Hướng dẫn gợi ý trả lời các câu hỏi trong bài thơ “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương, sách giáo khoa Ngữ văn 6 - Cánh Diều. Việc soạn bài “Về thăm mẹ” chi tiết, đầy đủ sẽ giúp các bạn có cái nhìn rộng rơn, hiểu hơn về tác phẩm, mở rộng thêm nhiều vốn kiến thức.
Chúng ta cùng nhau soạn bài “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương nhé!
Soạn bài “Về thăm mẹ” - Cánh Diều
Phần 1: Chuẩn bị - Soạn văn 6 “Về thăm mẹ”
Trước khi vào phần đọc hiểu văn bản “Về thăm mẹ”, chúng ta cùng nhau trả lời một số câu hỏi sau:
Câu 1: Đọc trước bài thơ Về thăm mẹ tìm hiểu thêm về tác giả Đinh Nam Khương
Trả lời:
Tìm hiểu về tác giả:
- Đinh Nam Khương sinh năm 1949,
- Quê quán: Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội.
- Chức danh: Ông là phó chủ tịch Hội Đông y Mỹ Đức, Hà Nội, hội viên Hội nhà văn Việt nam, hiện sinh sống và làm việc tại Hà Nội.
Giải thưởng:
Giải A cuộc thi thơ 1981-1982 - Báo Văn nghệ
Tặng thưởng bài thơ hay nhất 1992 - Báo Văn nghệ Quân đội
Tặng thưởng chùm thơ hay nhất 2001 - Báo Văn nghệ
Giải B cuộc thi thơ Lục bát 2002-2003.
Câu 2: Hãy tưởng tượng em đang trên đường trở về nhà để gặp lại người thân sau một chuyến đi xa. Cảm xúc, suy nghĩ trong em lúc đó như thế nào?
Trả lời
Hãy tưởng tượng em đang trên đường trở về nhà để gặp lại người thân sau một chuyến đi xa. Cảm xúc, suy nghĩ trong em lúc đó rất hồi hộp mong chờ giây phút gặp mặt họ.
Phần 2: Đọc hiểu – Soạn “Về thăm mẹ” hay nhất
Câu 1: Từ nhan đề bài thơ và tranh minh họa, hãy đoán xem người trong tranh là ai. Tâm trạng của người đó như thế nào?
Trả lời
Người trong tranh là người con đang ngồi buồn bã ngắm nhìn khung cảnh ngôi nhà sau một thời gian đi xa
Câu 2: Chú ý thể thơ, chỉ ra vần, nhịp, hình ảnh trong bài thơ
Trả lời
-Thể thơ: Lục bát
- Nhịp thơ: 4/2, 4/4
- Vần:
+ Chữ thứ 6 của câu 6 vần với chữ thứ 6 câu 8
+ Chữ thứ 8 của câu 8 vần với chữ thứ 6 câu 6
Câu 3: Dấu ba chấm trong dòng thơ ở khổ cuối có tác dụng gì?
Trả lời
Dấu ba chấm trong dòng thơ cuối thể hiện cảm xúc nghẹn ngào không nói thành lời của tác giả.
Phần 3: Câu hỏi cuối bài – Soạn bài “Về thăm mẹ” – Đinh Nam Khương
Câu 1. Bài thơ là lời của ai? Thể hiện cảm xúc về ai? Cảm xúc như thế nào? (Đối chiếu với dự đoán ban đầu của em để xác nhận hoặc điều chỉnh).
Trả lời
Bài thơ là lời của người con. Thể hiện cảm xúc về mẹ.
Cảm xúc nghẹn ngào, nhớ thương mẹ hiền sau bao ngày đi xa
Câu 2. Cảnh vật quanh ngôi nhà của người mẹ hiện lên với những hình ảnh nào? Những hình ảnh ấy đã giúp tác giả thể hiện được tình cảm gì?
Trả lời:
Hình ảnh ngôi nhà của mẹ hiện ra đơn sơ, mộc mạc và rất đỗi thân thương với chum tương đã đậy, chiếc nón mê cũ, cái áo tơi qua bao buổi cày bừa đã ngắn ngủn, đàn gà con vào ra quanh cái nơm hỏng vành…
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ ở khổ thơ thứ hai và chỉ ra tác dụng của biện pháp ấy.
Trả lời
Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ:" nón mê", " áo tơi" cho hình ảnh người mẹ lam lũ
Câu 4. Điều gì làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn...”?
Trả lời
Người con nghẹn ngào vì:
-Vì người con cảm nhận được tình yêu thương của mẹ khi nhìn thấy trái chín trên cây mẹ vẫn để phần.
- Vì người con nhận thấy sự tảo tần của mẹ khi mọi vật trong nhà đều do bàn tay mẹ vun vén, xếp đặt, chăm chút.
- Vì người con hiểu ra bao nỗi nhọc nhằn của mẹ khi nhìn thây chiếc nón mê tàn, cái áo tơi cũ mòn đã cùng mẹ lặn lội qua bao mưa nắng
Câu 5. Nhận xét cách gieo vần lục bát trong câu: “Áo tơi qua buổi cày bừa / Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm.".
Trả lời
Cách gieo vần: "Áo tơi qua buổi cày bừa / Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm.".
Trong cặp lục bát trên có sự đối xứng nhau trong các thanh ở các tiếng 2,4,6. Câu lục là B – T – B “tơi- buổi- bừa”; câu bát là B – T – B – B “còn- củn- hờ- rơm"
Câu 6. Hình dung và tái hiện lại cảnh người con về thăm ngôi nhà của mẹ trong bài thơ bằng cách vẽ tranh minh hoạ hoặc miêu tả bằng lời văn.
Trả lời
Các em tự vẽ tranh hoặc có thể miêu tả:
Vào một chiều mùa đông, tôi trở về thăm nhà của mình sau những ngày học tập nơi xa. Về đến nhà tôi không thấy khói từ bếp, có lẽ mẹ tôi vắng nhà. Tôi bèn ngồi thơ thẩn trước hiên nhà đi ra đi vào ngóng mẹ về. Chợt trời đổ mưa lớn. Cạnh hiện nhà, chum nước mẹ đã đậy. Mưa rơi làm ướt cái nón mê, ướt cả cái áo tơi ngắn của mẹ khoác hờ người rơm.
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau soạn bài “Về thăm mẹ” (Cánh Diều – Ngữ văn 6) của nhà thơ Đinh Nam Khương. Qua phần soạn này, chúng ta có thể thấy đây là một bài thơ hay, đầy ý nghĩa đó là lời của người con thể hiện cảm xúc về mẹ. Đó chính là cảm xúc nghẹn ngào, nhớ thương mẹ hiền sau bao ngày đi xa.
Hi vọng với phần soạn này sẽ giúp cho quý thầy cô và các bạn có thêm những kiến thức mới mẻ trong việc dạy và học tác phẩm “Về thăm mẹ”.
Trần Ngọc
Chúng ta cùng nhau soạn bài “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương nhé!
Soạn bài “Về thăm mẹ” - Cánh Diều
Phần 1: Chuẩn bị - Soạn văn 6 “Về thăm mẹ”
Trước khi vào phần đọc hiểu văn bản “Về thăm mẹ”, chúng ta cùng nhau trả lời một số câu hỏi sau:
Câu 1: Đọc trước bài thơ Về thăm mẹ tìm hiểu thêm về tác giả Đinh Nam Khương
Trả lời:
Tìm hiểu về tác giả:
- Đinh Nam Khương sinh năm 1949,
- Quê quán: Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội.
- Chức danh: Ông là phó chủ tịch Hội Đông y Mỹ Đức, Hà Nội, hội viên Hội nhà văn Việt nam, hiện sinh sống và làm việc tại Hà Nội.
Giải thưởng:
Giải A cuộc thi thơ 1981-1982 - Báo Văn nghệ
Tặng thưởng bài thơ hay nhất 1992 - Báo Văn nghệ Quân đội
Tặng thưởng chùm thơ hay nhất 2001 - Báo Văn nghệ
Giải B cuộc thi thơ Lục bát 2002-2003.
Câu 2: Hãy tưởng tượng em đang trên đường trở về nhà để gặp lại người thân sau một chuyến đi xa. Cảm xúc, suy nghĩ trong em lúc đó như thế nào?
Trả lời
Hãy tưởng tượng em đang trên đường trở về nhà để gặp lại người thân sau một chuyến đi xa. Cảm xúc, suy nghĩ trong em lúc đó rất hồi hộp mong chờ giây phút gặp mặt họ.
Phần 2: Đọc hiểu – Soạn “Về thăm mẹ” hay nhất
Câu 1: Từ nhan đề bài thơ và tranh minh họa, hãy đoán xem người trong tranh là ai. Tâm trạng của người đó như thế nào?
Trả lời
Người trong tranh là người con đang ngồi buồn bã ngắm nhìn khung cảnh ngôi nhà sau một thời gian đi xa
Câu 2: Chú ý thể thơ, chỉ ra vần, nhịp, hình ảnh trong bài thơ
Trả lời
-Thể thơ: Lục bát
- Nhịp thơ: 4/2, 4/4
- Vần:
+ Chữ thứ 6 của câu 6 vần với chữ thứ 6 câu 8
+ Chữ thứ 8 của câu 8 vần với chữ thứ 6 câu 6
Câu 3: Dấu ba chấm trong dòng thơ ở khổ cuối có tác dụng gì?
Trả lời
Dấu ba chấm trong dòng thơ cuối thể hiện cảm xúc nghẹn ngào không nói thành lời của tác giả.
Phần 3: Câu hỏi cuối bài – Soạn bài “Về thăm mẹ” – Đinh Nam Khương
Câu 1. Bài thơ là lời của ai? Thể hiện cảm xúc về ai? Cảm xúc như thế nào? (Đối chiếu với dự đoán ban đầu của em để xác nhận hoặc điều chỉnh).
Trả lời
Bài thơ là lời của người con. Thể hiện cảm xúc về mẹ.
Cảm xúc nghẹn ngào, nhớ thương mẹ hiền sau bao ngày đi xa
Câu 2. Cảnh vật quanh ngôi nhà của người mẹ hiện lên với những hình ảnh nào? Những hình ảnh ấy đã giúp tác giả thể hiện được tình cảm gì?
Trả lời:
Hình ảnh ngôi nhà của mẹ hiện ra đơn sơ, mộc mạc và rất đỗi thân thương với chum tương đã đậy, chiếc nón mê cũ, cái áo tơi qua bao buổi cày bừa đã ngắn ngủn, đàn gà con vào ra quanh cái nơm hỏng vành…
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ ở khổ thơ thứ hai và chỉ ra tác dụng của biện pháp ấy.
Trả lời
Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ:" nón mê", " áo tơi" cho hình ảnh người mẹ lam lũ
Câu 4. Điều gì làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn...”?
Trả lời
Người con nghẹn ngào vì:
-Vì người con cảm nhận được tình yêu thương của mẹ khi nhìn thấy trái chín trên cây mẹ vẫn để phần.
- Vì người con nhận thấy sự tảo tần của mẹ khi mọi vật trong nhà đều do bàn tay mẹ vun vén, xếp đặt, chăm chút.
- Vì người con hiểu ra bao nỗi nhọc nhằn của mẹ khi nhìn thây chiếc nón mê tàn, cái áo tơi cũ mòn đã cùng mẹ lặn lội qua bao mưa nắng
Câu 5. Nhận xét cách gieo vần lục bát trong câu: “Áo tơi qua buổi cày bừa / Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm.".
Trả lời
Cách gieo vần: "Áo tơi qua buổi cày bừa / Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm.".
Trong cặp lục bát trên có sự đối xứng nhau trong các thanh ở các tiếng 2,4,6. Câu lục là B – T – B “tơi- buổi- bừa”; câu bát là B – T – B – B “còn- củn- hờ- rơm"
Câu 6. Hình dung và tái hiện lại cảnh người con về thăm ngôi nhà của mẹ trong bài thơ bằng cách vẽ tranh minh hoạ hoặc miêu tả bằng lời văn.
Trả lời
Các em tự vẽ tranh hoặc có thể miêu tả:
Vào một chiều mùa đông, tôi trở về thăm nhà của mình sau những ngày học tập nơi xa. Về đến nhà tôi không thấy khói từ bếp, có lẽ mẹ tôi vắng nhà. Tôi bèn ngồi thơ thẩn trước hiên nhà đi ra đi vào ngóng mẹ về. Chợt trời đổ mưa lớn. Cạnh hiện nhà, chum nước mẹ đã đậy. Mưa rơi làm ướt cái nón mê, ướt cả cái áo tơi ngắn của mẹ khoác hờ người rơm.
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau soạn bài “Về thăm mẹ” (Cánh Diều – Ngữ văn 6) của nhà thơ Đinh Nam Khương. Qua phần soạn này, chúng ta có thể thấy đây là một bài thơ hay, đầy ý nghĩa đó là lời của người con thể hiện cảm xúc về mẹ. Đó chính là cảm xúc nghẹn ngào, nhớ thương mẹ hiền sau bao ngày đi xa.
Hi vọng với phần soạn này sẽ giúp cho quý thầy cô và các bạn có thêm những kiến thức mới mẻ trong việc dạy và học tác phẩm “Về thăm mẹ”.
Trần Ngọc
Sửa lần cuối: