Stalin - Nhà lãnh đạo kiệt xuất của Liên Xô (1878 - 1953)

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
STALIN - NHÀ LÃNH ĐẠO KIỆT XUẤT CỦA LIÊN XÔ (1878 - 1953)




Iosif Vissarionovich Stalin (1878 – 1953) là Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1922 đến năm mất 1953; từ 1941 là Chủ tịch Đại biểu Nhân dân Xô Viết và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Stalin còn là Tổng tư lệnh quân đội, hàm Đại nguyên soái Liên Xô, được xem là một nhà độc tài. Ông là nhà lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết từ giữa thập niên 1920 cho đến khi qua đời. Trong 30 năm Stalin cầm quyền, Liên Xô từ một quốc gia lạc hậu trở thành một trong những cường quốc trên thế giới. Ông cũng là lãnh tụ Liên Xô trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống Đức Quốc Xã.Ngoài ra, ông cũng bị phê phán vì những chính sách sai lầm và tệ sùng bái cá nhân

I. Tiểu sử

Ông sinh ngày 18 tháng 12 năm 1879 theo lịch Gregory (tức ngày 6 tháng 12 năm 1878 theo lịch Julian) trong một gia đình công nhân đóng giày ở thành phố Gori của Gruzia (thuộc đế quốc Nga), với tên Gruzia là Ioseb Dzhugashvili (იოსებ ჯუღაშვილი, Ио́сиф Джугашви́ли).

Năm 1898, Stalin bị đuổi học về tội tuyên truyền chủ nghĩa Marx, phải chuyển vào hoạt động bí mật và từ đó trở thành nhà cách mạng chuyên nghiệp. Khi ông gia nhập đảng Bolshevik, ông lấy tên "Stalin" (Ста́лин), tức là "Ông mạnh như thép" trong tiếng Nga. Trong tiếng Nga, tên đầy đủ của ông là Ио́сиф Виссарио́нович Ста́лин, được chuyển tự là Iosif Vissarionovich Stalin. Tên ông cũng được viết là Xtalin trong tiếng Việt hoặc Xít Ta Lin.

Năm 1901, Stalin được bầu vào thành ủy Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga ở Tiflis (tên cũ của Tbilisi).

Từ năm 1902 cho đến năm 1913 Stalin bị bắt tất cả 7 lần, nhiều lần bị đày sang Xibia, trong đó 5 lần vượt ngục. Trong Cách mạng Nga (1905), ông chiến đấu cho phe Bolshevik.
Tháng 1 năm 1912, trong Hội nghị toàn Nga lần VI của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Stalin đã được cử vắng mặt vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Năm 1917, Cách mạng Tháng Hai thắng lợi ở Nga, Nga hoàng Nikolai II thoái vị, chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ. Theo lệnh của Chính phủ lâm thời, các tù nhân chính trị được phóng thích và Stalin trở về thủ đô Sankt-Peterburg. Tháng 2 năm 1917, Stalin được bổ sung vào Chủ tịch đoàn Ban Chấp hành trung ương Đảng và vào Ban biên tập báo Sự thật.

Tháng 7 năm 1917, Stalin được bầu làm ủy viên Bộ chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng.

Trong những ngày Cách mạng Tháng Mười năm 1917, Stalin là ủy viên của cơ quan quân sự cách mạng do Trung ương Đảng thành lập để lãnh đạo khởi nghĩa.

Sau Cách mạng Tháng Mười Stalin giữ chức ủy viên nhân dân Bộ Dân tộc (Bộ trưởng Bộ Dân tộc) trong Hội đồng ủy viên nhân dân (Chính phủ cách mạng) do Vladimir Ilyich Lenin đứng đầu.

Stalin là ủy viên Hội đồng quân sự cách mạng trong thời gian nội chiến và chống sự can thiệp quân sự của nước ngoài.

Từ năm 1920, giữa Stalin, Vorosilov, Tukhachevsky xảy ra bất hòa. Trong chiến tranh Nga-Ba Lan, Tukhachevsky là người có trách nhiệm chỉ huy lực lượng Hồng quân tiến công Warsaw, và Hồng quân đã thất bại tại cửa ngõ Warsaw. Sau sự kiện này, Stalin phê phán Tukhachevsky là một viên tướng không có tài. Tuy nhiên, theo Tukhachevsky, lỗi là của Stalin và Vorosilov: dù Tukhachevsky đã yêu cầu hai ông đem kỵ binh để giúp đỡ lực lượng Hồng quân, nhưng hai ông đã không làm theo, vì thế Hồng quân chuốc lấy chiến bại. Trong khi quan hệ giữa Stalin và Vorosilov ngày càng được thắt chặt, không có ai giải quyết bất hòa giữa họ với Tukhachevsky cả.

Tháng 4 năm 1922, Stalin được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng và giữ chức vụ đó cho đến khi mất. Theo ghi nhận của Lev Davidovich Trotsky, Lenin đã viết bản Di chúc với mong muốn Stalin sẽ mất chức Tổng bí thư, và những người khác sẽ cắt đứt tất cả những quan hệ cá nhân cũng như quan hệ đồng chí với ông. Trotsky cũng viết: "không có một câu trả lời chính xác cho câu hỏi: Cuộc đấu tranh phát triển như thể nào nếu Lê-nin còn sống? Lê-nin sẽ không thể nào kiềm chế được kẻ thù là những tên công chức bảo thủ hám danh và chính sách của Stalin đang, điều đó được thể hiện trong hàng loạt bức thư, bài báo, và đề nghị của Lê-nin trước khi chết." Tuy nhiên, sau khi lãnh tụ Lenin qua đời năm 1924, giới lãnh đạo Liên Xô tỏ ra băn khoăn không biết ai sẽ là lãnh đạo của Đảng, đồng thời là của toàn thể Liên bang Xô viết. Lúc đó, có vài người ra ứng cử chức lãnh đạo Liên Xô, bao gồm Stalin cùng với L.D. Trotsky, G. E. Zinoviev và L.B. Kamenhev. Các ứng cử viên khác không mấy tỏ ra lo sợ đối với Stalin. Thế nhưng, ít lâu sau khi Lenin mất (1927), Stalin cáo buộc Kamenhev và Zinoviev tội phản bội lại cuộc cách mạng của nhân dân Liên Xô mà đuổi cổ họ ra khỏi đảng. Còn một ứng cử viên nữa là Trotsky: nhân vật này bị trục xuất khỏi Liên Xô, ở nước ngoài cho tới khi trở thành nạn nhân của một vụ ám sát. Với những sự kiện trên, Stalin trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Liên Xô.

Trong thời gian lãnh đạo của Stalin, Liên Xô chuyển từ một nước lạc hậu thành một siêu cường thế giới với tiềm lực công nghiệp và quân sự khổng lồ. Trong thi phú, ông được ca nợi như "Stalin sâu thăm thẳm hơn đại dương, cao vòi vọi hơn Himalaya, sáng rực rỡ hơn mặt trời". Chính ông là người đã xóa bỏ chế độ tem phiếu lương thực vào năm 1935, nên được nhiều người biết ơn. Những sự kiện như khởi công xây tuyến đường xe điện ngầm tại thành phố Moskva, hay ban bố Hiến pháp của Liên bang Xô viết đều diễn ra dưới chế độ Stalin. Bên cạnh đó, để đạt được những mục tiêu của mình, Stalin sử dụng các phương pháp điều hành cứng rắn, bao gồm cả khủng bố nhà nước trong thời kỳ đại thanh trừng, theo ước tính từ tháng 08/1937 đến tháng 10/1938

II. Chiến tranh thế giới thứ hai

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ông giữ chức tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên Xô và chủ tịch Uỷ ban Quốc phòng Nhà nước; nguyên soái (1943), đại nguyên soái (1945). Có người cho rằng khi Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra, Stalin trở nên bất ngờ và không có tinh thần trong những ngày đầu của cuộc chiến. Tuy nhiên, không lâu sau đó ông đã lấy lại được tinh thần và kêu gọi nhân dân Liên Xô đánh đuổi Đức Quốc Xã ra khỏi bờ cõi nước nhà.

Dưới sự lãnh đạo của Stalin và Đảng Cộng sản Liên Xô, quân và dân Liên Xô đã đánh bại phát xít Đức trong cuộc Chiến tranh Xô-Đức (1941 - 1945), đánh bại đế quốc Nhật Bản và giải phóng nhiều nước ở Trung Âu và Đông Âu thoát khỏi chủ nghĩa phát xít. Cuộc giải phóng này dẫn đến việc hệ thống xã hội chủ nghĩa được thành lập.

Trong thời chiến, Stalin cùng Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt (từ tháng 4 năm 1945 là Harry Truman) thành lập Mặt trận Đồng minh chống phe Trục.

III. Thời hậu chiến

Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, dưới sự lãnh đạo của Stalin và Đảng Cộng sản Liên Xô, kinh tế, xã hội đất nước được khôi phục. Cũng trong thời gian này, bom nguyên tử và bom khinh khí được chế tạo thành công ở Liên Xô. Liên Xô trở thành một cường quốc theo chủ nghĩa Cộng sản, đủ sức đối đầu với Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh.

Ngày 1 tháng 3 năm 1953, sau khi ăn tối với Bộ trưởng bộ nội vụ Lavrenty Pavlovich Beria và ba thủ tướng tương lai Georgi Maximilianovich Malenkov, Nikolai Alexandrovich Bulganin và Nikita Sergeyevich Khrushchev ở Moskva, Stalin ngã quỵ xuống ở trong phòng, ông chắc đã bị tai biến mạch máu não làm liệt bên phải của ông. Tuy các cận vệ lấy làm lạ ông không thức dậy như thường lệ vào hôm sau, nhưng họ đang có lệnh không được quấy rầy ông, cho nên cái chết của ông không được khám phá ra cho đến tối hôm đó. Bốn ngày sau, Stalin qua đời ngày 5 tháng 3 năm 1953, hưởng thọ 74, và chôn ngày 9 tháng 3. Lý do chính thức của cái chết là chảy máu não (Có thông tin rằng Stalin bị đầu độc[cần dẫn nguồn]). Thi hài ông được giữ trong Lăng Lenin đến ngày 31 tháng 10 năm 1961. Theo quá trình phi Stalin hóa, thi hài của ông bị mang ra khỏi lăng và chôn bên cạnh tường điện Kremlin.

IV. Cống hiến

Iosif Vissarionovich Stalin được xem là một trong những nhà chính trị mâu thuẫn nhất vào thế kỷ XX. Ông được xem là người có những cống hiến to lớn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Liên Bang Xô Viết. Trong cuộc thăm dò ý kiến của 40 triệu người Nga vào năm 2008, ông đã được bình chọn là nhân vật vĩ đại thứ 3 trong lịch sử Nga, sau Đại công tước Aleksandr Yaroslavich Nevsky và Thủ tướng Pyotr Arkadyevich Stolypin. Được coi là một nhà lãnh đạo lỗi lạc, thời gian ông cầm quyền gắn liền với giai đoạn 1930 – 1940, một giai đoạn lớn mạnh trong lịch sử Liên Xô. Trong thời gian đó, nền văn hoá, âm nhạc, văn học,… của Liên Xô giành được nhiều thành tựu lớn lao. Không những thế, ông còn là nhân vật đóng vai trò không nhỏ trong cuộc kháng chiến của Liên Xô chống phát xít.

Bản thân Thủ tướng Winston Churchill của Anh - một người trên thực tế có ác cảm lớn với Liên Xô - cũng phải thừa nhận:

“ Một hạnh phúc lớn lao đối với nước Nga là trong những năm thử thách khổng lồ, đất nước này được thiên tài, tướng quân sắt đá Stalin lãnh đạo. Ông ấy là nhân vật kiệt xuất nhất, bao trùm lên cái thời nhiều biến động mà cuộc đời ông ấy đã trôi qua.

Stalin là con người nhiệt huyết phi thường và ý chí không gì bẻ gẫy nổi, cứng rắn, khốc liệt trong trò chuyện, người mà ngay cả tôi, kẻ được giáo dục tại nghị viện Anh, cũng không có gì cưỡng lại được. Stalin trước hết có một óc hài hước phong phú, khả năng thâu nhận những ý tưởng một cách chuẩn xác. Sức mạnh này trở nên vĩ đại ở Stalin đến nỗi ông ấy là người độc nhất vô nhị giữa những nhà lãnh đạo quốc gia mọi thời và mọi nơi.

Stalin đã gây cho chúng tôi một ấn tượng kỳ vĩ. Ông ấy có trí anh minh sâu sắc, tư duy hợp lý, không bao giờ biết hoảng loạn. Ông ấy là một nghệ nhân bất khả chiến bại trong những khoảnh khắc khó khăn kiếm tìm lối thoát từ những tình huống tuyệt vọng nhất. Ông ấy là một nhân vật rất phức tạp.

Ông ấy xây dựng và thuần hoá một đế chế mênh mông. Đó là người biết tiêu diệt kẻ thù của mình bằng chính kẻ thù của mình... Lịch sử, dân tộc không bao giờ quên lãng những người như thế
—Winston Churchill

Cho đến thời nay, di sản của Stalin vẫn chưa phai. Ông được Gennady Zyuganov - Chủ tịch Đảng Cộng sản Nga - so sánh với “Những nhân vật vĩ đại nhất của thời kỳ Phục hưng”.

Theo phát ngôn viên hội đồng thành phố Oryol Olga Patenkova, các nhà lập pháp nơi đây đã thông qua một bản kiến nghị vào ngày 31 tháng 3, nội dung yêu cầu lập lại các hình ảnh của Iosif Vissarionovich Stalin.

Theo tờ Izvestia số ra ngày 14 tháng 4:

“ Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng… thúc đẩy chúng tôi ủng hộ những lời kêu gọi khôi phục lẽ công bằng của lịch sử, tôn trọng vai trò lịch sử của tổng tư lệnh Stalin
—Olga Patenkova

V. Sai lầm

Bên cạnh đó, ông bị lên án vì những chính sách sai lầm và tệ sùng bái cá nhân. Một bộ phận người Nga đã tố cáo những sai lầm cá nhân của Stalin, và xem đó là nguyên nhân khiến tổn thất của nhân dân Xô viết hết sức lớn lao trong những năm chiến tranh. Một số nhà báo còn đi tới chỗ đặt dấu bằng giữa Stalin và Hitler.

Tổng thống Nga Dmitry Anatolyevich Medvedev viết trên blog của mình sáng 30 tháng 10, 2009, nhân dịp nước Nga kỷ niệm "Ngày Tưởng nhớ Ðàn áp Chính trị," phóng viên nhật báo Ba Lan, Gzeta Wyborcza, tại Moskva đưa tin. "Tôi tin rằng, tưởng nhớ về bi kịch của dân tộc cũng thiêng liêng như tưởng nhớ về chiến thắng. Không có lý do gì để biện giải cho sự đàn áp chính trị." Medvedev viết rằng:

Chúng ta chỉ cần nghĩ - hàng triệu người đã chết vì khủng bố cùng những cáo buộc dối trá. Cho đến ngày hôm nay, có thể thấy, những tổn thất to lớn trên được biện minh bằng những mục đích cao hơn của nhà nước. Tôi tin rằng, không có sự phát triển, sự thành công, và tham vọng nào của đất nước, có thể đạt được bằng cái giá của bi kịch và mất mát. Không gì có thể được đặt trên giá trị cuộc sống con người. Và không bất cứ sự biện minh nào cho sự đàn áp chính trị (là có thể chấp nhận được).

Quy mô của khủng bố, theo như Medvedev nhắc nhở, là "không thể tưởng tượng nổi." "Nó đã đánh vào tất cả các dân tộc của đất nước, hủy diệt mọi tầng lớp xã hội, hàng triệu người bị thiệt mạng." Ðề cập đến ủy ban chống lại sự bóp méo lịch sử, được thành lập gần đó, và trực thuộc Văn phòng Tổng thống, Medvedev giải thích rằng, sự dối trá về quá khứ không chỉ là "sự cố gắng sửa lại kết cục chiến tranh." Dối trá lịch sử, còn là sự cố gắng tìm cách "biện minh cho những kẻ đã giết hại đồng bào mình, những gì đang được người ta thực hiện nhân danh công lý lịch sử."

Vào ngày Nga kỷ niệm hàng triệu người bị sát hại dưới chế độ độc tài của Stalin (1920 - 1953), blog này được đưa lên. Bên cạnh đó, một sử gia nghiên cứu về những tội ác của lãnh tụ Stalin từng bị bắt giữ.

Báo Công an Nhân dân thì ghi nhận:

...không cam chịu bẽ bàng, những lực lượng thù địch lại còn muốn tung ra vô số những nhận định bịa đặt để hạ thấp vai trò và tầm cỡ của lãnh tụ Stalin. Thí dụ, theo họ, ngỡ như do lỗi của Stalin mà Moskva đã bị bất ngờ trước cuộc tấn công của nước Đức phát xít ngày 22/6/1941. Thực ra, đó là những luận điểm hoàn toàn mang tính vu cáo.
Olga Ulianova - cháu gái của cựu lãnh đạo Lenin - không cho rằng bác của bà là người chịu trách nhiệm với những chính sách sai lầm của chế độ Cộng sản Liên Xô. Bà nói:
Sai lầm lớn nhất là người ta bóp méo và ngụy tạo học thuyết của Lenin. Người đầu tiên làm như vậy là Stalin.



ST
 
Nói về vai trò của Xtalin thì em có rất nhiều tài liệu... tốt nhiều mà ngược lại cũng bao la.. Và những tài liệu này hầu như được viết tại thời điểm mà Xtalin còn sống. Bây giờ có 1 bài viết của 1 giáo sư tại 1 trường Đại Học Maxtcova đi nghiên cứu mô hình xã hội chủ nghĩa mà Xtalin xây dựng..và cuối cùng Ông đã đi đến 1 kết luận "toát mồ hôi" đó là " thực chất chính quyền Xô Viết là 1 nhà nước Phong kiến" eo, em đọc tác phẩm này mà mồ hôi chảy ròng ròng..hì hì
 
Nói về vai trò của Xtalin thì em có rất nhiều tài liệu... tốt nhiều mà ngược lại cũng bao la.. Và những tài liệu này hầu như được viết tại thời điểm mà Xtalin còn sống. Bây giờ có 1 bài viết của 1 giáo sư tại 1 trường Đại Học Maxtcova đi nghiên cứu mô hình xã hội chủ nghĩa mà Xtalin xây dựng..và cuối cùng Ông đã đi đến 1 kết luận "toát mồ hôi" đó là " thực chất chính quyền Xô Viết là 1 nhà nước Phong kiến" eo, em đọc tác phẩm này mà mồ hôi chảy ròng ròng..hì hì

Ông giáo sư ấy nói về Soviet đúng đấy
 
Nói về vai trò của Xtalin thì em có rất nhiều tài liệu... tốt nhiều mà ngược lại cũng bao la.. Và những tài liệu này hầu như được viết tại thời điểm mà Xtalin còn sống. Bây giờ có 1 bài viết của 1 giáo sư tại 1 trường Đại Học Maxtcova đi nghiên cứu mô hình xã hội chủ nghĩa mà Xtalin xây dựng..và cuối cùng Ông đã đi đến 1 kết luận "toát mồ hôi" đó là " thực chất chính quyền Xô Viết là 1 nhà nước Phong kiến" eo, em đọc tác phẩm này mà mồ hôi chảy ròng ròng..hì hì
mình cũng đã nghe nhìu về việc chỉ trích Xtalin bởi những sai lầm của ông. Thông tin bạn cung cấp mình thấy hấp dẫn. Bạn đưa thêm ra một số dẫn chứng để chứng minh về nhận định của vị giáo sư trên đi. Mình muốn biết quá à.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top