Sự liên quan giữa văn học và toán học

quangtrung64

New member
Xu
0
Sự liên quan giữa VĂN HỌC TOÁN HỌC

Các bạn trẻ đang còn đi học cứ cho là văn học và toán học không liên quan đến nhau lắm. Cứ học giỏi văn học thì toán học không giỏi cho lắm và ngược lại. Nhưng cũng có một số ít học giỏi cả hai. Đó là vấn đề trong nhà trường và đang đi học.
Còn trong cuộc sống của xã hội có khi toán học hổ trợ cho văn học và ngược lại. Một trong hai thứ đó có khi làm phong phú thêm cho cuộc sống và rắc rối thêm trong cách thể hiện một vấn đề nào đó, ví dụ như:
Trong cuộc nhậu:

- Có khi nào bạn nói thôi uống hết một nữa không ? Không bao giờ.

Thế thì phải cần đến toán học rồi , chứ văn học thì không diễn tả được.

- Zô 50% nghe !!!

- Tương tự uống hết : 1 ……2……3….Zô 100% ; nghe có vẽ vui và bốc hơn khi bạn nói : Uống hết đi.

Trong cuộc tương trợ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn:

Đất nước ta thường có bão lũ .Thường diễn ra vào mùa mưa. Khi mà sau một cuộc bão, lũ lớn gây thiệt hại về tài sản và con người, chúng ta thường nghe trên thông tin đại chúng kêu giọi về một quyên góp tương trợ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn. Câu thường nghe lúc này là :”Lá lành đúm lá rách”. Một câu tục ngữ từ ngàn xưa để lại. Chúng ta có dịp làm quen và được giải thích trong thời kỳ đi học cấp 1 : Đó là một câu tục ngữ mang tính nhân bản của dân tộc ta. Nói đến câu nói đó là chúng ta hiểu ngay cần có sự giúp đở của một người có điều kiện trong cuộc sông tốt hơn (một tí) đối với một người có điều kiện trong cuộc sống xấu hơn (một tí). Nói câu đó là mọi người hiểu ngay là cần có sự tương thân tương ái, giúp đở lẫn nhau.
Thế mà trên thông tin đại chúng: Ti vi trung ương, địa phương, các đài phát thanh, báo chí của trung ương và địa phương thỉnh thoảng tôi lại nghe câu tục ngữ đó với một cách khác : “Lá rách ít đùm lá rách nhiều”.

Nghe câu nói đó ,tôi liên tưởng đến văn học và toán học .

Trong toán học nói 1/2 cũng giống như 2/4 hoặc 50/100 .

Trong văn học lại không như vậy . Nói “Lá lành đúm lá rách”. Khác với “Lá rách ít đùm lá rách nhiều”. hoặc “Lá rách tơi tả đùm lá rách tả tơi” mặc dù người nghe cũng hiểu là tương trọ, giúp đở lẫn nhau. Thế thì trong xã hội toàn là người “rách ít” hoặc “rách tơi tả” không có người “lá lành” ……

Ở đây tôi muốn nói dùng câu “Lá lành đúm lá rách” là quá đủ để người khác hiểu rồi.

Và nhân ngày 27/7 tôi lại nghe câu “ Ăn quả nhớ người trồng cây” tôi rất tâm đắc khi nghe câu đó, mà câu đó khác với câu ngày xưa cha ông ta để lại :”Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” .”Người” và “Kẻ” ở đây khác nhau hoàn toàn .

Vậy nên cái gì cần thay đổi thì nên thay đổi, còn không thì nên giữ lại bản sắc của nó ban đầu .Mà điều đó đâu phải dễ cho tất cả mọi người!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" dễ nghe hơn là "ăn quả nhớ người trồng cây". Mình tin rằng khi "phát minh" ra câu nói này, các cụ nhà ta xưa đã có cân nhắc giữa "người" và "kẻ". Từ "kẻ" dường như mang nghĩa không được "sáng" cho lắm, nhưng nó là một sự "tối thiểu", nghĩa là "bèo" nhất thì anh ăn quả anh cũng phải nghĩ đến cái đứa đã trồng ra cây đó, ở đây là nhớ công sức của nó chứ không phải trọng vọng gì...

Đôi lời góp bàn.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top