuynh hướng nhắm đến hệ thống; một thái độ duy lý rõ rệt hướng đến thế giới của kinh nghiệm, một thái độ không thèm thâm nhập khu vực của thực tại đằng sau những giả tượng – hay cả đến việc phủ định nó; và sau hết, khuynh hướng nhất nguyên đặt thế vị con người (personne humaine) trong tuyệt đối hay trong tiến hóa của vũ trụ. Duy lý luận (rationalisme), duy tượng luận (phénoménalisme), tiến hóa luận (evolutionnisme), nhất nguyên phản nhân vị luận (antipersonnalisme monisme) và sự phát triển của những hệ thống lớn đã xác định một cách quảng bác khuôn diện của thế kỷ XIX.
E. NHỮNG TRÀO LƯU THỨ YẾU
Tuy nhiên, duy tâm luận và thực dụng tiến hóa luận (évolutionnisme positiviste) không phải độc nhất ngự trị tư tưởng của thời đại này. Song song với chúng, hai khuynh hướng quan trọng khác, dù trưởng thành yếu hơn và ảnh hưởng nhỏ hơn: chủ ngoại lý (irrationalisme) và siêu hình học (métaphysique).
Chủ ngoại lý (irrationalisme) thịnh hành nhờ chủ thuyết lãng mạn nổi lên đầu tiên chống lại duy lý luận Hegel. Phát ngôn viên của nó là Arthur Schopenhauer (1788-1860), với ông tuyệt đối thể không phải là lý tính, nhưng là một ý chí mù quáng và ngoại lý (volont é aveugle et irrationelle). Tiếp theo ông, tư tưởng gia tôn giáo Đan Mạch, Soren Kierkegaard (1813-1855), đã thúc đẩy cuộc tấn công duy lý luận xa hơn. Đồng thời, những khuynh hướng chủ chí (volontariste) và ngoại lý, dù ít được chú ý, về sau đã thiết lập một đại biểu Pháp là François Pierre Maine de Biran (1766-1824).
Sau này, chủ ngoại lý tấn công duy lý luận phát xuất từ những khoa học chuyên biệt lúc này vẫn còn được đặt trên lý thuyết về tiến hóa của Darwin. Nhà tiên tri số một của nó là Friedrich Nietzsche (1844-1900) đã tuyên bố rằng bản năng sinh tồn cao hơn lý tính, và đòi hỏi lật ngược tất cả mọi giá trị, và binh vực sự tôn thờ siêu nhân. Tiến hóa luận cũng đã làm khởi điểm cho triết học của Wilhelm Dilthey (1833-1912); ông ta đặt giá trị tối cao vào lịch sử và giảng dạy tương đối luận triết học (relativisme philosophique). Một hình thức nguyên ủy của tương đối luận còn được tìm thấy ở George Simmel (1858-1918).
Siêu hình học mang lại cho tư tưởng triết học thế kỷ XIX một trào lưu thứ yếu khác. Những nhà siêu hình học tuyên bố là có thể đạt đến thế giới đằng sau những hiện tượng; người ta có thể thường thấy ở họ những khuynh hướng nhắm đến một siêu hình học đa nguyên luận (pluralisme métaphisique), song song với một tầm nhìn xa vào trong những vấn đề cụ thể của nhân sinh. Họ chỉ là những tư tưởng gia biệt lập, chưa từng biến thành những trường phái rộng rãi hơn và có tổ chức hơn. Những người Đức được kể đến là Johann Friedrich Herbart (1776-1841), Gustav Theodor Fechner (1801-1887), Rudolf Hermann Lotze (1817-1881) và Eduard von Harmann (1842-1906), được kế tiếp, với những thay đổi, do Wilhelm Hartmann (1832-1920), Rudolf Eucken (1846-1926) và Friedrich Paulsen (1846-1908).
Ở Pháp, những đại biểu cho siêu hình học là Victor Cousin (1792-1867) và các môn đệ của ông, như Paul Janet (1823-1899) trong khi đó nó trở nên sắc thái cứng chắc hơn trong những hệ thống của Félix Ravaisson Molien (1813-1900) và Jules Lachelier (1832-1918) – chỉ tiêu danh những tên chủ yếu. Đằng khác, không có khuynh hướng quan trọng nào trong lãnh vực này xuất hiện ở Anh.
Tuy nhiên, cả ngoại lý và siêu hình trong thời kỳ này phải dựa trên những vấn đề do Kant đặt ra chẳng khác nào những triết gia khác mà chúng ta đã bàn ở trên. Học thuyết của Kant, theo đó lý tính không thể đạt được những vấn đề siêu hình, đã trực tiếp hứng khởi một khía cạnh của chủ ngoại lý; trong khi chủ thuyết duy lý của ông gợi lên một khía cạnh khác của chủ ngoại lý đối lập với Kant. Cũng thế, những ảnh hưởng của duy nghiệm cơ giới theo mẫu thức Darwin không phải không có, nhất là ở Nietzsche. Bỏ qua những vẻ chống đối các nhà siêu hình học thời kỳ này cũng giống thế. Họ thảy đều tin vào nhị nguyên luận về thế giới hiện tượng và về thể tính tự nhĩ (l’être en soi) ngoài ra, phần lớn cũng được sắp hàng vào cơ giới luận. Chúng ta hãy ghi nhận rằng tầm quan trọng của cả hai khuynh hướng này chỉ tương đối, và không thể so với duy tâm luận và duy nghiệm luận, chúng là những thế lực nổi bật của triết học Âu châu ở thế kỷ XIX.
Nguồn: J. M. Bochenski. Triết học Tây phương hiện đại. Tuệ Sỹ dịch. Nxb. Ca Dao, 1969. Phiên bản điện tử do bạn Phạm Tấn Xuân Cao, sinh viên khoa Triết trường Đại học Huế, thực hiện.
Sau đây butnghien giới thiệu tới bạn đọc một bài viết về nguồn gốc của triết học phương Tây thời kỳ cận đại.
J. M. BOCHENSKI
TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG HIỆN ĐẠI
CONTEMPORARY EUROPEAN PHILOSOPHY
(Tuệ Sỹ dịch, Nxb. Ca Dao, 1969)
NGUỒN GỐC TRIẾT HỌC CẬN ĐẠI
Phần 1: Thế kỷ thứ XIX
A. ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC CẬN ĐẠI
Triết học cận đại, nghĩa là tư tưởng triết học trong khoảng 1600 -1900, đã hoàn toàn đi vào lịch sử. Tuy nhiên, triết học của thời đại chúng ta, nền triết học đích thực đang hiện hành, phát xuất từ sự bất đồng với nó, đồng thời phát triển và cố gắng vượt qua nó; do đó, để thấu hiểu tư tưởng ngày nay ta cũng cần có một nhận thức về quá khứ, và chúng ta cũng cần phải cố ghi lại nền tảng và sự phát triển của triết học cận đại trong những nét bao quát.
Ta biết rằng triết học ấy phát sinh từ sự suy sụp của nền triết học kinh viện. Đặc điểm của óc kinh viện này là đa nguyên luận (thừa nhận đa nguyên tính của các thực thể (pluralité dentités) và các đẳng trật của những sai biệt) và chủ thuyết nhân vị (do nhận thức về giá trị nổi bật của thế vị con người), khái niệm hữu cơ về thực tại cũng như thái độ tôn thần (theocentrism) – Thượng đế sáng tạo ở ngay tâm điểm thị kiến. Phân tích chi tiết kiểu luận lý về những vấn đề có thể là đặc điểm của phương pháp kinh viện. Triết học cận đại đối lập tất cả những chủ điểm này. Những nguyên lý căn bản của nó là cơ giới luận(mécanisme), loại trừ khái niệm coi thể tính như là hữu cơ và có đẳng trật, và chủ quan luận (Subjectivism) kéo sự chú tâm của con người ra khỏi Thượng đế và thay đổi trung tâm quan hệ sang chủ tri. Về phương pháp mà nói, triết học cận đại quay lưng lại với luận lý học hình thức (logique formelle). Với một vài ngoại lệ đáng kể, nó được biểu trưng bởi sự phát triển của những hệ thống lớn, và lơ là về sự phân tích.
Chính René Descartes (1596-1650) là người đã mang lại sự biểu lộ toàn vẹn cho chuyển hướng này. Trước hết, Descartes là một nhà duy cơ giới (mécaniste). Dù ông nhận có hai cấp bậc của thể tính: tâm thể (esprit) và vật thể (matière) nhưng theo ông toàn bộ thực tại phi tâm (whole of nonmental reality) có thể giản lược vào những khái niệm hoàn toàn cơ giới (phương vị, chuyển động, động lực), và mọi biến cố đều cắt nghĩa được bằng những luật cơ giới, khả lượng. Đồng thời ông là một nhà chủ quan luận (subjectivist) – với ông tư tưởng là dữ kiện tối sơ và điểm khởi hành nhất định của triết học, thêm nữa ông là nhà duy danh (nominaliste) – chỉ có tri giác giác quan về những sự vật cách biệt, không thể có trực giác trí năng. Sau hết, Descartes là một đối thủ kịch liệt của luận lý học hình thức. Thực sự ông ta không biết đến một phương pháp triết học đặc biệt nào cả. Ông thích áp dụng vào mọi nơi phương sách (nói theo triết học, phương sách không được phân tích) của những khoa toán học tự nhiên.
Một khi những nguyên tắc này được chấp nhận, vấn đề sẽ không thể giải quyết được. Nếu cơ cấu của vũ trụ chỉ là một tổ hợp của những thành phần như một bộ máy, thì làm thế nào để cắt nghĩa những yếu tố tinh thần? Đằng khác, làm sao người ta có thể đạt đến thực tại tính của thế giới này khi đi từ một tư tưởng mà chắc chắn là dữ kiện duy nhất và trực tiếp? Nhưng, đây là câu hỏi căn để nhất, làm sao lại có được nếu ta chỉ nắm được những sự vật cá biệt, nhất là khi chính do nhận thức này liên tục tạo ra những khái niệm tổng quát và những định luật phổ biến cho chúng ta?
Chính Descartes đã tự cố gắng giải quyết những vấn đề này bằng cách giả định rằng chúng ta có những ý tưởng bản hữu (idées innées) có những định luật của tư tưởng và của thể tính chúng hoàn toàn diễn ra song hành. “Cogito” nổi tiếng của ông bảo đảm ông tiến gần thực tại. Theo ông, tâm có tác dụng nhân duyên (influence causale) đối với vật chất. Một nhóm tư tưởng gia, được gọi nhầm là duy lý (rationalists) đã chấp nhận lý thuyết của ông về những ý tưởng bản hữu, trong đó chính yếu là: Baruch Spinoza (1632-1677), Gottfried Wilhelm Leibniz (1646-1716), và Christian Wolff (1679-1754). Nhóm khác, những nhà duy nghiệm Anh (empiriste anglais) hoạt động một cách có luận lý hơn: họ chấp nhận hoàn toàn những hậu quả của cơ giới luận, mở rộng sự ứng dụng của nó vào cả tâm, và kết hợp nó vào với chủ quan luận và duy danh luận triệt để. Lập trường này người ta có thể thấy trong những tiểu luận của Sir Francis Bacon (1561-1621) nhưng kết cấu có hệ thống của nó thì do John Locke (1632-1704), George Berkeley (1685-1753) và nhất là David Hume (1711-1776). Humg coi linh hồn chỉ như một gói những ảnh tượng, gọi là những “ý tưởng” (“the mind is a bundle of the ideas”). Chỉ có những ý tưởng là trực tiếp khả tri; những định luật phổ quát chỉ là thành quả của liên tưởng lặp lại và như vậy chúng không thể có một giá trị khách quan nào, và ngay cả hiện hữu của thế giới ngoại tại cũng được giản lược vào một chữ “tín”. Hume mà được cứu thoát khỏi chủ thuyết hoài nghi toàn diện là chỉ nhờ tín ngưỡng tuyệt đối luận (fideism) lòng tin cậy vào chữ tín của ông, nếu không, mọi sự vật chắc chắn nằm trong nghi ngờ: tâm, thực tại, và nhất là nhận thức. Các khoa học tự nhiên đang tạo những bước tiến lớn cùng lúc ấy, và lần lần chúng gợi lên một cái nhìn duy vật, sở dĩ thế là vì trong lĩnh vực này không có một nền triết học thuần túy nào thách đấu chúng. Chủ thuyết duy vật do Thomas Hobbes (1588-1679) khởi sáng được phát triển thêm do những triết gia như Etienne Bonnet (1720-1793), Julien Offray La Mettrie (1709-1751), Paul Heinrich Dietrich von Holbach (1723-1789), Denis Diderot (1713-1784), và Claude Adrian Helvetius (1715-1771).
B. KANT
Immanuel Kant (1724-1804) tự thấy đối diện với tình trạng thực là tuyệt vọng này, một nguy cơ cho tư tưởng. Ông nhận lấy nhiệm vụ cứu thoát tâm, nhận thức, thực tại và tôn giáo mà không bỏ qua bất cứ một định đề nào của tư tưởng cận đại. Như thế ông đã không ngần ngại chấp nhận toàn bộ cơ giới luận mà ông cho là có giá trị đối toàn thể thế giới thực tiễn, kể cả thế giới của tư tưởng chủ quan. Nhưng, với ông, cái thế giới này đã là thành quả của một tổng hợp (synthèse) mà chủ tri siêu nghiệm (transcendental subject) kiến thiết nên từ tố chất vô hình của kinh nghiệm. Tiếp theo, định luật của luận lý học, toán học, và những khoa học tự nhiên đều có giá trị đối với thế giới này bởi vì chính tư tưởng đặt chúng ở đây và làm những căn thể đích thực cho chúng. Nhưng “chủ tri thuần túy” không thể được đặt dưới những định luật này vì nó không phát khởi từ thế giới hiện tượng, trái lại, nó thiết lập thế giới này và xác định những định luật của thế giới đó. Như thế nhận thức và tâm cả hai cùng lúc được cứu thoát. Nhưng trong đường lối này vật tự nhĩ (chose-en-soi), một thực tại tự tồn đằng sau hiện tượng, không thể biết được; nhận thức bị hạn cuộc trong phạm vi tri giác giác quan, và vượt ngoài kinh nghiệm thì “những phạm trù đều trống rỗng”. Tiếp theo, không có cách thái nào của nhận thức khả dĩ giải quyết những vấn đề sâu xa về hiện hữu và sự sống của con người – không thể có siêu hình học. Sự thật là Kant tấn công luôn vấn đề hiện hữu của Thượng đế, bất tử tính và tự do tính – với ông chúng là ba vấn đề cơ bản của triết học – nhưng ông giải quyết chúng bằng những phương thức ngoại lý qua những định đề về ý chí (les postulats de la volonté).
Triết học Kant là một tổng hợp (synthèse) hai yếu tố chính yếu của triết học cận đại: cơ giới luận và chủ quan luận. Chính yếu, nó phát xuất từ khái niệm luận triệt để (conceptualisme radical) – chủ tri siêu nghiệm là nguyên lý hình thành tạo nên nội dung khả tri của thế giới, một nội dung lại càng có thể giản lược vào những tương quan đơn giản. Thế thì thực tại bị tách ra làm hai thế giới, một thuộc thường nghiệm và hiện tượng, thế giới chủ tri bất biến đối với những định luật cơ giới, và một nữa là thế giới của những vật tự nhĩ, của “bản thể” (nouème) mà lý tính không đạt đến được. Kant đem cho triết học cận đại hình thức xứng đáng nhất và biểu lộ trọn vẹn nhất của nó; nhưng đồng thời ông ta cũng đẩy nó vào một con đường nguy hiểm.
Khó mà đánh giá ảnh hưởng của chủ thuyết Kant (Kantisme) gây ra trên dòng phát triển sau cùng của triết học: ông đã ngự trị thế kỷ XIX và vẫn còn chiếm một số môn đồ đáng kể cho đến ngày nay, mặc dù có phản ứng chống lại ông vào cuối thế kỷ; ông là nguồn mạch cho những trào lưu chính của tư tưởng ở thế kỳ XIX. Kant đã phản đối khả hữu tính của bất cứ siêu hình học duy lý nào và nhất định chỉ nhận có hai phương cách nhận thức; thứ nhất, thực tại có thể được thám hiểm bằng phương pháp khoa học, và trong trường hợp này triết học hẳn là một tổng hợp những thành quả của các khoa học chuyên biệt; thứ hai, người ta có thể nghiên cứu những tiến trình mà theo đó thực tại; được hình thành bởi tâm; trong trường hợp này triết học sẽ là một phân tích về sự sinh thành của những ý niệm. Trên thực tế, hai ngành triết học ở thế kỷ XIX là những phát triển của cả hai khả tính này. Chủ thuyết thực dụng (positivisme) và chủ thuyết duy vật (matérialisme) quy chiếu vai trò của triết học vào sự thống nhất những khoa học, trong khi chủ thuyết duy tâm ( idéalisme) đưa ra những hệ thống mà ở đó chúng cố gắng cắt nghĩa thực tại như là sản phẩm của những tác dụng trí năng.
C. CHỦ THUYẾT LÃNG MẠN (Romantisme)
Còn một yếu tố khác xuất hiện đầu thế kỷ XIX, và đóng một vai trò quan trọng sau này, đó là chủ thuyết lãng mạn. Đây là một phong trào đa dạng và khó mà xác định. Nhưng ta có thể nói mà không quá giản lược rằng những sắc thái chính yếu của nó là tán dương đời sống tâm linh được gợi lên do sự phản ứng mạnh mẽ chống lại chủ thuyết cơ giới. Cố gắng của Kant nhằm loại bỏ những hậu quả cơ giới luận đã được thể hiện bằng những ngã đường thuần lý nhưng vẫn còn một lối khác: từ bỏ lý tính. Hiển nhiên chính bởi các thi sĩ, nghệ sĩ và văn gia cự tuyệt tính chất cân đối của khuôn hình thế giới khoa học, họ nổi lên chống lại khoa học thuần lý bằng cách nêu cao xúc cảm, đời sống và tôn giáo, đồng thời xác quyết rằng có những ngã đường khác tiến đến thực tại ngoài khoa học ra.
Thế nhưng, chủ thuyết lãng mạn không nhất thiết phải là ngoại lý (irrationaliste), và thỉnh thoảng người ta thấy nó sốt sắng binh vực cho lý tính. Nhưng, luôn luôn nó nhấn mạnh trên đà lưu chuyển, đời sống và sự tăng tiến. Các triết gia thế kỷ XVII và XVIII thảy đều duy trì một khái niệm cứng đọng về thế giới, bởi vì với cơ giới luận thế giới là một bộ máy được thiết lập một lần là xong; đó là một cơ cấu vĩ đại không mất cái chi cả và cũng không tạo ra cái chi mới. Chủ thuyết lãng mạn đem tất cả sức mạnh ra tấn công vào chủ kiến này và do đó đã tạo được một ảnh hưởng lớn cho nó suốt trong dòng thế kỷ XIX.
D. NHỮNG TRÀO LƯU CHỦ YẾU
Nét đặc hữu của thế kỷ XIX là khuynh hướng cực kỳ mãnh liệt chú ý đến sự thiết lập các hệ thống. Tổng hợp bao trùm cả phân tích. Vào đầu thế kỷ, khuynh hướng này đặc biệt biểu lộ trong duy tâm luận của Đức. Nhiệm vụ sáng tạo của tâm được Kant nhấn mạnh, và khái niệm này giờ lại được nới rộng để ủng hộ và ý niệm lãng mạn về lẽ biến hành (devenir). Đó là những hệ thống duy tâm của Johann Gottlieb Fichte (1762-1814), Friedrich Wilhelm Joseph Schelling (1775-1854), và đứng đầu là George Wilhelm Frierich Hegel (1770-1831). Hegel nhìn nhận thực tại như là quá trình biện chứng (developement dialectique) của lý tính tuyệt đối (raison absolue) trải qua chính đề (thèse) và phản đề (antithèse) tiến đến một tổng hợp (synthèse) mới. Triết học Hegel là một chủ thuyết duy lý triệt để (rationalisme radical), nhưng đặc điểm linh động và tiến hóa của nó cũng khiến cho nó rất lãng mạn (romantiane).
Liền đó, một chuỗi những hệ thống bắt nguồn từ các khoa học chuyên biệt đã thay thế duy tâm luận này. Ở đây trước hết ta phải kể là duy tâm luận của Đức như Ludwig Feuerbach (1804-1872), Jacob Moleschott (1822-1893), Ludwig Büchner (1824-1899), và Karl Vogt (1817-1895). Những đại biểu của tất định thuyết triệt để (déterminisme radical) này từ chối ngay cả hiện hữu của tâm. Ta cũng phải kể thêm chủ thuyết thực dụng(positivisme), khởi đầu từ nước Pháp do Auguste Comte (1798 – 1885), chấm dứt với một môn đệ người Anh là John Stuart Mill (1806-1873) và những môn đồ Đức là Ernst Laas (1837-1885) và Friedrich Jodl (1848-1914). Với tất cả những người này, triết học chỉ là một tổng hợp của những khoa học – khoa học theo nghĩa cơ giới luận. Hai khuynh hướng này được khích lệ mạnh mẽ bởi chủ thuyết của Charles Darwin (1809-1882) tác phẩm nổi danh của ông là Về nguồn gốc của các chủng loại qua tuyển trạch tự nhiên (De l’Origine des Espèces par la Sélection Naturelle – 1859) mô tả sự tiến hóa của những chủng loại bằng một tinh thần thuần túy cơ giới. Khái niệm vừa lãng mạn và vừa Hegel về sự tiến hóa nhờ đó tiếp nhận một nền tảng khoa học mà nó chỉnh đốn để duy trì, nhưng rồi lại bị rằng buộc với óc cơ giới. Nó trở thành một học thuyết phổ biến và dẫn đến tiến hóa luận nhất nguyên (évolutionnisme moniste) mà những đại biểu hàng đầu và kiểu mẫu nhất là Thomas Henry Huxley (1825-1895) và Herbert Spencer (1820-1905) Ernst Haeckel (1834-1919) cũng tham dự một phần với tư cách là người rao truyền (vulgarisateur) nổi tiếng nhất.
Hình như trong những năm 1850-1870 thuyết tiến hóa cơ giới và nhất là duy vật lộ liễu đã chiếm ưu thế ở châu Âu. Tuy vậy, ngay sau 1870, xuất hiện một sự trở về với duy tâm luận, trước hết là ở Anh với Thomas Hill Green (1836-1882) và Edward Caird (1835-1908), họ quy tụ một trường phái quan trọng bao quanh; rồi đến ở Đức một trung tâm giảng dạy có tổ chức về Tân chủ Kant (Néo-kantisme) được thiết lập tại những trường Marburg và Baden với sự tham dự của Otto Liekmann (1840-1912) và Johannes Volkelt (1848-1930). Ở Pháp, tân chủ thuyết phê bình (néocriticisme) được truyền bá do Charles Renouvier (1815-1903), và một nhà duy tâm luận Pháp quan trọng khác là Octave Hamelin (1856-1907). Nhưng phong trào này không thể đạt được độc quyền toàn bẹn bởi vì những khuynh hướng mạnh mẽ về thực dụng và tiến hóa vẫn tiếp tục tồn tại cho đến cuối thế kỷ.
Như thế, ta thấy rõ, sự phát triển của tư tưởng ở Âu châu trong dòng thế kỷ XIX diễn ra phù hợp với ba giai đoạn biện chứng: duy tâm luận, tiến hóa luận chủ khoa học (evolutionnisme scientiste) và một cộng tồn của hai khuynh hướng. Dù chống đối nhau, cả hai khuynh hướng đều có chung những nét chính. Khuynh hướng nhắm đến hệ thống; một thái độ duy lý rõ rệt hướng đến thế giới của kinh nghiệm, một thái độ không thèm thâm nhập khu vực của thực tại đằng sau những giả tượng – hay cả đến việc phủ định nó; và sau hết, khuynh hướng nhất nguyên đặt thế vị con người (personne humaine) trong tuyệt đối hay trong tiến hóa của vũ trụ. Duy lý luận (rationalisme), duy tượng luận (phénoménalisme), tiến hóa luận (evolutionnisme), nhất nguyên phản nhân vị luận (antipersonnalisme monisme) và sự phát triển của những hệ thống lớn đã xác định một cách quảng bác khuôn diện của thế kỷ XIX.
E. NHỮNG TRÀO LƯU THỨ YẾU
Tuy nhiên, duy tâm luận và thực dụng tiến hóa luận (évolutionnisme positiviste) không phải độc nhất ngự trị tư tưởng của thời đại này. Song song với chúng, hai khuynh hướng quan trọng khác, dù trưởng thành yếu hơn và ảnh hưởng nhỏ hơn: chủ ngoại lý (irrationalisme) và siêu hình học (métaphysique).
Chủ ngoại lý (irrationalisme) thịnh hành nhờ chủ thuyết lãng mạn nổi lên đầu tiên chống lại duy lý luận Hegel. Phát ngôn viên của nó là Arthur Schopenhauer (1788-1860), với ông tuyệt đối thể không phải là lý tính, nhưng là một ý chí mù quáng và ngoại lý (volont é aveugle et irrationelle). Tiếp theo ông, tư tưởng gia tôn giáo Đan Mạch, Soren Kierkegaard (1813-1855), đã thúc đẩy cuộc tấn công duy lý luận xa hơn. Đồng thời, những khuynh hướng chủ chí (volontariste) và ngoại lý, dù ít được chú ý, về sau đã thiết lập một đại biểu Pháp là François Pierre Maine de Biran (1766-1824).
Sau này, chủ ngoại lý tấn công duy lý luận phát xuất từ những khoa học chuyên biệt lúc này vẫn còn được đặt trên lý thuyết về tiến hóa của Darwin. Nhà tiên tri số một của nó là Friedrich Nietzsche (1844-1900) đã tuyên bố rằng bản năng sinh tồn cao hơn lý tính, và đòi hỏi lật ngược tất cả mọi giá trị, và binh vực sự tôn thờ siêu nhân. Tiến hóa luận cũng đã làm khởi điểm cho triết học của Wilhelm Dilthey (1833-1912); ông ta đặt giá trị tối cao vào lịch sử và giảng dạy tương đối luận triết học (relativisme philosophique). Một hình thức nguyên ủy của tương đối luận còn được tìm thấy ở George Simmel (1858-1918).
Siêu hình học mang lại cho tư tưởng triết học thế kỷ XIX một trào lưu thứ yếu khác. Những nhà siêu hình học tuyên bố là có thể đạt đến thế giới đằng sau những hiện tượng; người ta có thể thường thấy ở họ những khuynh hướng nhắm đến một siêu hình học đa nguyên luận (pluralisme métaphisique), song song với một tầm nhìn xa vào trong những vấn đề cụ thể của nhân sinh. Họ chỉ là những tư tưởng gia biệt lập, chưa từng biến thành những trường phái rộng rãi hơn và có tổ chức hơn. Những người Đức được kể đến là Johann Friedrich Herbart (1776-1841), Gustav Theodor Fechner (1801-1887), Rudolf Hermann Lotze (1817-1881) và Eduard von Harmann (1842-1906), được kế tiếp, với những thay đổi, do Wilhelm Hartmann (1832-1920), Rudolf Eucken (1846-1926) và Friedrich Paulsen (1846-1908).
Ở Pháp, những đại biểu cho siêu hình học là Victor Cousin (1792-1867) và các môn đệ của ông, như Paul Janet (1823-1899) trong khi đó nó trở nên sắc thái cứng chắc hơn trong những hệ thống của Félix Ravaisson Molien (1813-1900) và Jules Lachelier (1832-1918) – chỉ tiêu danh những tên chủ yếu. Đằng khác, không có khuynh hướng quan trọng nào trong lãnh vực này xuất hiện ở Anh.
Tuy nhiên, cả ngoại lý và siêu hình trong thời kỳ này phải dựa trên những vấn đề do Kant đặt ra chẳng khác nào những triết gia khác mà chúng ta đã bàn ở trên. Học thuyết của Kant, theo đó lý tính không thể đạt được những vấn đề siêu hình, đã trực tiếp hứng khởi một khía cạnh của chủ ngoại lý; trong khi chủ thuyết duy lý của ông gợi lên một khía cạnh khác của chủ ngoại lý đối lập với Kant. Cũng thế, những ảnh hưởng của duy nghiệm cơ giới theo mẫu thức Darwin không phải không có, nhất là ở Nietzsche. Bỏ qua những vẻ chống đối các nhà siêu hình học thời kỳ này cũng giống thế. Họ thảy đều tin vào nhị nguyên luận về thế giới hiện tượng và về thể tính tự nhĩ (l’être en soi) ngoài ra, phần lớn cũng được sắp hàng vào cơ giới luận. Chúng ta hãy ghi nhận rằng tầm quan trọng của cả hai khuynh hướng này chỉ tương đối, và không thể so với duy tâm luận và duy nghiệm luận, chúng là những thế lực nổi bật của triết học Âu châu ở thế kỷ XIX.
Nguồn: J. M. Bochenski. Triết học Tây phương hiện đại. Tuệ Sỹ dịch. Nxb. Ca Dao, 1969. Phiên bản điện tử do bạn Phạm Tấn Xuân Cao, sinh viên khoa Triết trường Đại học Huế, thực hiện.
Sửa lần cuối: