Sự hình thành đế quốc Ảrập

Thach Thao

New member
Xu
0
Năm 632, Muhammed trừ trần, những người kế vị ông xưng là Calif- nghĩa là người thay mặt tiên tri và quốc gia mà họ cai trị được gọi là Caliphate.

Tiếp tục giấc mơ của Muhammed, các Calif đã mở rộng chiến tranh xâm lược ra nhiều nơi, lập nên một đế quốc rộng lớn.

Năm 633, quân đội Ảrập tấn công vùng hữu ngạn sông Euphrates, sang năm 634 tiến đến Xiri. Năm 637, quân đội Ảrập chiếm được kinh đô của Iran, năm 651 chiếm được toàn bộ Iran và bắt đầu xâm nhập vào vùng đất thuộc Afghanistan ngày nay. Đồng thời với quá trình xâm lược Iran, quân đội Ảrập cũng tiến đánh Syria. Năm 637, quân đội Ảrập chiếm được Palestine và thành phố Jerusalem, biến vùng đất Palestine- Syria thành một tỉnh của Ảrập. Từ năm 637 dến năm 658, quân đội Ảrập tiến đánh vùng Armenia, năm 658 thì chiếm được Armenia và một phần Georgia tiến đến vùng đất của người Khazar (nằm giáp biển Caspi và biển Đen).

Cuộc xâm lược Ai Cập cũng được tiến hành trong giai đoạn này. Năm 642, Ảrập biến Ai Cập trở thành một tỉnh của Caliphate. Sau đó người Ảrập tiếp tục tấn công phần còn lại của Bắc Phi.

Cùng với quá trình mở rộng lãnh thổ, trong nội bộ giới quý tộc phong kiến Ảrập cũng diễn ra những cuộc đấu tranh hết sức quyết liệt để giành ngôi vị đứng đầu nhà nước.

Từ năm 632 đến năm 661, Ảrập trãi qua bốn đời Calif, đều do giới quý tộc bầu ra. Việc này diễn ra thông qua cuộc đấu tranh trong nội bộ giai cấp thống trị. Người đầu tiên nhận chức Calif là Abu Bekr, một người thân cận của Muhammed do những người Mecca bầu ra. Năm 634 khi qua đời Abu Bekr đã chỉ định Omar làm Calif đời thứ hai. Năm 634 Osman của dòng họ Omeiad lên kế vị Omar. Từ khi Osman lên nắm chính quyền, mâu thuẫn trong giới phong kiến Ảrập ngày càng gia tăng. Năm 656 Ali, con rể của Muhammed, nhờ khéo léo lợi dụng sự bất mãn của giới quý tộc không thuộc dòng họ Omeiad ,nông dân và dân du mục lật đổ Osman, lên làm Calif. Tuy nhiên, cuộc tranh giành quyền lực vẫn chưa dừng lại. Trong lúc đang phải đối đầu với các thế lực chống đối bên ngoài, nội bộ phe Ali cũng xuất hiện sự chia rẽ. Thế lực của Ali, còn gọi là những người phái Shiit là vốn chỉ thừa nhận những người có quan hệ họ hàng với nhà tiên tri. Nhiều người cho rằng bất kỳ tín đồ Islam giáo nào cũng có thể được bầu làm Calif, và họ tách ra khỏi lực lượng phái Shiit, trở thành một phái mới là Kharit. Islam giáo lúc này bị chia rẽ thành hai phái chính là Shiit và Sumit, bên cạnh đó Kharit cũng là một phái có thực lực. Cuộc đấu tranh giữa các giáo phái cũng sẽ làm phức tạp thêm tình hình chính trị của đế quốc Ảrập.

Năm 661, Ali bị phái Kharit giết, Muavia Omeiad nhân cơ hội cướp ngôi và lập nên vương triều đầu tiên của đế quốc Ảrập.
By:Thạch Thảo.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top