Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Xuất phát từ quan điểm của học thuyết Macxit về con người: “Con người vừa là thực thể tự nhiên, vừa là thực thể xã hội. Con người tồn tại trong xã hội, tồn tại trong lịch sử, con người là sản phẩm của sự phát triển xã hội- lịch sử”, L.X.Vưgốtxki (1896- 1934) đã xây dựng nền tâm lý học hoạt động- một khoa học nghiên cứu đầy đủ, toàn diện nhất về tâm lý con người. Sau này nhiều nhà tâm lý học Nga như A.N.Leonchiev, X.L.Rubinstein, A.R.Luria và nhiều các nhà khoa học khác đã hoàn chỉnh cương lĩnh do Vưgôtxki đề xuất (thông qua thực nghiệm), và đưa ra một số nguyên tắc cơ bản của tâm lý học hoạt động, trong đó nguyên tắc đầu tiên đó là “coi tâm lý con người là hoạt động”. Đây là nguyên tắc quan trọng nhất của nền tâm lý học hoạt động, nguyên tắc này được hiểu là tâm lý không đóng kín bên trong mà được biểu hiện ra bên ngoài, thể hiện trong hoạt động, thông qua hoạt động. Tâm lý tồn tại trong hoạt động, hoạt động tham gia hình thành tâm lý, chính trong hoạt động mà con người phát hiện ra logic của sự vật, hiện tượng, lĩnh hội và chuyển nó thành tri thức kinh nghiệm bản thân.
Lao động là một trong những hình thức biểu hiện của hoạt động. Từ lao động, con người mới có thể tồn tại, hình thành và phát triển nhân cách, thể hiện được giá trị của mỗi cá nhân, khẳng định mình trong xã hội.
Khái niệm Lao động
Theo cách hiểu thông thường, lao động là quá trình tiêu hao năng lượng (cơ bắp, tinh thần) để làm ra một sản phẩm cụ thể. Lao động gắn liền với sự vất vả, khó khăn nhưng cũng đem lại niềm vui cho con người. Lao động chính là phương tiện để hoàn thiện nhân cách.
Triết học giải thích lao động là hoạt động con người tác động vào thực tiễn, nhằm tạo ra sản phẩm (vật chất, tinh thần) phục vụ đời sống con người… Lao động mang giá trị văn hoá và đạo đức (đối với lao động chân chính), lao động có tính đối tượng, tính mục đích, tính xã hội và tính công cụ.
Trong tâm lý học, lao động được xem là quá trình con người tác động vào thế giới tự nhiên (sự tác động này mang tính mục đích: trước khi thực hiện hoạt động lao động con người đã có hình ảnh trước về kết quả lao động của mình). Trong lao động, con người diễn ra hai quá trình: xuất tâm (truyền tất cả những năng lực, tư duy, kinh nghiệm … vào sản phẩm) và nhập tâm (thu nhận những kỹ năng, kiến thức, tình cảm… trong quá trình tạo ra và sử dụng sản phẩm vào bản thân, biến nó thành cái của mình). Mục đích của lao động chính là giúp người lao động hoàn thiện nhân cách của mình.
Sự phát triển của con người trong lao động
Hoạt động lao động nói chung giúp hình thành và phát triển nhân cách của con người thông qua quá trình xã hội hoá cá nhân. Trong suốt cuộc đời, con người liên tục tham gia vào các nhóm xã hội khác nhau, thực hiện các hoạt động dưới những chuẩn mực, đạo đức do nhóm quy định, quá trình thích nghi đó giúp các cá nhân tồn tại và phát triển trong chính các nhóm, cộng đồng, xã hội mà mình tham gia, qua đó hình thành những giá trị của bản thân- hoàn thiện nhân cách của mình. Ngay từ khi còn nhỏ, việc tham gia vào quá trình lao động cụ thể ở trẻ diễn ra theo hai giai đoạn: giai đoạn một, khi trẻ tiếp xúc với lao động (có thể một công việc bất kỳ do người lớn yêu cầu) trẻ thực hiện lần đầu và cố gắng hoàn thiện công việc được giao và khi làm được sẽ tạo cho trẻ niềm vui (ví dụ như được người lớn khen thưởng); ở giai đoạn hai, nếu lặp đi lặp lại những lao động đó thì trẻ sẽ trốn tránh vì nhận thức được lao động là vất vả… khi đó người lớn phải hướng dẫn, dạy dỗ trẻ để trẻ nhận thức đúng về lao động. Đến tuổi đi học, ngoài hoạt động chủ đạo là học tập thì trẻ còn phải tham gia vào các hoạt động chung của nhóm, của tập thể, thực hiện hành vi giao tiếp, giúp đỡ gia đình, bạn bè và tham gia vào các hoạt động xã hội. Đến lứa tuổi 12- 14 (dậy thì) trẻ bắt đầu định hình được nhân cách của mình- đã có những nhận thức đúng về giá trị của lao động. Đến giai đoạn học sinh phổ thông trung học, cá nhân đã biết vạch ra kế hoạch của cuộc đời mình, xác định định hướng nghề nghiệp cho tương lai (sẽ học tại trường cao đẳng, đại học, học nghề hay sẽ đi làm nghề gì để kiếm sống)…
Ở giai đoạn tuổi trưởng thành, hoạt động chủ đạo chính là hoạt động lao động nghề nghiệp- là giai đoạn rất quan trọng trong việc hoàn thiện và phát triển nhân cách ở mỗi cá nhân.
Trong hoạt động lao động nghề nghiệp, thông qua lao động, trước hết con người tạo ra các sản phẩm vật chất, tinh thần phục vụ chính các nhu cầu của bản thân và xã hội. Sau đó, ở mỗi nghề nghiệp cụ thể, hình thành những đặc điểm tâm lý riêng nhằm thích nghi với từng nghề, giúp cá nhân hoàn thành công việc tốt hơn, mang lại hiệu quả cao hơn. Tài sản đầu tiên mà người lao động nhận được từ lao động đó là sự hình thành giá trị của bản thân, xuất hiện khi chúng ta hoàn thành tốt một công việc có ích nào đó, tiếp đó là quá trình hoàn thiện mình khi chúng ta hướng tới những công việc mới (sau khi hoàn thành tốt một công việc trước đó), tạo niềm tin cho bản thân từ lao động. Sự phát triển con người thông qua hoạt động lao động nghề nghiệp (bao gồm năng lực nghề nghiệp và các đặc điểm tâm lý cá nhân…) diễn ra theo nhiều giai đoạn. Trước hết, ở mỗi ngành nghề, cá nhân đều phải có chuyên môn thông qua quá trình học tập và học nghề. Khi bắt tay vào công việc, giai đoạn này con người chủ yếu thực hiện quá trình xuất tâm, bằng những kiến thức đã học, từ sự kế thừa kinh nghiệm của những người đi trước truyền lại, con người thể hiện năng lực bản thân nhằm tạo ra sản phẩm với mục đích hoàn thành tốt công việc nhằm thích nghi với môi trường lao động nghề nghiệp. Giai đoạn tiếp theo, cá nhân hình thành các kinh nghiệm bản thân từ chính quá trình lao động của mình cũng như hình thành phong cách của người lao động (bao gồm những đặc điểm tâm lý riêng của cá nhân và tác phong làm việc phù hợp với những chuẩn mực chung của nhóm):
- Hình thành động cơ nghề nghiệp: hiểu được ý nghĩa của nghề nghiệp, chấp nhận nghề đã lựa chọn và tạo thành động cơ ở cá nhân.
- Hình thành được mục đích nghề nghiệp: giúp người lao động hình dung được kết quả của công việc.
- Hình thành những biểu tượng chương trình hoạt động nghề nghiệp.
- Hình thành cơ sở thông tin của nghề nghiệp.
- Hình thành khả năng ra quyết định.
- Hình thành những phẩm chất nhân cách cần thiết đối với nghề nghiệp.
Qua lao động, chúng ta có thể đánh giá được việc lĩnh hội nghề nghiệp của người lao động theo các tiêu chí:
- Bản thân người lao động phải có được sự dự báo có ý thức về sản phẩm nghề nghiệp của mình
- Ý thức về trách nhiệm đối với nghề nghiệp đó (trách nhiệm và bổn phận của mình khi hành nghề…)
- Phân biệt và tiếp thu có ý thức các phương tiện, điều kiện làm việc (nắm được phương tiện lao động, các đều kiện bên trong của lao động, những phẩm chất bên trong phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp)
- Định hướng có ý thức vào các quan hệ sản xuất liên nhân cách.
Trong công việc của mình, cá nhân phải tuân thủ những chuẩn mực chung của nhóm (các quy định, nguyên tắc…) và của xã hội (hệ thống hiến pháp- pháp luật…), hình thành những phẩm chất và năng lực nghề nghiệp thông qua lao động, xuất hiện quá trình nhập tâm khi những kỹ năng, kiến thức, tình cảm… trong lao động biến thành cái của mình, hình thành giá trị của bản thân trong nghề nghiệp và những cái “biến thành của mình” ấy đã kích thích sự say mê, sáng tạo, yêu công việc…ở mỗi cá nhân, hoàn thành quá trình hình thành nhân cách từ lao động. Ngoài hoạt động lao động nghề nghiệp, để nhân cách được hoàn thiện thì cá nhân còn phải tham gia các hoạt động khác, các mối quan hệ, giao tiếp ở gia đình, môi trường xã hội.. thực hiện quá trình xã hội hoá cá nhân với nhiều nhóm xã hội khác nhau, khẳng định được giá trị của mình trong xã hội.
Giai đoạn tuổi già (có thể được coi là giai đoạn sau hoạt động lao động nghề nghiệp), cá nhân chủ yếu là nghỉ nghơi, môi trường xung quanh là gia đình và xã hội (hàng xóm, láng giềng, các địa điểm tham quan, du lịch…). Cá nhân tuy không còn thực hiện hoạt động lao động nghề nghiệp nhưng họ vẫn tham gia vào các mối quan hệ xã hội, lao động trong giai đoạn này chính và việc truyền đạt lại các kinh nghiệm của bản thân cho thế hệ sau. Ở giai đoạn này, cá nhân vẫn tiếp tục hoàn thiện nhân cách của mình thông qua các mối quan hệ, giao tiếp (thăm quan, du lịch…), tiếp xúc với nhiều đối tượng khác, các nền văn hoá, lối sống khác để có những đánh giá đầy đủ hơn, củng cố cho nhân cách của mình.
Tóm lại, trong suốt đời người, thông qua lao động, con người thực hiện quá trình xã hội hoá cá nhân nhằm thích nghi và tồn tại trong xã hội đó. Nhờ có lao động con người mới có thể tồn tại, hình thành và phát triển nhân cách của mình, thể hiện được giá trị của mình trong xã hội- khi đó chúng ta mới là những con người hoàn thiện, đúng với định nghĩa của Mác về con người./.
Nguồn : Google.com
Lao động là một trong những hình thức biểu hiện của hoạt động. Từ lao động, con người mới có thể tồn tại, hình thành và phát triển nhân cách, thể hiện được giá trị của mỗi cá nhân, khẳng định mình trong xã hội.
Khái niệm Lao động
Theo cách hiểu thông thường, lao động là quá trình tiêu hao năng lượng (cơ bắp, tinh thần) để làm ra một sản phẩm cụ thể. Lao động gắn liền với sự vất vả, khó khăn nhưng cũng đem lại niềm vui cho con người. Lao động chính là phương tiện để hoàn thiện nhân cách.
Triết học giải thích lao động là hoạt động con người tác động vào thực tiễn, nhằm tạo ra sản phẩm (vật chất, tinh thần) phục vụ đời sống con người… Lao động mang giá trị văn hoá và đạo đức (đối với lao động chân chính), lao động có tính đối tượng, tính mục đích, tính xã hội và tính công cụ.
Trong tâm lý học, lao động được xem là quá trình con người tác động vào thế giới tự nhiên (sự tác động này mang tính mục đích: trước khi thực hiện hoạt động lao động con người đã có hình ảnh trước về kết quả lao động của mình). Trong lao động, con người diễn ra hai quá trình: xuất tâm (truyền tất cả những năng lực, tư duy, kinh nghiệm … vào sản phẩm) và nhập tâm (thu nhận những kỹ năng, kiến thức, tình cảm… trong quá trình tạo ra và sử dụng sản phẩm vào bản thân, biến nó thành cái của mình). Mục đích của lao động chính là giúp người lao động hoàn thiện nhân cách của mình.
