Sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình qua bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng

missyouloveyou

New member
Xu
44
Hướng dẫn cách làm bài:
Mở bài:
Có thể ví tình cảm gia đình như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều sâu tâm hồn con người Việt Nam mà bom đạn của kẻ thù không thể nào tàn phá nổi. Điều kì diệu là ngay trong chiến tranh tàn khốc, những hạt mầm văn chương viết về tình cảm gia đình vẫn đâm chồi nảy lộc, vẫn đơm hoa kết trái và tỏa ngát hương sắc cho đời. “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” (KHRNEBLTLM) của Nguyễn Khoa Điềm (NKD) là một trong những bông hoa ngát hương như vậy. Bài thơ thể hiện sự khám phá độc đáo và cách thể hiện tinh tế vẻ đẹp của tình cảm gia đình trong trái tim của con người Việt Nam.
Thân bài:
Ý 1: Khái quát hoàn cảnh sáng tác và chủ đề bài thơ:
Như chúng ta đã biết bài thơ “KHRNEBLTLM” ra đời vào năm 1971, là chặng cuối trong hành trình kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta. Thời điểm cam go ,khốc liệt của cuộc chiến đòi hỏi Việt Nam phải ra trận bằng cả một dân tộc anh hùng, không phân biệt già trẻ gái trai. Trong khí thế ấy, người phụ nữ dân tộc Tà – ôi ở chiến trường miền Tây Thừa Thiên cũng “địu” con xông vào trận chiến. Bằng cái nhìn đầy cảm phục và trân trọng, NKD đã chắp bút viết nên bài thơ để thể hiện một sự khám phá mới mẻ về vẻ đẹp của tình mẫu tử trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh.
Ý 2: Sự khám phá vẻ đẹp tình cảm gia đình:
- Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế, những phát hiện mới mẻ của nhà thơ NKD về vẻ đẹp tâm hôn của bà mẹ dân tộc Tà-ôi. Lần đầu tiên trong thi ca, ta bắt gặp hình tượng một người phụ nữ vừa làm tròn sứ mệnh của hậu phương, sẵn sàng xông pha nơi tiền tuyến. Với hậu phương, công việc thường ngày của bà mẹ Tà-ôi là giã gạo nuôi bộ đội, trỉa bắp trên núi. Với tiền tuyến, người mẹ Tà-ôi xứng danh là một dũng sĩ diệt Mĩ:
“Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng….
…..
Mẹ địu em đi để dành trận cuối”
(So sánh với hình tượng người phụ nữ ở hậu phương trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt) à người phụ nữ thời chống Mĩ là những anh hùng – bất khuất – trung hậu – đảm đang.
- Điều đặc biệt là dù ở vai trò hậu phương hay lúc ra tiền tuyến, bà mẹ dân tộc Tà-ôi luôn dành cho con những tình cảm tốt đẹp nhất. Có thể nói trong bất kì hoàn cảnh nào, hơi ấm tình thương của người mẹ luôn sưởi ấm cho tấm lòng của đứa con thơ (dẫn chứng): Trong lúc giã gạo nuôi bộ đội, em bé được say nồng trọn giấc trong nhịp chày của mẹ:
“Mẹ giã gạo…
Nhịp chày nghiêng….”
Trong lúc mẹ tỉa bắp trên núi, con thơ là mặt trời tí hon soi sáng cho đời mẹ:

“Mặt trời của bắp…
Mặt trời của mẹ…”
(phân tích biện pháp nghệ thuật ẩn dụ) à con là mặt trời tí hon…
Lúc xông pha tiền tuyến, con thơ đã trở thành động lực tiếp thêm sức mạnh chiế đấu cho người mẹ:
“Mẹ đang chuyển lán…”
“Mẹ địu em đi….”
- Tình thương con của bà mẹ dân tộc Tà-ôi còn gắn liền với những tình cảm thiêng liêng cao cả như tình yêu làng đói: “Mẹ thương…làng đói”; gắn với tình yêu bộ đội, tình yêu đất nước: “Mẹ… đất nước”; gắn với tình yêu lãnh tụ:
“Con mơ cho mẹ…
Mai sau ….tự do”
(tình cảm chungà tình cảm riêng)
Ý 3: Cách thể hiện (nghệ thuật)
- Thể thơ tự do
- Ngôn ngữ dân tộc (đậm bản sắc) – 1 dân tộc Tà-ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên.
- Sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật tu từ đặc sắc, đặc biệt là ẩn dụ…
- Âm hưởng bài thơ là âm hường khúc hát ru, nhịp điệu ngân nga như lời của khúc hát. Đặc biệt, tiếng ru ấy là tiếng ru thầm, tiếng ru từ trong tim, trừ điệp khúc đứng đầu mỗi đoạn thơ được cất lên thành tiếng.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top