• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.
Soạn bài Phò giá về kinh để thấy niềm tự hào dân tộc với những chiến tích vang dội và khát khao cháy bỏng được hòa bình, thịnh trị cho đất nước. Bài thơ ngắn gọn nhưng truyền tải những giá trị sâu sắc cho mãi thế hệ hôm nay và sau này. Sen Biển sẽ cùng các em soạn bài Phò giá về kinh lớp 7 của tác giả Trần Quang Khải nhé.

I. Tìm hiểu chung để soạn bài Phò giá về kinh

1. Tác giả


-Trần Quang Khải (1241-1294) được nhắc đến là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông.

- Ông được lưu truyền sử sách là một võ tướng xuất chúng, được phong Thượng tướng, ông có công lớn trong cả hai cuộc chiến chống Mông – Nguyên (1284-1285; 1287-1288), với hai chiến thắng lớn ở Hàm Tử và Chương Dương mà lịch sử đã lưu danh ông.

2. Tác phẩm

- Bài thơ có tên Phò giá về kinh hay Tụng giá hoàn kinh sư, Giá hoàn kinh sư, Tòng giá hoàn kinh, Tụng giá hoàn kinh sứ.

- Bài thơ Phò giá về kinh được sáng tác khi Trần Quang Khải đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về kinh đô Thăng Long sau chiến thắng vang dội của Chương Dương, Hàm Tử và sự kiện giải phóng kinh đô năm 1285.

- Phiên âm:

Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu trí lực,
Vạn cổ thử giang san.


- Bố cục: chia thành 2 đoạn

+ Hai câu đầu: Thể hiện những chiến công lừng lẫy với hào khí sục sôi

+ Hai câu cuối: Khát vọng tự do, hoà bình, thịnh trị cho đất nước

soan_bai_pho_gia_ve_kinh1.jpg


II. Soạn bài Phò giá về kinh chi tiết

Câu 1 (trang 68 sgk ngữ văn 7 tập 1):


Nhận dạng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt trong bài Tụng giá hoàn kinh sư về số chữ, số câu, cách hiệp vần?

- Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt được thể hiện trong bài:

+ Cả bài thơ có 4 câu

+ Mỗi câu thơ có 5 từ

+ Hiệp vần: Các chữ cuối của câu 2 và 4 hiệp vần với nhau (quan và san)

Câu 2 (trang 68 sgk ngữ văn 7 tập 1):

Tìm ra sự khác nhau về nội dung trong hai câu đầu và hai câu sau của Phò giá về kinh? Nhận xét cách biểu cảm và biểu ý bài thơ.

- Hai câu thơ đầu: Thể hiện tinh thần hào khí trong chiến thắng vang dội đáng tự hào của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên xâm lược.

Hai câu thơ đầu tác giả đã đảo thứ tự thời gian khi đề cập về các chiến thắng tạo nên nét đặc sắc cho hai câu thơ dù ngắn gọn nhưng giàu sức gợi tả. Tác giả đề cập đến chiến thắng vô cùng quan trọng giải phóng kinh thành Thăng Long mà tác giả cũng góp phần công sức của mình vào đó.

+ Hai chiến thắng vang dội có sự tham gia của tác giả: chiến thắng Hàm Tử và chiến thắng Chương Dương.

+ Tác giả dùng động từ mạnh “cầm”, “đoạt” diễn tả tinh thần và sức mạnh hào hùng của dân và quân ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.

- Hai câu thơ sau: Khát vọng muôn đời thái bình, độc lập:

+ Đây như lời động viên để xây dựng và phát triển đất nước vững mạnh hơn trong cảnh thái bình

+ Khẳng định một lần nữa sự thịnh trị, bền vững của đất nước

+ Và hẳn nhiên đó không chỉ là khát vọng của một cá nhân mà là quyết tâm của toàn thể dân tộc.

⇒ Tụng giá hoàn kinh sư mang đến cảm hứng tự hào, hào sảng, đầy kiêu hãnh trước những chiến thắng vang dội, lẫy lừng trước kẻ thù xâm lược. Luôn giữ vững niềm tin và khát vọng về một dân tộc thịnh trị, thái bình. Bài thơ là khúc ca hùng tráng, cao đẹp của cả dân tộc.

Câu 3 (trang 68 sgk ngữ văn 7 tập 1):

Cách biểu ý và biểu cảm bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam có giống nhau không?

Điểm giống nhau:

+ Ta đều cảm nhận được ở hai bài thơ đều cất lên tiếng lòng đầy hào khí của dân tộc, của đất nước

+ Khẳng định tuyệt đối lòng tự tôn, chủ quyền độc lập dân tộc

+ Giọng điệu đanh thép, đầy hào hùng

- Điểm khác nhau:

+ Nam Quốc sơn hà: Tác giả Lý Thường Kiệt sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

+ Phò giá về kinh: Tác giả sử dụng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.

III. Kết luận soạn bài Phò giá về kinh

1. Giá trị nội dung


- Khí thế hào hùng chiến thắng, niềm tự hào dân tộc thời Trần

- Thể hiện niềm khát vọng về một đất nước thịnh trị, thái bình

- Sự sáng suốt, tinh anh của vị lãnh đạo cầm quân lo việc nước, việc dân

2. Giá trị nghệ thuật

- Cách diễn đạt cô đọng, ngắn gọn, súc tích, chất chứa cảm xúc vào trong ý tưởng

- Giọng điệu hân hoan, sảng khoái, tự hào

- Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc


Sau khi đọc xong bài viết soạn bài phò giá về kinh Sen Biển hi vọng các em sẽ nắm vững các kiến thức để tiếp cận bài thơ một cách tốt nhất. Cảm ơn các em đã luôn ủng hộ vnkienthuc.com
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top