Sự phát triển của con người trong lao động
Hoạt động lao động nói chung giúp hình thành và phát triển nhân cách của con người thông qua quá trình xã hội hoá cá nhân. Trong suốt cuộc đời, con người liên tục tham gia vào các nhóm xã hội khác nhau, thực hiện các hoạt động dưới những chuẩn mực, đạo đức do nhóm quy định, quá trình thích nghi đó giúp các cá nhân tồn tại và phát triển trong chính các nhóm, cộng đồng, xã hội mà mình tham gia, qua đó hình thành những giá trị của bản thân- hoàn thiện nhân cách của mình. Ngay từ khi còn nhỏ, việc tham gia vào quá trình lao động cụ thể ở trẻ diễn ra theo hai giai đoạn: giai đoạn một, khi trẻ tiếp xúc với lao động (có thể một công việc bất kỳ do người lớn yêu cầu) trẻ thực hiện lần đầu và cố gắng hoàn thiện công việc được giao và khi làm được sẽ tạo cho trẻ niềm vui (ví dụ như được người lớn khen thưởng); ở giai đoạn hai, nếu lặp đi lặp lại những lao động đó thì trẻ sẽ trốn tránh vì nhận thức được lao động là vất vả… khi đó người lớn phải hướng dẫn, dạy dỗ trẻ để trẻ nhận thức đúng về lao động. Đến tuổi đi học, ngoài hoạt động chủ đạo là học tập thì trẻ còn phải tham gia vào các hoạt động chung của nhóm, của tập thể, thực hiện hành vi giao tiếp, giúp đỡ gia đình, bạn bè và tham gia vào các hoạt động xã hội. Đến lứa tuổi 12- 14 (dậy thì) trẻ bắt đầu định hình được nhân cách của mình- đã có những nhận thức đúng về giá trị của lao động. Đến giai đoạn học sinh phổ thông trung học, cá nhân đã biết vạch ra kế hoạch của cuộc đời mình, xác định định hướng nghề nghiệp cho tương lai (sẽ học tại trường cao đẳng, đại học, học nghề hay sẽ đi làm nghề gì để kiếm sống)…
Ở giai đoạn tuổi trưởng thành, hoạt động chủ đạo chính là hoạt động lao động nghề nghiệp- là giai đoạn rất quan trọng trong việc hoàn thiện và phát triển nhân cách ở mỗi cá nhân.
Trong hoạt động lao động nghề nghiệp, thông qua lao động, trước hết con người tạo ra các sản phẩm vật chất, tinh thần phục vụ chính các nhu cầu của bản thân và xã hội. Sau đó, ở mỗi nghề nghiệp cụ thể, hình thành những đặc điểm tâm lý riêng nhằm thích nghi với từng nghề, giúp cá nhân hoàn thành công việc tốt hơn, mang lại hiệu quả cao hơn. Tài sản đầu tiên mà người lao động nhận được từ lao động đó là sự hình thành giá trị của bản thân, xuất hiện khi chúng ta hoàn thành tốt một công việc có ích nào đó, tiếp đó là quá trình hoàn thiện mình khi chúng ta hướng tới những công việc mới (sau khi hoàn thành tốt một công việc trước đó), tạo niềm tin cho bản thân từ lao động. Sự phát triển con người thông qua hoạt động lao động nghề nghiệp (bao gồm năng lực nghề nghiệp và các đặc điểm tâm lý cá nhân…) diễn ra theo nhiều giai đoạn. Trước hết, ở mỗi ngành nghề, cá nhân đều phải có chuyên môn thông qua quá trình học tập và học nghề. Khi bắt tay vào công việc, giai đoạn này con người chủ yếu thực hiện quá trình xuất tâm, bằng những kiến thức đã học, từ sự kế thừa kinh nghiệm của những người đi trước truyền lại, con người thể hiện năng lực bản thân nhằm tạo ra sản phẩm với mục đích hoàn thành tốt công việc nhằm thích nghi với môi trường lao động nghề nghiệp. Giai đoạn tiếp theo, cá nhân hình thành các kinh nghiệm bản thân từ chính quá trình lao động của mình cũng như hình thành phong cách của người lao động (bao gồm những đặc điểm tâm lý riêng của cá nhân và tác phong làm việc phù hợp với những chuẩn mực chung của nhóm):
- Hình thành động cơ nghề nghiệp: hiểu được ý nghĩa của nghề nghiệp, chấp nhận nghề đã lựa chọn và tạo thành động cơ ở cá nhân.
- Hình thành được mục đích nghề nghiệp: giúp người lao động hình dung được kết quả của công việc.
- Hình thành những biểu tượng chương trình hoạt động nghề nghiệp.
- Hình thành cơ sở thông tin của nghề nghiệp.
- Hình thành khả năng ra quyết định.
- Hình thành những phẩm chất nhân cách cần thiết đối với nghề nghiệp.
Qua lao động, chúng ta có thể đánh giá được việc lĩnh hội nghề nghiệp của người lao động theo các tiêu chí:
- Bản thân người lao động phải có được sự dự báo có ý thức về sản phẩm nghề nghiệp của mình
- Ý thức về trách nhiệm đối với nghề nghiệp đó (trách nhiệm và bổn phận của mình khi hành nghề…)
- Phân biệt và tiếp thu có ý thức các phương tiện, điều kiện làm việc (nắm được phương tiện lao động, các đều kiện bên trong của lao động, những phẩm chất bên trong phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp)
- Định hướng có ý thức vào các quan hệ sản xuất liên nhân cách.
Trong công việc của mình, cá nhân phải tuân thủ những chuẩn mực chung của nhóm (các quy định, nguyên tắc…) và của xã hội (hệ thống hiến pháp- pháp luật…), hình thành những phẩm chất và năng lực nghề nghiệp thông qua lao động, xuất hiện quá trình nhập tâm khi những kỹ năng, kiến thức, tình cảm… trong lao động biến thành cái của mình, hình thành giá trị của bản thân trong nghề nghiệp và những cái “biến thành của mình” ấy đã kích thích sự say mê, sáng tạo, yêu công việc…ở mỗi cá nhân, hoàn thành quá trình hình thành nhân cách từ lao động. Ngoài hoạt động lao động nghề nghiệp, để nhân cách được hoàn thiện thì cá nhân còn phải tham gia các hoạt động khác, các mối quan hệ, giao tiếp ở gia đình, môi trường xã hội.. thực hiện quá trình xã hội hoá cá nhân với nhiều nhóm xã hội khác nhau, khẳng định được giá trị của mình trong xã hội.
Giai đoạn tuổi già (có thể được coi là giai đoạn sau hoạt động lao động nghề nghiệp), cá nhân chủ yếu là nghỉ nghơi, môi trường xung quanh là gia đình và xã hội (hàng xóm, láng giềng, các địa điểm tham quan, du lịch…). Cá nhân tuy không còn thực hiện hoạt động lao động nghề nghiệp nhưng họ vẫn tham gia vào các mối quan hệ xã hội, lao động trong giai đoạn này chính và việc truyền đạt lại các kinh nghiệm của bản thân cho thế hệ sau. Ở giai đoạn này, cá nhân vẫn tiếp tục hoàn thiện nhân cách của mình thông qua các mối quan hệ, giao tiếp (thăm quan, du lịch…), tiếp xúc với nhiều đối tượng khác, các nền văn hoá, lối sống khác để có những đánh giá đầy đủ hơn, củng cố cho nhân cách của mình.
Tóm lại, trong suốt đời người, thông qua lao động, con người thực hiện quá trình xã hội hoá cá nhân nhằm thích nghi và tồn tại trong xã hội đó. Nhờ có lao động con người mới có thể tồn tại, hình thành và phát triển nhân cách của mình, thể hiện được giá trị của mình trong xã hội- khi đó chúng ta mới là những con người hoàn thiện, đúng với định nghĩa của Mác về con người./.
Nguồn : Google.com