• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Sự phong phú, đặc thể của tứ và từ Tiếng việt

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46

SỰ PHONG PHÚ, ĐẶC THỂ CỦA TỨ VÀ TỪ TIẾNG VIỆT


Trong bài này, chúng ta sẽ chỉ đề cập đến cách xưng hô, chào hỏi. Tùy theo thứ bậc, quan hệ, mức độ tương thân, tùy theo phong tục tập quán địa phương mà cách xưng hô, chào hỏi, gọi nhau cũng đổi thay.
Người Nam dùng chữ "thưa" đối với những người cao bậc hơn mình: "thưa ngài", "thưa cô", "thưa cụ", "thưa anh", "thưa chị". Trong lúc người Bắc lại dùng chữ "chào" cho những bậc gần ngang vai: "chào anh", "chào chị"; thì tại miền Trung, chữ "chào" lại thường được dùng để diễn tả một động tác chứ không phải để chào hỏi, như "chào cờ" chẳng hạn.
Bạn bè thân mật thì "đằng ấy", "mình", "cậu", "mày", "tớ"," tao" (miền Bắc) hoặc "mi", "bồ", "tui" (Trung, Nam). Vợ chồng gọi nhau là "cậu, mợ", xưng "em" hay "tôi" hoặc "anh, em".

Gia đình cổ kính thì "thầy nó", "bu nó", "ông nó", "bà nó", "mẹ mày", "bố mày", "mình", "nhà" (miền Bắc) hay "đẻ nó", "ba nó", "má nó", "ông nó", "bà nó", "bậu", "qua", "mình"... Chữ "mình" vừa chỉ ngôi thứ nhất, vừa chỉ cả ngôi thứ hai, là tiếng xưng hô âu yếm giữa đôi tình nhân vợ chồng hay thân mật trang nhã giữa đôi bạn thân.
Người Âu - Mỹ nói "ils", "elles", "il", "elle" hay "they", "he", "she". Riêng người Việt Nam không thể bất cứ trường hợp nào cũng "chúng nó", "nó", "hắn", "y" được. Không thể chấp nhận được chữ "nó" ở đây : "tôi mua cái áo này cho má tôi, hy vọng rằng nó sẽ thích".
Người bình dân miền Nam sẽ dùng chữ "bả" hay "bà ấy". Người Bắc thấy thế chói tai, chỉ dùng "bà", thân kính, trang trọng hơn. Hơn nữa, khi nói về cha mẹ, thì người Việt thường dùng đại danh từ "Người" viết hoa. Thông thường chúng ta nghe con cái gọi cha mẹ là: "bố mẹ", "ba mẹ", "ba má", "thầy u", "thầy bu", "thầy mẹ", "thầy đẻ", "tía bầm", "cậu mợ", "chú má".

Hai tiếng "cậu mợ" rất thông dụng trong giới thị thành miền Bắc. Vợ chồng gọi nhau là "cậu mợ", con cái gọi bố mẹ cũng là "cậu mợ", mẹ chồng gọi con trai, con dâu cũng là "cậu mợ". Ngày xưa, khi còn chế độ tập ấm, vua phong cho các đại thần là ấm sinh, ấm tử, được hưởng đặc quyền. Người ngoài phải gọi là "cậu ấm", gọi vợ cậu là "mợ". Con cái theo gia nhân gọi bố mẹ là "cậu mợ", rồi vợ chồng quen miệng gọi nhau là "cậu mợ " nốt, lâu dần hai tiếng này phổ biến trong các gia đình quyền quý nhất là ở giới thị thành.
Tại vùng miệt Hậu Giang, chúng ta hãy nghe người thanh niên tỏ tình với người yêu, gọi "bậu", xưng "qua" :

Cha mẹ bậu tham giàu, gả bậu đi xa"
Có người gọi chồng là "nhà", nói bằng giọng âu yếm nhưng còn thấy ngại ngùng, không dám nói thẳng hai tiếng "anh, em" hay "mình, mình". Còn có người xưng hô "đây, đấy", rõ là giọng thân yêu nhưng còn e ấp ngượng ngùng nên nói lấp lửng trống không, chẳng như ai kia, nói thẳng ngay là mình mình vì chưa chính thức nên chồng vợ hay là anh em như đã dạn dĩ bộc trực tình yêu âu yếm.
Sao đấy chẳng liệu cho đây liệu cùng"

Hay :
Bảo đây gánh đá Long Triều cũng đi"
Cách xưng hô quả là phức tạp, song nó thể hiện tâm hồn và nét đặc thù của văn hóa Việt Nam vậy.




Nguồn: "Tiếng Việt Tuyệt Vời" của giáo sư Đỗ Quang Vinh (Làng Văn 1994)
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top